NHỚ TRẦN DẦN
Ông khóc những người bay không có chân trời
Tôi khóc ông
Nước mắt ta là giọt máu hồng
Nhỏ cùng nhân thế
Nhỏ vào vũ trụ
Vẽ chân trời
Thành trái tim chung
Ông khóc những người bay không có chân trời
Tôi khóc ông
Nước mắt ta là giọt máu hồng
Nhỏ cùng nhân thế
Nhỏ vào vũ trụ
Vẽ chân trời
Thành trái tim chung
Nguyễn Thanh Giang
Trong
buổi tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Những ngã tư và những ngọn đèn” của
Trần Dần tổ chức ngày 16 tháng 6 năm 2011 tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở
Hà Nội, nhà thơ, dịch giả Dương Tường đã tâm sự: Ở Việt Nam, nếu có một
người xứng đáng được nhận giải Nobel thì người đó là Trần Dần. Theo
Dương Tường: “Trần Dần là một người khổng lồ, không dưới 30 tập thơ, ba
tiểu thuyết, không kể những bản thảo bị mối mọt hay thất lạc … Còn phải
nhiều năm nữa người ta mới đánh giá được kho tàng văn học do Trần Dần để
lại”. Theo Dương Thụ thì ngoài “Người người lớp lớp” Trần Dần còn có
sáu tiểu thuyết nữa.
Nói chung, người
ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có
thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị.
Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
Người coi sáng tạo là lẽ sống
Có thể ghi nhận những vần thơ trích trong trường ca “Hãy đi mãi” sau đây là tuyên ngôn sống của Trần Dần:
“Tôi chửa có khi nào quên táo bạo
chửa khi nào quên hát
…….. quên đau .
Tôi yêu đất mẹ đây —
……. có cỏ hoa làm chứng
Tôi yêu chủ nghĩa này
……. cờ đỏ cãi cho tôi .
Nhưng
…… chẳng thể rúc kèn củ rích ,
vác loa mồm kêu :
…… “Hiện tại rất thiên đường !”
Không !
Thiên đường chúng ta
……. là nối đuôi nhau
……. vô tận triệu Thiên đường .
Ði mãi
…… chẳng bao giờ thỏa .
Tôi có thể mắc nhiều
…… tội lỗi,
chẳng bao giờ quá ngu đi
……. mắc tội: nằm !
Han rỉ
……. khác gì cái chết ?
Chết con tim chẳng còn dám đau thương .
Chết khối óc
……….. chẳng còn dám nghĩ !
Nếu
….. tôi chửa đến ngày thổ huyết
phổi tôi còn xâu xé mãi
………….. lời thơ .
Tôi có thể mặc thây
…………. ngàn tiếng chửi tục tằn
trừ tiếng chửi : —
………..”Sống không sáng tạo !”
chửa khi nào quên hát
…….. quên đau .
Tôi yêu đất mẹ đây —
……. có cỏ hoa làm chứng
Tôi yêu chủ nghĩa này
……. cờ đỏ cãi cho tôi .
Nhưng
…… chẳng thể rúc kèn củ rích ,
vác loa mồm kêu :
…… “Hiện tại rất thiên đường !”
Không !
Thiên đường chúng ta
……. là nối đuôi nhau
……. vô tận triệu Thiên đường .
Ði mãi
…… chẳng bao giờ thỏa .
Tôi có thể mắc nhiều
…… tội lỗi,
chẳng bao giờ quá ngu đi
……. mắc tội: nằm !
Han rỉ
……. khác gì cái chết ?
Chết con tim chẳng còn dám đau thương .
Chết khối óc
……….. chẳng còn dám nghĩ !
Nếu
….. tôi chửa đến ngày thổ huyết
phổi tôi còn xâu xé mãi
………….. lời thơ .
Tôi có thể mặc thây
…………. ngàn tiếng chửi tục tằn
trừ tiếng chửi : —
………..”Sống không sáng tạo !”
………
Tôi vẫn nâng chiếc đầu lâu
…………… nặng nề sáng tạo
như
…. nâng một viễn vọng đài
…………… nặng nề sáng tạo
như
…. nâng một viễn vọng đài
Và trong trường ca “Đây, Việt Bắc”:
“Hãy thù ghét
mọi ao tù
nơi thân ta rữa mục
mọi thói quen nếp-nghĩ mù loà!
Hãy sống như
những con tàu
phải lòng
muôn hải lý
mỗi ngày
bỏ sau lưng
nghìn hải-cảng-mưa-buồn!”
mọi ao tù
nơi thân ta rữa mục
mọi thói quen nếp-nghĩ mù loà!
Hãy sống như
những con tàu
phải lòng
muôn hải lý
mỗi ngày
bỏ sau lưng
nghìn hải-cảng-mưa-buồn!”
