Thursday, September 29, 2011

Chính sách của TQ về biển Đông, “già néo đứt dây”?



Nguyễn Hoàng Hà - Việc chính phủ Việt Nam hơn 30 năm liên tục bền bỉ đàm phán với Trung quốc về lãnh thổ và lãnh hải với Trung quốc nhưng về lãnh thổ thì đã thành công, đôi bên đã ký được thỏa thuận bền vững,
các cột mốc biên giới đã được xác định và đổ bê tông chắc chắn nhưng về chủ quyền lãnh hải và biển thì vẫn giậm chân tại chỗ và có xu thế thụt lùi. Người ta đặt câu hỏi là vì sao về lãnh thổ đất liền thì hai bên ký kết được mà lãnh hải và đảo biển thì lại không thành. Có mấy lý do như sau:

1- Với lãnh thổ đất liền thì hầu như những vùng biện giới hai nước đã không có khoáng sản và phần lớn nếu có đều nằm sâu trong lãnh thổ Việt nam ít nhất như than đá cũng phải từ Mông dương, Cẩm phả và thành phố Hạ long hay Hoành bồ, Thái nguyên  v.v…những địa dư này cách xa biên giới ít nhất cũng là 500 km đến 1000 km.

2- Về đất liền thì phần lớn những vùng biên giới lại địa lý đồi núi khó tiến quân và đời nào Trung quốc khi xua quân xâm lấn cũng bị đánh trả ác liệt và đều thua. Đây là khu vực khó gặm cho nên Trung quốc đã thấy rõ về bộ binh Trung quốc không thể thực hiện được ý đồ xâm chiếm lãnh thổ nên sau khi thấy những gì mình mong muốn đã có phần nào được đáp ứng không thể đòi hơn, Trung quốc đã hài lòng hạ bút để ký kết để tập trung vào vấn đề biển và hải đảo.

3- Trước những năm 1960 trở về trước, biển Đông hầu như chưa được thăm dò nên Trung quốc rất thờ ơ với vấn đề này, mặt khác hải quân và không quân Trung quốc còn rất yếu nên nếu có ý đồ bành trướng Trung quốc cũng phải kiên nhẫn chờ đợi cơ hội.

Nhưng bắt đầu từ năm 1964 trở đi,tình báo Trung quốc đánh hơi thấy khu vực biển Đông chứa đựng nhiều dầu khí và tài nguyên khoáng sản qua việc họ đã các tập đoàn Hoa kỳ bắt đầu thăm dò dầu hỏa tại biển phía nam Việt Nam nhất là khu vực Đà nẵng ra.

Sau năm 1970 trong khi Việt Nam hai miền trong trạng thái chiến tranh ác liệt thì Trung quốc đã khẩn trương lợi dụng tình huống này và cho tầu chiến, tầu giả dạng tầu đánh cá ra khu vực các đảo Hoàng sa và Trường sa và biển Đông để thăm dò và họ đã thấy rõ đây là khu vực qua thăm dò Trung quốc thấy chứa nhiều dầu khí và tài nguyên quan trọng mà Trung quốc không có. Cho nên, khi bị quân lực Việt Nam Cộng hòa ngăn chặn thì họ đã dùng lực lượng quân sự lớn để chiếm cứ và đã gây ra cuộc chiến đổ máu đau đớn cho người Việt tại đây và sau đó họ cũng đã gây ra tương tự với quân đội nhân dân Việt Nam.

Hàng trăm người con Việt Nam yêu nước kể cả hai phía đã ngã xuống vì đảo biển thân yêu của Tổ quốc. và thể hiện rõ ý đồ bành trướng xâm chiếm đảo biển. Vì thế việc tập trung số tiền khổng lồ hàng trăm tỷ đô-la cho phát triển hải quân chỉ trong 20 năm (từ 1968-đến 2008) đã làm thế giới phải giật mình.

Ngày nay ai cũng biết, Hoa kỳ đôi lúc đã bị Trung quốc đưa ra các chiêu lừa phỉnh như ký kết thông cáo chung Thượng hải, họ tự nhận phần đem quân đánh các tỉnh biên giới phía Bắc và xúi giục Khơ-me đỏ tấn công biên giới Tây nam Việt Nam và sẵn sàng thí mạng hàng vạn mạng lính để đổi lấy được Hoa kỳ dành quyền tối huệ quốc buốn bán vào Mỹ.

