Friday, August 26, 2011

Jane Fonda và nhân viên tình báo thân thiện của Bắc Việt

Nguyên tác của Merle L.Pribbenow-Trọng Đạt dịch

Tháng rồi nữ tài tử Jane Fonda có đăng một bài trên trang mạng của bà lấy tên “Tôi thăm Hà Nội”, trong bài này bà giải thích cuộc viếng thăm Hà Nội hai tuần của bà mùa hè 1972, bài nhằm mục đích bác bỏ những lời người ta chỉ trích bà trên mạng cũng như những bài lên án bà là kẻ phản bội trong chuyến viếng thăm này.


Tại sao nay mở lại cuộc tranh cãi này? Vì ít ngày trước đó đài truyền hình thương mại QVC, sau khi nhận được nhiều phản kháng, đã hủy bỏ một chương trình trên đài dành cho Fonda để quảng bá cuốn hồi ký của bà. Như vậy bài viết của Jane Fonda đó để nói lại sự việc cho đúng. Người nữ minh tinh đọat giải Oscar này đã có lời xin lỗi (đúng ra là những biện hộ, giải bài, hõn là xin lỗi) về bức hình tai tiếng khi bà ngồi điều khiển một khẩu cao xạ phòng không của Bắc Việt. Nhưng phần chính của bài viết là để biện hộ cho chuyến đi ấy cũng như động cơ đã thúc đẩy bà.

Ngoài bà Fonda, không ai biết rõ động cơ ấy là gì, nhưng điều rõ ràng là Bắc Việt đã khai thác bà để tuyên truyền cho họ. Bà ta là một kẻ khờ dại —sự thật thì không phải như vậy — nếu nghĩ rằng BV không có mục đích tuyên truyền gì cả.

Một trong những điều kết án Fonda nặng nề nhất, là bà ta đã hành xử như một điệp viên BV khi làm như vậy. Và như thế đáng kết tội phản bội. Nếu đúng vậy bà ta đã có thể làm theo hướng dẫn cũa một viên chức BV, có thể một viên chức tình báo BV. Và câu hỏi tiếp theo là, Jane Fonda có tiếp xúc với tình báo BV?

Jane Fonda tại miền Bắc Việt Nam. Ảnh: AP

Nói chung điệp viên các nước đều họat động ngầm không cho người ta biết tông tích của mình, câu hỏi về bà Fonda có liên lạc với tình báo BV không, khó trả lời. Tuy nhiên trong trường hợp, này chính Bắc Việt đã cho chúng ta câu trả lời . Không những họ cho biết bà Fonda đã tiếp xúc với điệp viên BV năm 1972, họ còn cho biết tên người ấy, bí danh của y cũng như huấn thị hành động và mục đích nhắm vào người Mỹ.

Năm 2005, một bài đăng trên báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận chính thức của Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh , đề cập đến cuộc phỏng vấn một viên chức Việt Nam đã hồi hưu tên Hồ Nam, người mà năm 1972 đã là viên chức tòng sự trong ngành ngọai giao của BV tại Paris . Hồ Nam kể lại y đã gặp Fonda ra sao, khi bà ta nhận nhiệm vụ xin Visa vào BV. Hồ Nam và một viên chức ngọai khác dậy Fonda hát một bản nhạc chiến đấu mà bà muốn hát khi ở Hà Nội, Hồ Nam kể lại bà Fonda nói,

“Tôi muốn hát tặng chiến sĩ của các anh”.

Hồ Nam cũng kể lại khi Fonda rời Hà Nội sau chuyến đi thăm BV, bà ta có gọi cho y từ Bangkok, dặn y gặp bà tại Phi trường quốc tế Orly, Paris khi bà trở lại Pháp và Nam đã làm theo lời bà.

Hồ Nam là ai? Có phải y chỉ là một nhân viên ngọai giao bình thuờng của BV, chỉ nhận đơn xin nhập cảnh, hoặc có một sứ mạng khác?