Tư duy sáng tạo đánh vật trong con người Trần Dần làm ông không thể chấp nhận hạnh phúc đương thời: “Thôi
đi những hạnh phúc – quần đùi may sẵn! giầy dép – đóng sẵn! Số? Cỡ?
Hạnh phúc chẳng mua ở công ti-may mặc-sẵn? những si lip sách chẳng
vừa…cóoc sê jáo khoa ca mà thịt hở ” (Sổ thơ kể kệ 1976).
Ông cam đoan: “Chết đi, tôi vẫn mất ngủ” (Sổ bụi 1988), cho nên đã mắng mỏ: “Họ cứ vu oan mặt trời ngủ” (sổ bụi 1986).
Ông nhìn thấy niềm khắc khoải sáng tạo cả nơi con chim rừng Việt Bắc:
“Chính
chiếc nôi Việt Bắc
bế bồng ta
qua
tất cả
tháng năm đầy lửa
nuôi ta
nuôi cách mạng lớn khôn
Ta bầu bạn
củ khoai môn
nương sắn
Bạn
con chim mất ngủ
rừng già…”
(Đây Việt Bắc)
Và ông kiêu căng, tự hào, vững tin ở thành quả sáng tạo của mình:
“Anh mới đấm lên trời
dăm quả đấm
bây giờ anh
ngồi
chết
một gian buồng
bốn bức tường
nó giữ chịt người
anh
để giáo dục anh về nhiều chuyện
và chuyện yêu
- là chuyện chúng mình…
Em đọc kỹ
trang thơ này nhé
Em đếm xem
bao chữ
bao vần
cũng tựa bao đêm
em ngắm sao trời
em đã thấy
một vì sao
ngất ngưởng
vì – sao – anh
nó chuyển bến bên trời
đuôi nó cháy – đúng là
vì sao dữ
Anh cho phép
em khóc nhiều
khóc nữa
Em ơi
tình yêu em
không có tuổi bao giờ
mươi thế kỷ
vì sao
anh
vẫn cháy…
dăm quả đấm
bây giờ anh
ngồi
chết
một gian buồng
bốn bức tường
nó giữ chịt người
anh
để giáo dục anh về nhiều chuyện
và chuyện yêu
- là chuyện chúng mình…
Em đọc kỹ
trang thơ này nhé
Em đếm xem
bao chữ
bao vần
cũng tựa bao đêm
em ngắm sao trời
em đã thấy
một vì sao
ngất ngưởng
vì – sao – anh
nó chuyển bến bên trời
đuôi nó cháy – đúng là
vì sao dữ
Anh cho phép
em khóc nhiều
khóc nữa
Em ơi
tình yêu em
không có tuổi bao giờ
mươi thế kỷ
vì sao
anh
vẫn cháy…
(Tình yêu)
Dương Tường từng khẳng định Trần Dần là nhà cách tân thơ số một của Việt Nam. Ông giải thich:
“Suốt
một thời gian dài, thơ Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Thơ Mới. Người
đầu tiên tạo nên một vết cắt, đưa thơ Việt Nam ra khỏi quỹ đạo đó là nhà
thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng Nguyễn Đình Thi không đi hết con đường của
mình. Còn Trần Dần, từ những ảnh hưởng của Maiakovski, ông chuyển sang
viết Jờ Joạcx, Mùa sạch… với những cuộc tìm kiếm không ngừng
đến cái mới. Thơ Trần Dần đầy chuyển động, không bao giờ lặp lại chính
mình, nhưng vẫn giữ nguyên cái cốt cách Trần Dần”.
Trần Dần từng kêu gọi “Phải
chôn Thơ Mới” ….”phải viết khác đi, phải cách tân, phải quên những
thành tựu của tiền chiến để sáng tạo nên những thành tựu mới, phải cướp
được độc giả của tiền chiến”…
“Tệ” hơn, ông còn đòi “chôn” cả Nguyễn Du: “Với tôi, Du (Nguyễn Du), Hương (Hồ Xuân Hương), Khiêm (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Quát (Cao Bá Quát)
hay Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương là thầy. Nhưng học trò phải “chôn”
thầy. Thơ nay hầu như vẫn đặt nghĩa. Tôi đặt thơ là chữ. Con chữ nó làm
nghĩa. “Mai sau dù có bao giờ” là con chữ “Chữ tài liền với chữ tai một
vần” là đặt nghĩa”. Bởi vì, ông tuyên bố: “Tôi đã leo nhiều ngõ cụt cổ điển” (Sổ bụi 1979). Ông đòi hỏi nhà văn phải là: “Kẻ viết? đạp đổ chân trời?xổng xích các chân mây?” (Sổ bụi – 1985).
Bộ sách
Trần Dần ghi 1954-1960 gồm ba quyển: quyển một là những suy nghĩ về
sáng tạo, quyển hai chụp lại thời kỳ đấu tố với những hình ảnh khủng
khiếp kinh hoàng, quyển ba viết về cuộc sống con người trong những năm
bị cầm tù.