Từ đó, kinh tế Trung quốc như nhầy đồng thăng thiên. Đây chính là lúc họ có thừa kinh tế đểtăng cường hải quân và không quân cho ý đồ bánh trước biển Đông đã vạch sẵn từ lâu. Từ chiếm đóng Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, Trung quốc bắt đầu học thuyết đường lưỡi bò và để thực hiện ý đồ và tham vọng lớn này những năm sau này ngân sách tăng lên gấp 10 lần thì đến đây Hoa kỳ và Nhật bản cũng như nhiều quốc gia khác mới giật mình choáng váng. Trung quốc định làm một việc lớn đã rồi và như để mọi người khi nhận ra thì như đã quá muộn. Đúng là chiêu tuyệt kỵ của cha ông họ nay lại được đem ra dùng, chắc mẩn thành công chăng?

Sự sai lầm lớn nhất của Trung quốc trên con đường tràn xuống phía nam biển Đông lại chính là Việt Nam.

Nếu nói quan hệ xấu đi khó khôi phục giữa Trung quốc và Việt Nam là vì hiện nay Việt Nam không còn có bất kỳ một lý do gì để tin vào sự thiện chí dù là rất nhỏ nhoi nhất của phía Trung quốc nữa.  Phía Việt Nam càng ngày càng thấy rõ quyết tâm chiếmbiển Đông của người bạn bất hảo Trung quốc. Nay ai cũng thấy rõ chiến thuật đàm phán song phương với Việt Nam và Philipine chỉ là binh pháp câu giờ, chờ ngày hành động. Và khi Việt Nam đã làm hết sức mình cho việc đàm phán trên tinh thần hữu nghị và hợp tác với Trung quốc theo tinh thần đống chí “mười mấy chữ vàng và khẩu hiệu mấy cái tốt” ba chục năm dòng đã không thành công mà hệ quả tồi tệ lại càng lớn lên đi đôi với sức mạnh quân sự của Trung quốc.

Phía Trung quốc ngay mấy tháng vừa qua, họ vẫn cho rằng với quan hệ sẵn có với Việt Nam, họ có thể lợi dụng các công lao viện trợ kinh tế quân sự để buộc Việt nam phải có sự nhân nhượng khi tiềm năng quân sự của họ đã đến mức phớt lờ Hoa kỳ và các nước trên thế giới và khu vực Đông nam Á và coi thường sức mạnh quân sự của quốc gia này. Trong con mắt của Trung quốc, Việt Nam chỉ là những đội quân chân đất thời những năm 1975 và chuyện cho tầu chiến giả dạng tầu đánh cá ra cắt cáp của tầu thăm dò biển của Việt Nam không gặp sự phản ứng dung tầm thì họ càng thêm cao ngạo, coi thường “ người đồng chí hàng xóm” của mình nên đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi không chịu đàm phán dù đã có lợi được phần mồi ngon lớn hơn theo tinh thần cùng khai thác biển Đông mà Việt nam có khả năng chấp nhận.

Nhưng con sư tử không bao giờ muốn chịu bỏ mồi ngon. Họ muốn ăn tất cả và không chịu nhượng dù là phần rất nhỏ. Họ cho rằng biển Đông và cả những vùng thuộc lãnh hải Việt nam cũng là của họ. Với họ, tất cả được quyết định trong tay kẻ mạnh. Họ cho rằng Hoa kỳ và các nước đã quá muộn để  mà ngăn cản bước đi bành trướng chiếm biển Đông của họ. Sự ngã mạn này chính là họ đánh giá quá thấp về khả năng phòng vệ của Việt Nam.

Việt nam không còn hy vọng gì ở khẩu hiệu hữu nghị và thiện chí của Trung quốc và không còn cách nào khác là phải chăm lo tân trang mua sắm vũ khí để bảo vệ lãnh hải, biển và cả lãnh thổ của mình trước một đến quốc Trung hoa mới.