Năm 2004 một cuốn sách xuất bản tại Hà Nội kỷ niệm ngày sinh thứ 90 của Trần Quốc Hoàn, Ủy viên trung ương đảng, người đã có mấy chục năm phục vụ Đảng, từ 1950 cho tới cuối 1970, trong chức vụ Bộ trưởng công an. Địa vị của Hoàn giống và rập khuôn theo chức của Thủ trưởng cơ quan mật vụ Nga KGB. Cuốn sách có ghi vài bài tưởng nhớ trong đó có bài “Cựu bộ trưởng Trần Quốc Hoàn và quan hệ với một chiến sĩ tình báo”. Tác giả bài viết không ai khác hơn là Hồ Nam. Hồ Nam thực sự chỉ là một bí danh.

Hồ Nam thực ra là công an chìm sở tình báo, phục vụ cho Cục D13 tên thật là Hoàng gia Huy đã được đưa sang làm giả dạng trong ngành ngọai giao tại Paris với mục tiêu dân vận nhắm vào người Mỹ. Tên Hồ Nam ghi trong giấy thông hành của y cũng như hoạt động tại Paris chỉ là bí danh. Y lấy họ Hồ để vinh danh “Bác Hồ”, và tên Nam là ý nói đến miền Nam của nước Việt nam

Trong bài Hồ Nam (tên dùng luôn từ đó) dẫn nhiều huấn thị của chính Trần Quốc Hoàn cho y trước khi đi Paris năm 1968:

“Việc thứ hai cần nắm thật chắc, thật vững: đế quốc xâm lược Mỹ là đối tượng tranh đấu chính yếu của ta.  Chỉ có người Mỹ mới có hiểu biết nhiều về chủ trương kế hoạch cụ thể đối với cuộc chiến tranh của Chính phủ họ ở Việt Nam.  Phải tìm mọi cách xây dựng lực lượng trong hàng ngũ người Mỹ giác ngộ, phản đối chiến tranh của Mỹ, đó là những người có lương tri, có nguyên vọng giúp Việt Nam để chuộc lại những tội lỗi do binh sĩ Mỹ gây nên. Tôi gọi việc này là xây dựng quan hệ hữu nghị, và giao cho đồng chí chuyên trách, các đồng chí ở địa bàn đã có công việc khác rồi.  Đồng chí cần biết rõ đối tượng mình định xây dựng thành cơ sở, biết chọn lọc và bố trí họ đúng chỗ để khai thác tối đa tình hình địch, có lợi cho ta, góp phần phục vụ trong nước đánh thắng địch đồng thời phục vụ cuộc đàm phán của các phái đoàn ta, v.v…”

Sau khi nhận huấn thị, Hồ Nam nói y đã chuẩn bị cho nhiệm vụ này như thế nào, điều nghiên để chọn mục tiêu nào là hữu ích nhất cho mình ngõ hầu tìm lấy được những thông tin cần thiết.

“Nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Bộ trưởng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục A.13, tôi nhanh chóng sắp xếp mọi công việc, làm thủ tục biệt phái sang Bộ Ngoại giao, nghiên cứu tình hình địa bàn, đặc biệt chú trọng những người Mỹ có nhiều tin tức ở Paris mà người ta thường gọi: Paris là ngã tư của các loại thông tin (Carrefour des informations)”.

Dĩ nhiên Hồ Nam không tiết lộ lý lịch của những người Mỹ mà y nhằm thu phục, y cho biết rất thành công .Y viết ngọt ngào:

“Thấm nhuần lời chỉ giáo này, tôi đã tuyển chọn được một mạng lưới tích cực hoạt động, cung cấp cho ta những tin quan trọng, hạn chế thương vong, giành chiến thắng.”