Trong quyển một, có những dòng sau:
- Người Sáng tạo là đại biểu cho Tương lai. Nên hắn mâu thuẫn rất mạnh với Hiện tại.
-
Người Sáng tạo chỉ làm chủ được ở Tương lai. Còn ở Hiện tại, hắn phải
chịu như là thua, nhường cho những kẻ tầm thường khác làm chủ.
- Nếu có chịu được búa rìu của thành kiến mới có thể làm người sáng tạo được. Phải có dạ lim trí sắt.
- Phải có gan đứng lên trên dư luận, chửi mắng, mưa bão. Phải biết đạp mưa xéo gió. Phải phá vỡ cái luân-lý-hiện-hành, những nguyên tắc tục lệ hiện nay đang làm chủ. Đó là bỏ cái ba lô của hiện tại, mới có thể xốc tới tương lai.
- Số phận người sáng tạo bao giờ cũng phải chịu hiểu lầm, chịu những sấm sét của cái cũ nó phản công. Vì người sáng tạo là kẻ thù không đợi trời chung của cái cũ. Mà cái cũ nó không chịu chết ngay, nó nhiều kế độc, hại ngầm và hại ra mặt.
Điều kiện tiên quyết để sáng tạo: Tự do
Năm
1946, chàng trai Trần Dần 20 tuổi đã dắt một bạn gái du ngoạn Huế. Sau
42 năm mưa dập gió vùi, tháng 5 năm 1988 ông mới có dịp trở lại Huế cùng
Phùng Quán – người vừa cùng ông được “trở lại” Hội Nhà Văn Việt Nam –
Hai nhà thơ ghé thăm Hội Văn Nghệ tỉnh, gặp gỡ gần 100 nghệ sĩ và trí
thức đang công tác tại Huế. Trong buổi này, trả lời câu hỏi “Anh quan
niệm thế nào về đổi mới hiện nay?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Dần đã nói: “Theo
tôi, đổi mới là tạo nên sáng tạo. Phải để cho các thế hệ tự do sáng
tạo. Nếu nói Trần-Dần-Giá-Trị, đấy phải là Giá-Trị-Tự-Do”.
Tự do với Trần Dần là giá trị, là ý nguyện, là bản thể. Đến nỗi cảm thấy Quả Đất này với ông thật chật chội: “Tôi chẳng phải tù binh quả đất” (Sổ bụi 1979), vì ông nghĩ rằng: “Tôi chôn rau ở tận trời sao. (Sổ thơ 1973).
Trong nhật ký ngày 20/12/54 của Trần Dần người ta đọc được những dòng sau: ” Cơ
quan văn nghệ chưa có gì thay đổi. Vẫn những tư tưởng: “coi rẻ lao động
nghệ thuật”, “đơn giản coi văn nghệ bộ đội là bộ đội”, không tin văn
nghệ”. Vẫn những chính sách gò bó, mệnh lệnh và máy móc “quân sự hoá văn
nghệ”. Đời tôi chìm chết trong chính sách này, cũng như những anh em
khác. Khó lắm. Nhưng tôi nghe nhiều tiếng cất lên. Phản đối. Bàn cãi.
Mỉa mai. Và cả chửi bới. Cái đó có nghiã là tiếng trống báo tử của những
tư tưởng và chính sách áp chế văn nghệ bộ đội. …”.
Đầu
tháng 10 năm 1954, Trần Dần được cử đi Trung Quốc 2 tháng để viết bản
thuyết minh cho phim “Chiến thắng Ðiện Biên Phủ”. Phụ trách đoàn là một
cán bộ chính trị. Vì ý thức tổ chức, lúc đầu Trần Dần rất phục tùng
người cán bộ chính trị khi dự thảo thuyết minh, và hoàn toàn theo sát
những vấn đề chính trị sẽ đặt ra khi thuyết minh. Nhưng rồi, khi ông cán
bộ công nông lập trường macxit thô bạo “tối hậu quyết định cả từng câu
chữ” thì Trần Dần bỏ mặc, nhường cả phần “văn chương” cho đồng chí cán
bộ kia. Những dòng nhật ký trên ghi lại sự búc bối sau chuyến đi đó.
Trần Dần phàn nàn: “ Có
thể nói ngày nay trong văn chương chúng ta có lắm điều giả tạo (có thể
nói đạo đức giả). Văn chương viết theo hình thức, mẫu mực sẵn có, đơn
giản hóa và ấu trĩ. Các nhà văn đóng khung sẵn và bắt buộc sự thật phải
đi vào khung ấy”.
Ông đòi hỏi: “Trách
nhiệm cao cả của nhà văn là tôn trọng chân lý. Đó là tiêu chuẩn cao cả
để đánh giá nhà văn và tác phẩm. Tôn trọng chân lý là bổn phận, là trách
nhiệm, là căn bản, là phương pháp của nhà văn trong công việc của họ”.