Các cuộc đàm phán tốn thời gian tiền của đã trở thành vô ích và Việt nam nay đã thấy đó là binh pháp câu giờ để mài dao trảm thầu những ai giám ngăn họ bành trước xâm chiếm biển Đông. Nhưng họ đâu có biết, thời gian đó Việt nam cũng đã tranh thủ để sắm lá chắn bảo vệ mình và cũng mài dao trảm thầu Trung quốc nếu xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ của mình. Giờ Trung quốc bắt đầu thấy rõ những sai lầm của thái độ cao ngạo, đó là:

1- Việt Nam ngoài việc đã có thời gian chuẩn bị đầy đủ khung pháp lý về chủ quyền lãnh hải của mình về Hoàng sa và Trường sa. Chính phủ Việt Nam đã phát động rầm rộ toàn dân nhất là các nhà sử học, các nhà khoa học  giầu lòng yêu nước sưu tầm các tài liệu chứng cứ lịch sử chủ quyền của Việt Nam về đề tài này. Nhũng tài liệu chứng cứ đó thừa sức cho thế giới biết chủ quyền không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng sa và Trường sa và lãnh hải rộng lớn đãcó từ bao thế kỷ về biển Đông.

2- Việt Nam biết thế dụng binh pháp tạo cha ông từ xưa là coi trọng tuyến phòng thủ ven biển, biến nó thành pháo đài bất khả xâm phạm. Đó là Việt Nam đã có các loại pháo bờ biển các tầm ngắn, Trung và cả tầm xa. Nhưng quan trong nhất đó là Việt Nam đã mua sắm các loại hỏa tiễn hiện đại nhất, các tầm để hạ tầu chiến của đối phương trên biển và thừa sức với tới cả hang ổ mà nó xuất phát.

Như báo chí Trung quốc  và báo chí quốc tế đã đăng tải, Trung quốc nay rất tức giận khi biết rằng sự lừa phỉnh đã không thành và Việt nam nay đã thể hiện rõ binh pháp mền dẻo nhưng cương quyết của mình cho việc bảo vệ chủ quyền và lanhxhair Việt Nam như đã nói ở  trên. Và hôm qua, 27 tháng 9 năm 2011 đồng loạt báo chí Trung quốc và quốc tế đã đăng tin “Việt Nam tìm mua thêm vũ khí từ Cộng hòa Séc và Ấn Độ ”.

Như báo Pháp và BBC cũng như báo Trung quốc đăng tải thì trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam đang tăng tốc độ tìm mua thêm vũ khí. Theo ghi nhận của chuyên gia quốc phòng Robert Karniol trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 26/09/2011, ngoài nguồn cung cấp truyền thống là Nga, Việt Nam đã đặt mua thêm thiết bị quân sự từ Tiệp. Báo chí Ấn Độ hồi tuần trước cũng tiết lộ tin Việt Nam sẵn sàng mua loại tên lửa hiện đại Brahmos.

Cũng theo bài báo trên tờ The Straits Times, cho đến gần đây, công cuộc hiện đại hóa lực lượng vũ trang Việt Nam được biết là bao gồm các tàu ngầm lớp Kilo của Nga, chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKK và loại thủy phi cơ Series DHC-6 400 dùng để tuần tra trên biển. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đặt mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn Extra của Israel và vào tháng trước, một tàu chiến Gepard thứ hai của Nga đã được chính thức tiếp nhận.Bên cạnh đó, có hai đơn đặt hàng mới với Cộng hòa Séc chưa được công bố. Vào năm ngoái, Quân đội Việt Nam đã tiếp nhận ba dàn radar Vera thụ động tinh vi của Tiệp, sau khi Washington bãi bỏ quyết định cấm Praha bán thiết bị này cho Việt Nam.Và trong một vài tháng gần đây, Cộng hòa Séc đã nâng cấp Prague chặn việc bán hàng, và trong vòng vài tháng qua, CH Séc đã giúp Việt Nam nâng cấp một loạt hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ việc sử dụng ký hiệu thông thông thường, lên thành dùng kỹ thuật số. Hệ thống radar Vera thay thế ba dàn radar thụ động Kolchuga của Ukraina mà Việt Nam đã bỏ ý định mua sau khi ba dàn đặt mua trước đó đã làm cho Việt Nam hoàn toàn thất vọng vì hiệu năng kém cỏi.Hiện nay, theo chuyên gia Karniol, Hà Nội đang đàm phán để mua 12 vận tải cơ tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc.

Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện cho lực lượng Việt Nam đồn trú trên các vị trí tại quần đảo Trường Sa.Ngoài việc tìm mua vũ khí từ Tiệp, quân đội Việt Nam cũng chú ý đến nguồn cung cấp từ Ấn Độ. Theo tờ báo Ấn The Asian Age, số ra ngày 20/09 vừa qua, Tập đoàn liên doanh Ấn – Nga BrahMos Aerospace chuẩn bị bán cho Việt Nam loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do tập đoàn này chế tạo.Đây là loại hỏa tiễn được đánh giá là loại bay nhanh nhất thế giới hiện nay, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, tầu thủy, phi cơ hay từ dàn phóng di động trên đất liền. Brahmos có thể được coi là vũ khí chống chống hạm rất hữu hiệu, vì có thể mang theo đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn gần 300km, tốc độ gấp 3 lần âm thanh.

Thậm chí, Tập đoàn Brahmos đang tìm cách nâng tốc độ tên lửa này lên thành Mach 5-7, tức là bay nhanh hơn tốc độ âm thanh từ 5 đến 7 lần.

Theo nguồn tin trên, có cả chục quốc gia – ngoài Nga và Ấn Độ – xếp hàng đặt mua loại tên lửa này từ khi công việc sản xuất khởi sự vào năm 2006. Việt Nam thuộc diện “quốc gia thân thiện” nên có thể được mua loại vũ khí này. Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài đầu tiên có loại vũ khí tối tân này. Một nguồn thạo tin xác định: « Các hợp đồng mua tên lửa BrahMos có giá trị to lớn trong việc nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội Việt Nam ».

Có thể nói việc Việt Nam liên tục tổ chức thành công các hội nghị quốc tế về biển Đông vừa qua đã làm cho Trung quốc bị cô lập chưa từng thấy và nếu Việt Nam thực hiện việc làm trên đây cùng với chính sách quốc tế hóa vấn đề biển Đông, tăng cường hợp tác chiến lược vốn sẵn có với Ấn độ và nâng cao quan hệ Việt Mỹ, Việt Nhật và các quốc gia khác trong khối Asian thì chắc chắn biển Đông sẽ bị khóa một khi Trung quốc gây hấn. Trung quốc sẽ bị phong tỏa không thể giẫy giụa chứ đừng nói là làm mưa gió như họ dự tính. Dải đất chữ S sẽ là cánh cung lửa thiêu hủy tầu chiến của Trung quốc đó là điều chắc chắn. Một Bạch Đằng Giang lớn thời hiện đại lại sẽ có thể được xảy ra tại Vịnh Bắc bộ? Điều này không ai hiểu rõ hơn là nhà cầm quyền bành trướng Trung quốc.

“Gìa néo đứt dây”, không biết trong thành ngữ củaTrung quốc có câu này không nhưng ở Việt nam thì người Việt đã hay nói câu này mỗi khi ai đó cố tình làm điều gì quá đáng, vượt sức chịu đựng của người khác và không nghĩ đến hậu quả của nó. Giờ Trung quốc khó mà có thể làm cho người Việt nam còn chút lòng tin tưởng nào nữa khi mà con dao mã tấu được mài sắc để sau lưng đã lộ ra. Người Việt nam không thể tin vào lời mật ngọt có tẩm thuốc bả chuột cho vào rượu mao đài của nhà cầm quyền Trung quốc được. Chắc chắn uống vào ai cũng biết là sẽ chết.

Biển Đông đã nổi sóng lừng và hạm đội khủng của Trung quốc và các tuần dương hạm có thể tự tung, tự tác ung dung vào biển Đông để khai thác dầu khí được không hay là làm mồi cho cá?  San hô Hoàng sa và Trường sa chắc sẽ có cơ hội để phát triển khi mà các xác tầu này chìm ở đây.

Người Việt Nam thật tuyệt vời khi đã chọn Ấn độ làm người bạn đồng hành và đã biết bắt chặt tay thân thiết với tất cả bạn bè trên thế giới ngay cả khi xưa đã có một thời là kẻ thù của nhau. Lấy tình hòa hiếu để xây nghĩa bền lâu là đạo lý của dân tộc này và cũng sẵn sang chấp nhận hy sinh để bảo vệ đất nước một khi kẻ thù xâm phạm đến.

Ngày 27 tháng 9 năm 2011.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

No comments:

Post a Comment