Tất cả những dữ kiện trên không có gì chứng tỏ hoặc ám chỉ cho thấy Jane Fonda đã là một cộng tác viên của Tình báo BV. Trước hết bà chỉ là một tài tử xi nê không thể biết gì về những kế hoạch mật, cấp cao của chính phủ Mỹ mà Hồ Nam rất muốn thu thập. Tuy nhiên, là nhân vật rất nổi tiếng, giao thiệp rộng cả về mặt xã hội và chính trị tại Paris cũng gồm nhiều người Mỹ bà có thể dễ dàng được dùng làm cộng tác viên cung cấp hay nói khác đi, một phương tiện để dẫn dắt tới những nhân vật khác có khả năng cung cấp những thông tin mà Hồ Nam tìm kiếm.

Thêm vào đó, việc thu thập những tin mật về kế họach, ý đồ của địch là công việc trước tiên và quan trọng nhất của một điệp viên nhưng công việc của y không phải chỉ có thế. Người điệp viên còn có nhiệm vụ tổ chức chiến dịch tuyên truyền cho nước mình và làm suy yếu tinh thần ý chí của nước nghịch. Việc này không cần phải thu phục người để thực hiện chiến dịch và khiến người cộng tác không có cảm tưởng mình bị người ta giật dây sai khiến. Tất cả chỉ cần lấy được cảm tình thân thiện và lòng tin. Bộ trưởng Trân Quốc Hòan gọi nó là “Công tác triển khai tình hữu nghị”.. thuyết phục đối tượng của mình rằng đôi ta cùng có lợi và gợi cho người ấy có thể hoặc phải làm cho cả hai bên có nhiều lợi lộc hơn nữa.

Ở đây ta không thể nói Jane Fonda là điệp viên của Cộng Sản BV vì tuyệt đối không có bằng chứng gì để kết án bà như vậy. Vấn đề ở chỗ bà biết đặt mình vào địa vị mà tình báo địch có thể khai thác tiếng tăm của bà và sự tiếp xúc với bà cho cả việc thu thập tin tình báo cũng như công tác tuyên truyền và như thế, theo chính BV, một trong những người bà tiếp xúc thân thiết là một điệp viên mà năm 1972 y có mục đích khai thác những người như bà. Nếu cho rằng y không có ý xử dụng hoặc khai thác bà ta là điều ngây thơ không thể tả được.

Jane Fonda cần phải xin tạ lỗi các cựu chiến binh Việt Nam và tạ lỗi với đất nước của bà không phải vì là người phản chiến – vì có nhiều người Mỹ yêu nước chân chính, già cũng như trẻ, đã chống chiến tranh một cách hợp tình hợp lý – nhưng vì bà đã tự đặt mình vào một địa vị mà sở tình báo của nước đang có chiến tranh với Mỹ có thể khai thác và xử dụng bà, và chính bà đã chấp nhận cho kẻ địch làm như thế .

Sau khi đã nhận được nhiều góp ý giận dữ của độc giả trả lời cho bài viết của bà về chuyến đi Hà Nội, bà Fonda bèn đăng một bài trên trang mạng của mình có tên là “Tha thứ”. Thật tình mà nói bà Fonda cần chân thành xin người dân Mỹ, nhất là cựu chiến binh Mỹ, hãy tha thứ cho bà .

Dịch theo bài Jane Fonda and Her Friendly North Vietnamese Intelligence Officer của Merle L. Pribbenow đăng trên Washington Decoded ngày 10 tháng 8-2011

(Lời Toà Soạn: Merle L. Pribbenow tác giả bài viết “Limits to Interrogation: The Man in the Snow White Cell” [nói về cuộc thẩm vấn nhân viên tình báo cao cấp Nguyễn Văn Tài của bắc Việt], khảo cứu về tình báo, là một nhân viên CIA về hưu, chuyên viên Việt Ngữ, đã phục vụ tại Việt Nam từ 1970 cho tới 1975. Đây là bài thứ ba của ông dành cho tạp chí Washington Decoded)

© Trọng Đạt

http://www.danchimviet.info/archives/41443

No comments:

Post a Comment