Ông nã súng liên tục vào sự “bóp gò sự thực vào chính sách”:
“… Sự thực lớn gấp triệu triệu lần bất cứ chỉ thị, lý luận nào… Nếu như sự thực ngược lại chính sách chỉ thị, thì phải viết sự thực chứ không phải là bóp gò sự thực vào chính sách. Không bao giờ được biến chính sách, chỉ thị thành định kiến “đinh ninh”… “… Người viết chỉ viết do thôi thúc của thực tế. Những
chân lý lớn, nhỏ, anh ta tự giác thấy ở cuộc sống, ở quân đội. Không
phải viết để vừa lòng Tuyên huấn, vừa lòng cấp trên. Để có cái danh phục
vụ kịp thời. Một triệu lần, không có mùi mè giác ngộ, phục vụ gì
cả! Cái áo không thể che được mùi thối trong ruột. Cách mạng không cần
những người vỗ tay hoan hô nhắm mắt. Những anh hót ca chính sách. Thậm
chí những anh “thày cúng chính sách”, leng keng bóp méo, nghèo nàn…”.
Ông ráo riết quảng bá:
“Tôi nghe người ta nói đừng viết cuộc sống telle qu’elle est (cuộc sống như nó đang diễn ra) mà phải viết la vie telle qu’elle doit être! (cuộc sống như nó phải được diễn ra) - Tôi
lại hiểu rằng: viết cuộc sống telle qu’elle est tức là viết cuộc
sống telle qu’elle doit être.- Tôi hiểu rằng không có gì đẹp hơn, không
có gì cao cả hơn, không có gì cộng sản hơn là: Sự Thực không tô điểm, Sự
Thực trần truồng. Và cũng không có gì xấu hơn, không có gì yếu ớt hơn,
phi cộng sản hơn là Sự Thực tô điểm, Sự Thực mặc áo hồng, áo xanh, áo
hoa. Tôi nói rằng, dù áo hoa đó thích hợp, dù sự tô điểm đó là tô theo
phương hướng thực của cuộc sống thực, thì cái áo đó và sự tô điểm đó vẫn
cứ là không đáng tán thành. Cuộc sống cởi truồng, nó có ý nghĩa như
những sự tô điểm và những bộ áo đẹp và lý tưởng nhất. Màu da của cuộc
đời toute nue, đó là tất cả các bộ áo của trần gian rồi] (trích những dòng ghi từ 16/9 đến 1/10/54, trang 43-48).
Còn
phải thấy rằng, không phải đến dưới ách chuyên chính vô sản con người
tự do trong Trần Dần mới thấy ngột ngạt. Trong bài thơ đầu tay viết
trước cách mạng Tháng Tám Trần Dần đã thấy “Những ngọn đèn mờ trên phố lạnh”, đã thấy “núi Cô Sơn hờn tuế nguyệt”.
Bài thơ có tên “Hồn xanh kỳ dị”: “Ta
từ biển vắng về đây mộng/ Gặp lúc Thăng Long lụi ánh đèn/ Những ngọn
đèn mờ trên phố lạnh/ Đời đương yên giấc biết ai tìm?/ Ôi kẻ xa chơi lẻ
trúc đình/ Quê nhà ai khóc? Lệ ai xanh?/ Hồn em mây chở về đâu nhỉ?/ Có
gặp buồn trong cuộc lữ trình/ Kìa núi Cô Sơn hờn tuế nguyệt/ Kìa vầng
trăng héo nẻo ra đi/ Nửa đêm trở giấc trong phòng lạnh/ Chợt thấy hồn
xanh đến dị kỳ”.
Và rồi Trần Dần đã cùng Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương thành lập nhóm thơ tượng trưng “Dạ đài” với
tuyên ngôn 16-11-1946: “Chúng tôi – một đoàn thất thố – đã đầu thai
nhằm lúc sao mờ…Chúng tôi đã sống, sống hết cả những hình thức dương
trần, đã đau khổ hết cả những mối sầu vui nhân loại. Thế cho nên chúng
tôi – thi sĩ tượng trưng – chúng tôi có nói cũng chỉ là nói cái tâm
trạng của thời nhân, của những thời nhân đã có ngày cô độc…”
Tháng 2 năm 1955 Trần Dần viết bản “Đề nghị Chính sách Văn nghệ”. Với sự góp ý của Tử Phác, Đỗ Nhuận, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Hoàng Tích Linh.
Bản
Đề nghị dài 12 trang đánh máy nêu các yêu cầu tự do sáng tác, trả quyền
lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ, thủ tiêu hệ thống chính trị viên
trong các đoàn văn công quân đội, sửa đổi chính sách văn nghệ trong quân
đội ….
