Saturday, August 27, 2011

Những tiếng "được" nghe không được

Nguyễn Bá Chổi Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học nên không biết định nghĩa tiếng/chữ “ĐƯỢC” thế nào cho đúng... được. Nhưng có những tiếng “được” nghe hơi hơi “bị” khó, và những tiếng “được”nghe không được chút nào.

Tôi “được” sinh ra tại một vùng đất nổi tiếng nhất nước về những tiếng Th...an. Những tiếng than không phải “nghe qua rồi bỏ” cho “gió cuốn đi”, nhưng tiếng than được ghi lên đĩa nhựa, lên băng cát -xét, lên CD, DVD, để “làm bằng chứng cho Ti... ếng Than”(1)., hay không ít khi còn “được” than gìùm trên sân khấu có bán vé. Than đi than lại than mãi “than hoài ngàn năm mây bay”. Quê tôi "nghèo lắm ai ơi; mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu cơm".

Đã thiếu mặc thiếu ăn như vậy, lại còn bị “Trời hành cơn lụt mỗi năm”. Cũng may bù lại là “được” chút hơi hám -- mà khi mổ cò bàn phím đến chữ này nghe văng vẳng tiếng ai đó như oan hồn gọi bảo “phải sửa lại dấu chữ “hơi”-- của ông “bác” bên tỉnh hàng xóm phía bắc(2).

Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh”. Không biết mình có hàm hồ chăng, khi “vận dụng một cách tài tình và sáng tạo” nguyên lý này để hô lên lời tương tự - “ở đâu có đói nghèo thì ở đó có “cách mạng”. “Được” sinh ra chỗ đất cày lên sỏi đá trời hành, lại “được”ru à ơi trên cái nôi “cách mạng”, thì không biết gọi là “phúc trùng lai” hay “họa vô đơn chi” cho đúng sự tình “Bị/Được”.

Thuở bé nghe quen với “bị roi” hay “được kẹo”; “bị phạt” hay “được thưởng” nên dần dà có được cái ý niệm đại khái, cái gì “được” là khá, “bị” là không khá; “Được” còn hàm ý là ân huệ trên ban xuống, có khi là của bố thí. Đại để là ai cũng ưa “được”, hay “được” là những thứ ai cũng ưa.

Nhưng bổng một hôm ngoài ngỏ lanh lảnh tiếng mõ làng: “Alô Alô, nay thông báo, những gia đình nào được đóng thuế nông nghiệp vụ mùa vừa qua... thì phải mang nạp đầy đủ tại ủy ban xã trong vòng ba ngày. Ai trễ sẽ bi trừng trị”.

Lao động vất vả quanh năm, nhưng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nay lại “được đóng thuế” lại còn “bị” với “trừng trị”, nếu hưởng không kịp “được” trong ba ngày.

“Được” thuế chưa qua thì loa làng lại tới, chỉa vào nhà “Alô Alô, sau đây là danh sách những người được đi Dân Công... Phải trình diện Ủy ban xã... trong ngày mai. Ai vắng mặt sẽ bị nghiêm phạt”.

Thời gian phôi pha, những tiếng “được” như vậy rồi cũng đã đã bị gậy hèo xua đuổi; không ai lại chứa chấp đám bất lương xỏ là ba que ấy nữa, Nhưng nay lại xuất hiện một bọn “Được” đổi mới nham hiểm hơn.

Khi đọc chữ “được” trong hai bản tin dưới đây:

“VOA: 3 người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vừa được thả
RFA : Phỏng vấn chị Bùi Thị Minh Hằng ngay sau khi được trả tự do”

Bạn thấy thế nào chứ riêng cá nhân tôi hiểu đó như là một ân huệ của nhà nước ban cho người biểu tình. “Đáng lẽ mày còn bị giam thêm nữa nhưng tao khoan hồng cho mày ra”. Trong khi trên thực tế chiếu theo Hiến Pháp và Bộ Luật Hình Sự thì những người biểu tình bị bắt này không có lỗi gì hết. Chữ “được” chỉ dùng đúng trong vụ bắt người biểu tình này là “Những Công An được người biểu tình bị bắt miễn truy tố ra toà án”, tức là CA đáng lẽ bị truy tố nhưng được nạn nhân khoan hồng.

Tôi thấy hai bản tin dưới đây dùng từ chính xác :

“BBC: HN thả nốt người biểu tình ; 
DLB: Tin nóng : CA đã thả người yêu nước”

Tiếng Việt có tiếng là phong phú, nhưng trong trường hợp này thấy tiêng Tây tiếng U hay hơn, nếu tôi chưa quên: They are released hay ils sont librés.

Thằng ăn cướp đến bắt vợ tôi đi đến khi nó phải thả ra không lẽ nói “Vợ tôi được ăn cướp...

Nghe riết cái loại “được” nham hiểm này không chừng lại đời đời ghi ơn thằng ăn cướp


Ngoài những thứ “được” đơn độc trên đây còn có thêm thứ “được” kép, tức đấp-bồn hay đúp-bờ-lờ (double)... “được”: được mời; đã “được” rồi còn “mời”. Như trong bản tin “Blog Nguyễn Xuân Diện - GS Nguyễn Huệ Chi cho biêt, ông vừa nhận được Giấy mời (không phải giấy triệu tập) của UBND TP Hà Nội, mời ngày mai đến UBND TP HN. Người chuyển Giấy mời là Chủ tịch Phường Cống Vị, nơi gia đình ông cư trú. Hiện chưa rõ có những ai được mời, và nội dung cuộc gặp như thế nào.”

Hoạnh tài bất phúc, biens mal acquis ne profite jamais, của phi nghĩa có nên bao giờ”, Tàu, Tây, Ta đều đồng ý nhất trí. Chổi đây mà cũng biết chuyện đó, huống hồ các vị đại thức giả, túi khôn thiên hạ thừa biết cái “được mời” kia còn tệ hơn cả của phi nghĩa, thì sờ vào nó làm chi. Nhưng “được mời” là phải hốt lấy, chứ không thì chẳng sớm cũng chầy sẽ “được” tiếp những món khác độc đáo không đâu có.


Những chữ “ĐƯỢC” nghe không được chút nào !


_______________________________________

(1) “Anh/Em hãy nhận lấy chiếc nhẫn này làm bằng chứng cho tình yêu” (trong nghi thức lễ Thành hôn bên đạo CG)

No comments:

Post a Comment