BẮC KINH (TH) -Báo chính do nhà cầm
quyền kiểm soát ở Bắc Kinh liên tiếp đưa ra các lời đe dọa nhắm vào sự
hợp tác dò tìm và khai thác dầu khí trên Biển Ðông giữa Việt Nam và Ấn
Ðộ.
Bản tin mới nhất của tờ Nhân Dân
nhật báo hôm Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011 đả kích rằng dự án hợp tác giữa
một công ty Ấn Ðộ với công ty của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền lãnh
thổ Trung Quốc.
Tuần
trước, hai báo Anh ngữ khác của Bắc Kinh đã đưa ra những lời đe dọa và
cảnh cáo Trung Quốc sẽ sử dụng mọi phương tiện để bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, hàm ý sử dụng quân sự.
Bài
viết trên tờ Nhân Dân nhật báo đe dọa là dự án dò tìm dầu khí Ấn-Việt
có nguy cơ làm tổn hao mối quan hệ của họ với đối tác thương mại chính
yếu. Tuần trước thì đe dọa quân sự, tuần này thì đe dọa trừng phạt kinh
tế vì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa, nguyên liệu
và sản phẩm kỹ nghệ của Trung Quốc.
Năm
2010, Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc được $6.5 tỉ USD, theo thống
kê chính thức, trong khi Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam tới $20 tỉ
USD. Ðó là chưa kể một lượng hàng khổng lồ từ thực phẩm, quần áo, máy
móc điện tử được nhập cảng lậu dọc theo biên giới hai nước, ngập tràn
chợ búa Việt Nam từ thành thị đến thôn quê.
Bài
viết của tờ Nhân Dân nói rằng nếu Việt Nam và Ấn Ðộ theo đuổi hợp tác
dò tìm ở khu vực tranh chấp sẽ làm hại mối quan hệ với Trung Quốc cũng
như “gây mất ổn định, phát triển kinh tế ôn hòa của toàn thể khu vực
biển Nam Trung Hoa, những cái hại sẽ vượt quá cái lợi.”
Tuần
trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh, Hồng Lỗi, cảnh cáo dự án
hợp tác nào nếu không được Trung Quốc chấp thuận là “bất hợp pháp và
không hiệu quả,” dù không nêu đích danh nước nào.
Báo
Ấn Ðộ thuật theo nguồn tin ngoại giao của họ cho hay nhà cầm quyền Hà
Nội hậu thuẫn cho dự án hợp tác giữa công ty dầu khí ONGC Videsh của Ấn
Ðộ với Petro Việt Nam.
Thứ
Sáu tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Lương Thanh
Nghị, tuyên bố rằng: “Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với
các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200
hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị.”
Biển
Ðông, theo một số ước lượng, có một trữ lượng dầu khí quan trọng dưới
lòng biển, Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần hết khu vực
dù họ chỉ là nước nằm ở phía Bắc. Vùng biển này, ngoài tài nguyên hải
sản phong phú, còn là thủy lộ quan trọng trên thế giới.
Trước sự đe dọa của Bắc Kinh, các nước trong khu vực đều cố gắng tăng cường khả năng quân sự để tự vệ.
“Bắc
Kinh sợ rằng nếu để các nước khác quá tích cực và bất cứ hành động
chiếm đóng hay dò tìm khai thác nào cũng sẽ được coi như chứng cứ để
thương thuyết sau này.” Kinh Ðông Nguyên (Jingdong Yuan), chuyên viên về
Biển Ðông tại trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Quốc Tế của Ðại Học Sydney,
Úc, nhận định. (TN)
No comments:
Post a Comment