Ban đầu đã có nhiều ý kiến
thuận. Một vài cán bộ cao cấp trong quân đội như Lê Liêm, Lê Quang Đạo,
Trần Độ đã ủng hộ nhưng ông tướng Nguyễn Chí Thanh – Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị – bỗng vung đại đao sát thủ: “Tinh thần bản đề nghị
này chính là một thứ tư tưởng tự do của tư sản. Nó chứng tỏ tư tưởng tư
sản đã bắt đầu tấn công vào các đồng chí!”.
Thế
là Trần Dần đành xin xuất ngũ, xin bỏ Đảng để được đạp qua những quy
định của sự kỳ thị độc ác về thành phần giai cấp, về lý lịch gia đình,
để sống chết với tự do ái tình, để cứ thế mà xăm xăm yêu và sống với Bùi
thị Ngọc Khuê, một người con gái con nhà tư sản. … Hơn thế nữa, còn đi
đạo. “Tệ hại hơn”, còn bỏ thiên đường XHCN, theo địch vào Nam.
… Thế là, ông kêu gọi dấn thân vươn tới tự do dù quằn quại xót đau:
“Ðừng ngại mây che từng cây số buồn rầu!
Ðừng ngại mở trong lòng vài khung cửa nhớ…
Ðừng ngại mở trong lòng vài khung cửa nhớ…
Thì hãy lấy mùi soa đêm chùi đôi mắt khổ
Hơn là mỏi răng nhai ràu rạu vỉa hè”…
Hơn là mỏi răng nhai ràu rạu vỉa hè”…
… Thế là, ông vật vã hành xác, sám hối cùng tự do:
“Tôi vẫn thế! Vết nhăn bổ dọc trán…
Tôi có gì đau?
Đau có vì gì?
Tôi có gì đau?
Đau có vì gì?
Ai bảo tôi cách nào thoát khỏi chấn song tôi?….
Lậy tất cả! Tha cho tôi
Cả những lỗi tôi làm
Cả những lỗi người khác phạm
Tha cho tôi. Tôi không đánh vỡ gì cả
Tôi chỉ đánh vỡ của mọi người một mảnh sống: đời tôi”
(Đường Cùng – Tập thơ Cổng Tỉnh)
Lậy tất cả! Tha cho tôi
Cả những lỗi tôi làm
Cả những lỗi người khác phạm
Tha cho tôi. Tôi không đánh vỡ gì cả
Tôi chỉ đánh vỡ của mọi người một mảnh sống: đời tôi”
(Đường Cùng – Tập thơ Cổng Tỉnh)
Trong cơn vật vã, ông nhìn thấy
“Ai mửa sao đêm đầy các ngõ
để hầm hập bồ hôi
cơn sốt phố về đêm?”
(1959)
Và,
xin hãy đọc lại bài thơ “ Nhất định thắng”. Ở đấy đâu chỉ có cái điệp
khúc than thở: Bước đi không thấy phố, không thấy nhà mà là lời kêu gọi
thiết tha xả thân đấu tranh không chỉ cho Thống nhất, Độc lập mà là Dân
chủ. Dân chủ với Tự do. Dân chủ để được Tự do.
“….. thành phố
….. thôn quê
Ðói no lành rách
Người đang vui
Người sống đang buồn
Tất cả !
…. Ra đường !
Ði !
…. hàng đoàn
…. hàng đoàn
Ðòi lấy tương lai :
HÒA BÌNH
…. THỐNG NHẤT
………….. ÐỘC LẬP
……………………DÂN CHỦ
Ðó là tim
…. là máu đời mình
Là cơm áo ! Là ái tình
Nhất định thắng”.
….. thôn quê
Ðói no lành rách
Người đang vui
Người sống đang buồn
Tất cả !
…. Ra đường !
Ði !
…. hàng đoàn
…. hàng đoàn
Ðòi lấy tương lai :
HÒA BÌNH
…. THỐNG NHẤT
………….. ÐỘC LẬP
……………………DÂN CHỦ
Ðó là tim
…. là máu đời mình
Là cơm áo ! Là ái tình
Nhất định thắng”.
Mục
tiêu cao cả và thiêng liêng như vậy nhưng năm 1956 khi bài thơ “Nhất
định thắng” in trong “Giai Phẩm” thì Trần Dần đang bị giam ở Việt Bắc.Tờ
tạp chí bị tịch thu ngaỵ Trần Dần bị gọi về, mang ra đấu tố giữa một
cuộc hội nghị gồm đông đủ các văn nghệ sĩ. Ông bị quy rằng trong các bài
thơ của mình đã dùng chữ “Người” viết hoa để ám chỉ, đả kích cụ Hồ.
Trại giam Việt Bắc, do vậy, với ông, vẫn được xem là thoáng đãng quá, tự
do quá, người ta phải tống ông vào nhà pha Hỏa Lò ở Hà Nội cho hả cơn.
Uất ức quá, Trần Dần dùng lưỡi dao cạo cứa cổ, nhưng không chết. Trong
bức ký họa của Nguyễn Sáng, cái sẹo ở cổ Trần Dần được đặc tả rất rõ.
Không phải chỉ “quyết Thơ phải khua gió bão”
Có
người nói Trần Dần “chết” vì tự do vô kỷ luật. Quả có vậy. Không “chết”
sao được khi một anh bộ đội cụ Hồ mà dám xông tới tỏ tình mãnh liệt đến
mức nữ chiến sỹ đồng đội hoảng hồn bỏ chạy.
Có
người bảo Trần Dần “chết” vì ngông nghênh quá. Không sai. Với một nhà
thơ được tôn vinh là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, đang
trên đường trở thành ứng cử viên Tổng Bí thư ĐCSVN mà sao Trần Dần dám
hạ bút phê:
“Nói chung thơ Tố Hữu
có rất nhiều cái lười biếng. “Ý lời tầm thường (…), rất nhiều cái kiểu
“lòng ta xao xuyến, rung rinh”, – “chúng bay chỉ một đường ra, một là
tiêu diệt hai là tù binh”, – hoặc “đời vẫn ca vang núi đèo”, hoặc “Cụ Hồ
sáng soi”. Không phải là thiên lệch trích ra một số câu như vậy, hãy
đọc lại cả tập Việt Bắc xem, ta thấy nhan nhản những lối lười, nhạt, cả
lảm nhảm nữa (…) Phá đường: “Nhà neo việc bận vẫn đi” – làm thì thi đua
-, thi đua kết quả thì rồi mai địch chết. Ta đi tới: đủ cả Bắc Nam,
Việt, Miên, Lào, Itsala, Itsarắc… xem ra thì có vẻ đúng chính trị. Nhưng
xét sâu xem? (…) Tố Hữu nhìn sự vật nó chính trị công thức quá, lười
tìm tòi quá. Chỗ nào hay thì là lập lại Nguyễn Du, Tản Đà. ca dao… Tố
Hữu chưa đem tới một cái nhìn mới mẻ gì. (Trần Dần ghi, trang 141).
Nếu
“chết” vì như vậy thì thật oan và tội nghiệp cho Trần Dần. Ông không
ngông nghênh, không kèn cựa, không kỳ thị Tố Hữu. Hãy nghe ông tâm sự
trong buổi họp mặt năm 1992 cùng hơn trăm đồng nghiệp và bạn đọc tại
Huế:
“Tôi với anh Phùng Quán còn
thân hơn anh em. Nhưng thơ anh Phùng Quán là thơ quảng trường. Cũng như
anh Hoàng Cầm, anh Phùng Quán đọc thơ rất lôi hút người nghe. Tôi lại
không thích thơ để đọc (cho nhau nghe). Tôi nghĩ cái tai ngu
hơn cái mắt. Trần Dần thì con mắt chạy vào trong, nhưng thơ thì mỗi
người mỗi kiểu.. Có kiểu bầy thơ, thơ triển lãm. Tôi làm thơ mini ….”
Nào phải ông chỉ chê người khác, ông chê cả chính mình:
“Tôi
vừa viết xong cuốn Người người lớp lớp. Viết về chiến tranh ở Điện Biên
Phủ đấy. Nhưng mà tôi chán rồi. Tại vì rằng tôi ít thấy sự thực của
chiến tranh trong đó quá. Và vì rằng tôi ít thấy sự thực của bản thân
tôi trong đó quá. Chưa phải là chiến tranh, chưa phải là tôi. Cho nên
tôi viết tới hơn 300 trang mà không thích bằng một bài thơ tôi cũng mới
làm về chiến tranh: “Anh đã thấy” (mes douleurs) trên dưới có 6 trang!” (Trần Dần ghi, trang 47).
Ở
Trần Dần ta gặp lại quan niệm phê phán rất trong sáng của Nietzsche:
“Phê phán không phải là phản ứng của sự phẫn hận mà là biểu hiện tích
cực của một lối sống tích cực: tấn công nhưng không trả thù”, “Phê phán
là sự phá hủy trong tư cách là niềm vui, là sự xâm hấn của kẻ sáng tạo”.
Trần Dần từng nói: “Nói tóm tắt: tôi ghét những lối tạo hình ảnh dễ
dãi, tầm thường, hủ lậu. Đó là đặc tính của những người và những giai
cấp sắp chết”.
Cho nên, chính Tố
Hữu đã nói rất đúng về lý do “chết” của Trần Dần: “Hành động của bọn
Nhân Văn không phải là câu chuyện văn nghệ đơn thuần mà là cả một âm mưu
chính trị” (*)
Quả vậy, chính Trần Dần thú tội đam mê chính trị:
“Tôi vẫn quyết Thơ phải khua bão gió
Nhưng hôm nay
….tôi bỗng cúi đầu
Thơ nó đi đâu ?
….Sao những vần thơ
Chúng không chuyển, không xoay trời đất ?
Sao chúng không chắp được cõi bờ ?
Non nước sụt sùi mưa
Tôi muốn bỏ thơ
… làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
Chút tài mọn
… tôi làm thơ chính trị”
Nhưng hôm nay
….tôi bỗng cúi đầu
Thơ nó đi đâu ?
….Sao những vần thơ
Chúng không chuyển, không xoay trời đất ?
Sao chúng không chắp được cõi bờ ?
Non nước sụt sùi mưa
Tôi muốn bỏ thơ
… làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
Chút tài mọn
… tôi làm thơ chính trị”
Làm thơ chính trị, lại làm văn chính trị nữa, như chính Trần Dần đã thú nhận:
“Còn sáng tác tôi chỉ xin đơn cử vài ví dụ:
- “Nói thật” (thơ) cho rằng cán bộ ta không dám nói thực với Đảng, nên mới xẩy ra như Cải cách ruộng đất, và công thức trong xã hội.
- “Nhân văn làm lớn mọi con người” (thơ) nhân để hoan nghênh Đại hội lần thứ hai mươi để chửi cán bộ ta là không dám suy nghĩ, là chỉ suy nghĩ bằng cấp trên. Chỉ có tôi (và báo Nhân văn) là có óc suy nghĩ đối lập, không giao cho bất cứ ai suy nghĩ hộ mình!
- “Một bài thơ chưa có đề”. Tôi đánh “Những nhà thơ ti tỉ đờn bầu” (ám chỉ trường thơ Tố Hữu). Cho là xoàng cả. Chỉ có tôi là nhà thơ “Vận tải trên mọi mặt trận của quần chúng hàng tấn cả gan”. Tự xưng hùng xưng bá trong thơ ca như vậy.
- “Chú bé làm văn” (truyện) nhà chú khổ nhưng chú phải làm một bài văn “Tả cảnh gia đình êm ấm của anh trong một buổi tối”. Thế là chú bé nói giối suốt bài văn. Mục đích bài này là để vu cáo cho ta giáo dục mọi người nói dối từ thuở bé, cho rằng sự giáo dục của ta, là chỗ dựa, là cơ sở của nạn bôi hồng trong văn nghệ.
- “Mâu thuẫn với cả nước” Tả một anh nhạc sĩ bất tài, chỉ có tài sử dụng lập trường (ám chỉ Lương Ngọc Trác) nên được trên tin cậy. Còn anh nhạc sĩ khác có tài, mâu thuẫn với anh nhạc sĩ kia, thì lại bị kiểm thảo, đâm ra mắc lỗi “mâu thuẫn với cả nước”. Bài này đánh và xuyên tạc chính sách đối với cán bộ văn nghệ của Đảng.
- Vân vân… như “Cái đầu trọc”, “Mẹ sự đời”… đều là cái loại đả kích vào các chính sách của Đảng cả. Nếu đọc cả một đống như thế người ta sẽ cảm thấy sự lãnh đạo của Đảng là một sự ngột ngạt, không thể nào sống nổi.
Đi
đôi với những sáng tác như thế tôi phát ra những luận điệu bênh che cho
nó. Chẳng hạn sáng tác phải phát hiện mâu thuẫn xã hội; người sáng tác
phải có quyền và có gan như nhà viết sử thời xưa, vua chém đi hàng sáu
người, đến người thứ bảy vẫn chép sử đúng như sự thật, vua đành phải
chịu vậy. Hoặc nói người sáng tác phải đi đầu, bây giờ là phải đứng ở
mũi nhọn đấu tranh với chủ nghĩa Staline… Toàn là những luận điệu phỉnh
nịnh và hô hào người ta đi vào con đường chống Đảng” (**).
Không chỉ làm thơ, làm văn, dịch thuật cũng với ý đồ chính trị:
“Không
những chỉ trong sáng tác, ngay trong việc dịch tôi cũng vẫn nhằm quan
liêu mà đánh; Ví dụ dịch Bretch Cái mặt nạ hoặc Những người ở trên không
ở đó mãi đâu. Hoặc đánh vào lãnh đạo văn nghệ, dịch Gorki, Tchékov cho
người ta thấy sự lãnh đạo của mình gò bó ngòi bút. Dịch Le portrait của
Gogol để nói một điểm: Vẽ cho bọn quý tộc là con đường tiêu ma nghệ
thuật. Hoặc góp thêm vào cái ảm đạm của tình hình, tôi dịch Crime et
Châtimentcủa Đốt, tôi nghĩ xã hội này thì hoặc là cười (tiếu lâm) hoặc
là khóc mà phản đối nó mà thôi! Vân vân…”. (**)
Không chỉ “làm thơ chính trị”, làm văn chính trị, làm dịch thuật chính trị, ông còn hiệu triệu chính trị:
“…
Ngày nay, trong văn chương, kẻ thù ghê tởm là chủ nghiã công thức, giản
đơn sơ lược. Phải nói trắng ra là nó ở cả người viết, ở cả xã hội… Cho
nên chống công thức giản đơn sơ lược không phải là chỉ làm ở người viết
mà được đâu. Nó phải là một mặt trận lan ra cả xã hội…”.
Không chỉ hiệu triệu, ông còn cần cù làm tổ chức để thực hiện tư tưởng cách mạng của mình.
Có
thể xem Trần Dần là mảnh sót của nhóm Dada. Nhóm Dada hoạt động chỉ
trong bốn năm 1916-1920, nhưng nguồn sinh lực “hậu hiện đại” trong văn
học Việt Nam còn để lại dư hưởng trong “Xuân Thu nhã tập”, “Thi sĩ Tượng
trưng” mà hiện thân xuất sắc là Trần Dần ở Hà Nội, Thanh Tâm Tuyền ở
Sài Gòn.
Cầm tấm bằng tú tài Triết, khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Trần Dần trở về quê hương Nam Định tham gia công tác thông tin tuyên truyền ở huyện Vụ Bản rồi làm việc ở Sở Tuyên truyền Khu IV.
Năm 1948, khi tham gia Vệ quốc quân, ở Ban Chính trị Trung đoàn 148 Sơn La (nay thuộc Sư đoàn 316), ông đã cùng Trần Thư, Hoài Niệm tham gia sáng lập nhóm văn nghệ quân đội đầu tiên - Nhóm Sông Đà.
Tham gia Nhân Văn Giai phẩm, ông thú thật đã đi tiên phong xét lại chủ nghĩa Mác:
“Chúng
tôi đi sâu vào kiểm điểm sáng tác hơn nữa. Kiểm điểm sáng tác cho sâu
mới thật là khó sao! Cứ như phải rứt bỏ một mảng thịt của mình …. Tôi
chịu cái hình phạt ấy, nhẫn nại và đau khổ. Hình phạt của một người bị
bung dừ … Tôi vừa là một tội nhân, vừa phải cố tách mình ra, làm một đao
phủ thủ, hành hạ cái chủ nghĩa xét lại có thực trong tôi và đám Nhân
Văn.” (Trần Dần ghi trang 244).
“Sau “Nhân văn” tôi xin ra bộ đội … nhìn phe ta, Đảng ta như là Stalinisme, và coi việc sáng tác là để đả kích vào đó”. (**)
Theo báo Nhân Dân, hiện tượng ly khai ĐCSVN của Trần Dần đã dấy lên một phong trào cuốn theo ông, bỏ Đảng.
Và ngày nay, phải chăng trong các cuộc biểu tình ta còn nghe vang vọng lời giục giã của Trần Dần:
“Nhưng
sự kiện thế giới trong nước ngấu trong tôi. Nhiều lúc tôi cũng mong có
những cuộc biểu tình, chủ yếu là văn nghệ, sinh viên và trí thức, thật
có trật tự không đổ máu, để mà yêu sách Trung ương cải tổ chính sách nới
rộng dân chủ!” (*)
Như
để thanh minh cho Trần Dần Goerge Boudarel từng viết: “Năm 1943, anh có
quan hệ với nhà xuất bản Hàn Thuyên in sách Macxit có khuynh hướng
Trốtkít (của Trương Tửu dưới bút danh Nguyễn Bách Khoa, Lương Đức Thiệp)
hoặc những cuốn sách tựu cho là thuộc Đệ Tam Quốc tế. Liệu có thể suy
ra đó là Trần Dần có tham gia chính trị? Xét bối cảnh thì thấy xu hướng
câu trả lời là chữ “không” ”.
Tôi
không đồng ý với G. Boudarel, Trần Dần là người có ước nguyện chính trị
từ trong huyết quản. Ông đã làm chính trị vương đạo, đã dấn thân quả
cảm, đã hy sinh oanh liệt và rất vinh quang vì làm chính trị.
Tôi cũng không đồng ý với việc sửa mấy câu thơ của Trần Dần: “Tôi yêu đất nước này có cỏ cây làm chứng / Tôi yêu chủ nghĩa này cờ đỏ cãi cho tôi”, thành ra: “Tôi yêu đất mẹ này có cỏ hoa làm chứng / Tôi yêu đại nghĩa này nhật nguyệt cãi cho tôi“.
Chắc
chắn Trần Dần, cũng như chúng ta, đã từng yêu cái chủ nghĩa dương cao
lá cờ đỏ búa liềm. Nhưng đúng như Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas
đã nói: “20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim, 40 tuổi
mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu”.
Trần
Dần, cũng như Trần Độ theo Cộng sản để “Những mong xóa ác ở trên đời”
nhưng khi thấy nó quay lại tước đoạt tự do của con người, của sáng tạo
thì phải làm chính trị để chống nó.
(Còn tiếp)
© Nguyễn Thanh Giang
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment