Wednesday, August 10, 2011

Hệ qủa điểm 0 (zê rô) của môn học Lịch Sử…

 Nguyễn Quang Lập - Mấy tuần nay, báo chí đưa tin: Trong kì thi đại học, có rất nhiều bài thi của môn Lich sử nước nhà bị điểm 0 (zê zô). (có báo còn nói: Trong tổng số bài thi môn Lịch sử, có tới hơn 2/3 bị không điểm).

Thông tin này khiến cả xã hội, người quan tâm đến giáo dục phải giật mình. Câu hỏi đặt ra: Đây có phải thực trạng thanh niên Việt Nam hôm nay ,
(qua bài thi kiểm tra, trắc nghiệm) – không hề hiểu (hoặc hiểu sai) lịch sử của dân tộc, tổ tiên mình?

Nếu ai đã từng tìm hiểu vể chưc năng giám khảo, đều hiểu rằng: Cho đối tượng điểm Zê rô là điều tối kị, trừ trường hợp người dự thi trả lời câu hỏi lạc đề, sự hiểu biết sai lầm tệ hại , đối tượng cố tình châm chọc, phá quấy…
 
"Ngày giải phóng thủ đô 30/4"-. Ảnh On the net

Ở đây, chắc các cô cậu Tú đang phấn đấu trở thành Cử nhân tương lai – không dám đùa dỡn với số mệnh mà đi chọc phá giám khảo. Như vậy giả thuyết này bị loại bỏ,  chỉ còn là : Chương trình môn Sử học ở trường phổ thông chưa phù hợp, việc dậy Sử,- truyền đạt kiến thức – cho học sinh, Thầy – Cô chưa làm tốt, học sinh bị qúa nhiều’’tiêu cực’’ của xã hội tác động nên bất mãn không học, không muốn học, để đến nỗi khi được thử thách đã đưa đến kết qủa thảm hại kia!

Thực trạng này đang tồn tại trong bộ phận lớp trẻ – những chủ nhân ông tương lai của đất nước? Dốt – không biết Lịch sử nước nhà – thì họ làm sao có lòng yêu nước cao, khi cần’’quyết tử’’ – hi  sinh thân minh – ’’cho tổ quốc quyết sinh’’? . Rốt cuộc, cuối cùng họ cũng sẽ trở thành những con người ích kỉ, vì lợi ích của cá nhân, phe nhóm, tiếp tay, thậm chí làm nô lệ cho kẻ thù để chúng từng bước thâm nhập đi đến thôn tính tổ quốc mình!

Họ – (những kẻ vong bản) – đâu có chịu hi sinh cho cái mà họ không có ấn tượng, cảm tình, không hiểu biết, yêu thương?… Khi quân xâm lược tới, liệu họ có mang thân mình ra’’đền nợ nước’’? – Chắc chắn không!
Thế mà ông bộ trưởng – người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam – Phạm Vũ Luận lại tuyên bố một câu… rất ’’thiếu giáo dục… Sử’’:

“Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém.“(Xem phụ lục)

Cũng chỉ mấy tuần trước, trên các báo. phản ánh: Các bậc cha mẹ’’mướt mồ hôi trán, tóat mồ hôi hột…’’ đi xếp hàng tìm chỗ cho con vào học lớp 1 mà vẫn không được. Tìm cho con vào lớp Mẫu gíao thì còn…’’mệt con đồng’’ – hơn.

Tôi chú ý tìm hiểu thông tin xem xã hội – gia đình đã quan tâm đến mức nào trước hiện tình của vấn đề giáo dục thế hệ tương lai. Cuối cùng chỉ lác đác có vài điển hình Trường Tư thục – Dân lập – Mẫu giáo trên quy mô cả nước, lèo tèo vài bài báo đề cập, Đài truyền hình  trung ương mới biểu dương 1 nhà trẻ Dân Lập Mẫu giáo tên là Tiểu Tiên ở thủ đô Hà Nội. Lục tìm tiếp, biết: Đầu năm nay, trên mạng lxq.org có một bài viết của tác gỉa Lê Xuân Đào, biểu dương,  giới thiệu trường Mầm Non Hào Khê (TP Hải Phòng), do một cặp vợ chồng gìa – ông Lê Văn Qúy và bà Phạm Thị Lại – tâm đắc, dựng lên nhằm giúp bà con ngõ phố khắc phục tình trạng để con em vất vưởng lang thang khi họ phải căng ra kiếm sống. Nhà nước không thể lo xuể việc chăm nuôi dậy trẻ thì dân đành’’tùy nghi di tản’’…

Điều đáng chú ý: Trước đó ít lâu, báo Tiền Phong có bài rất’’rùm beng’’ lên án một cô gíao của một cơ sở mẫu giáo tư nhân ở tỉnh Đồng nai’’hành hạ trẻ nhỏ’’ – dù hành động đó cần phải phê phán. Thế nhưng lấy chuyện đó làm cái cớ để cảnh báo toàn xã hội không nên đưa con gửi vào các nhà trẻ tư nhân, thì hoàn toàn không nên. Nhà nước – (dùng cái gậy quản lí) – cho cơ quan ngôn luận của mình’’dẹp loạn’’ tư nhân hóa giáo dục mẫu giáo – nhà trẻ đang ào ạt xé rào’’tự cứu mình’’, trong khi nhân dân bằng cách ghé vai tự nguyện – chia xẻ, gánh vác một phần trách nhiệm cho nhà nước – là không công bằng.

Lẽ ra, chỉ nên uốn nắn, góp ý đưa phong trào vào nề nếp để duy trì, phát huy, thì… Báo Tiền phong dường như vớ được đề tài có thể câu khách , mở hẳn một chuyên mục dài ngày trên TP online thực hiên nguyên tắc 3Đ:’’ Đánh – Đe – Đuổi,’’ các chủ tư nhân nhằm làm’’tiệt nọc’’ ý nghĩ’’tư nhân hoá’’, để không ai động chạm đến vấn đề độc quyền. Oái oăm thay – độc quyền đang trở nên lỗi thời, có hại, cản trở cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của xã hội. (Nghe nói cô giáo kia đã bị pháp luật’’trừng trị thích đáng’’ – Đi tù).

Từ đó có thể rút ra : Cách nghĩ’’độc quyền’’ vẫn đang chế ngự tòan xã hội . Phải chăng – Các em học sinh thi bị điểm không (0) hôm nay, là hệ qủa của việc thiếu quan tâm của xã hội ngay từ khi các bé cắp sách tới trường. Trách nhiệm này – trước hết là của Bộ giáo dục – thể hiện trong việc xây dựng các cơ sở gíao dục mầm non, xây dựng nội dung chương trình giáo dục lịch sử cho trẻ em ngay từ lúc ấu thơ, mà giai đoạn này vô cùng quan trọng đối với con người, cha ông, tổ tiên ta đã răn dậy:’’Dậy con từ thuở còn thơ’’,’’Bé không vin – Cả gẫy cành’’.

Chương trình’’Chơi mà Học – Học mà Chơi’’ – liệu đã thích hợp chưa, đã lồng một cách sinh động môn Lịch Sử để dậy các em – chưa?

Nhân chuyện này, tôi kể lại một kỉ niệm vô cùng sâu sắc cách đây hơn 60 năm khi được cắp sách tới trường học chữ (bây giờ là lớp 1).

Lúc đó mới 7 tuổi (1949). Lớp học có nhiều lứa tuổi do thầy giáo làng mở, dậy cho con em nông dân (thời bấy giờ rất hiếm trường học) . Các môn tự nhiên thầy lấy ngay kiến thức đã học trước truyền đạt lại. Các môn xã hội (lịch sử, văn học) thầy tự thu thập dậy theo chủ quan mình…. Ngày cuối tuần, thầy cho cả lớp ra vườn chùa làng (ngồi ngay trên bãi cỏ, gốc cây)  nghe thầy kể chuyện về Thi hào Nguyễn Trãi lúc còn hàn vi… hay lúc giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh… chuyện  mối tình oan nghiệt với người thiếp yêu Thị Lộ rồi cả giòng họ của một công thần chết bi thảm, tức tưởi …

Chủ nhật khác, thầy lại kể về cuộc chiến tranh Thái bình dương : Hạm đội Mỹ bị mấy trăm phi công cảm tử của Nhật đánh tan…

Tôi vẫn còn thuộc lòng bài thơ minh họa cho môn Đức dục , có tựa đề Viên kẹo Đạn (1) Bài thơ Quê hương của Tế Hanh tôi thuộc từ bấy cho đến nay vẫn không quên.Đã hơn 60 năm trôi qua , câu chuyện của người thầy giáo làng, bài văn vần mộc mạc dậy đứa trẻ cách làm người vẫn còn y nguyên trong tâm khảm. (20 năm sau trở về, dân làng kể Thầy tôi là nhà cách mạng, trong một lần càn quyét, lính Pháp bắt được Thầy đưa ra vườn chùa bắn chết).

Tôi đã quên nhiều chuyện quan trong trong đời, nhưng buổi nghe thầy kể chuyện trên vườn chùa làng vẫn nhớ rõ mồn một. Cái đoạn Nguyễn Trãi cho học trò phát quang san lấp vườn trường, gặp 4 mẹ con rắn Tinh – khiến lũ trẻ sợ run, nép vào nhau – dè dặt liếc xung quanh, tuồng như thấy mẹ con rắn Tinh đang ở gần đâu đây… rồi ngẩng nhìn lên cây đa, gốc đa – tìm xem có thấy cái lá cây có chữ’’Lê Lợi vi quân – Nguyễn Trãi vi thần’’. Ấn tượng đó đã theo tôi cho tới hôm nay, vận hằn sâu trong vùng tiềm thức của não bộ…

Môn lịch sử – nếu biết khai thác, được thầy cô tâm huyết truyền đạt sẽ giúp cho các em tiếp thu , tạo ấn tượng cho chúng thêm yêu quê hương, nòi giống, qua đó xây dựng lòng yêu nước…

Tôi tự hỏi: Tại sao, ngành giáo dục, những Thầy, Cô hôm nay, lại không thể vượt qua người thầy giáo làng năm xưa trong việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho các em? Đó là câu hỏi đặt ra cho ngành giáo dục và vị Bộ trưởng tân nhiệm. Chương trình dậy cho con em ta tiếp cận môn lịch sử, thông qua những chuyện kể (tranh truyện, phim ảnh cho lớp mẫu giao…), các bài viết, bài giảng cho lớp Tiểu học, Trung học về chiến công oai hùng của dân tộc, tổ tiên đã hiệu qủa , hợp lí chưa, mà khiến các em coi thường, thậm chí’’ghét bỏ Lịch sử’’ – không học?

Một câu hỏi khác được đặt ra: Tiền đi đâu cả rồi mà chi cho giáo dục hạn hẹp thế?
Nhiều lần trao đổi vấn đề  này, hầu hết các ông bố, bà mẹ đều bực bội thốt lên: Có đồng nào dư ra, mấy ông lãnh đạo của các cơ sở kinh tế do Chính phủ dung dưỡng như : PMU 18, Đại lộ Đông – Tây, Vinashin, ‚In tiền Polime ở Úc… – Ăn, đánh bạc, tiêu pha bừa bãi, vất xuống biển (lãng phí) hết cả rồi, trong khi chỉ cần 1/1000 số tiền thất thoát kia, chi cho giáo dục, con em, chắu chắt chúng ta đã có những cơ sở giáo dục, từ Mẫu giáo đến Tiểu học, Trung học khang trang và hiện đại để các chắu thỏa sức phát triển tài năng. Và… chắc chắn số điểm 0 về lịch sử khi đi thi – sẽ giảm rất nhiều nếu không muốn nói qúa đi: Hết hẳn…

Liệu, ở đây ngành giáo dục vẫn giữ độc quyền để lấy’’Oai’’ – (Như vẫn đang giữ độc quyền về in sách giáo khoa) , về xây dựng chường trình giáo dục phổ thông, mà mỗi năm một lần’’bổ xung kiến thức’’, khiến cha mẹ học sinh không đủ tiền mua sách mới cho con…

Được thôi!
Giữ độc quyền cũng không sao, nhưng phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu của xã hội! Nghĩa là thực hiện lời Hồ Chủ Tịch mong muốn: ’’Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…’’. Điều này, thực tế phũ phàng đả chứng minh sự’’Độc quyền’’ đã không làm được . Mọi’’cái’’Độc quyền đã không còn phù hợp với thế giới hôm nay. Đã cản trở sự đi lên của đất nước.

Vậy thì, hãy ’’Nhả ra’’ rồi kêu gọi toàn dân Việt chung sức, chung lòng, xắn tay áo lên: Làm cuộc cách mạng giáo dục ! Khi được quan tâm, khuyến khích, giúp đỡ, được tự do phát triển hài hòa…, tin rằng’’Tệ nạn Giáo dục Việt Nam’’ sẽ bị đẩy lùi, nền giáo dụ sẽ khởi sắc, cất cánh bay ’’ra biển lớn’’- tận hải đảo xa xôi của tổ quốc.  Kết qủa của việc làm này, trước hết sẽ có đủ trường lớp cho các bé mẫu giáo, lớp 1, thầy cô toàn cấp đủ sống, yên tâm, yêu nghề dậy học, không phải vẽ ra cách moi tiền của cha mẹ học sinh – vấn nạn dậy thêm ! Rồi tâm huyết dậy thanh – thiếu niên VN hiểu – biết lịch sử dân tộc qua đó bồi bổ thêm lòng yêu tổ quốc, yêu đất nước . Ngộ nhỡ bọn xâm lược ập tới, thế hệ trẻ sẽ đủ sức thay ông cha – gánh trách nhiệm:  Chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược, bảo vệ mảnh đất thiêng liêng mà tổ tiên, nòi giống Việt đã đổ bao xương mắt – gìn giữ, dựng lên!

Điều quan trọng nhất:
Bộ trưởng giáo dục Việt Nam Phạm Vũ Luận phải, có…’’giáo dục hơn’’ về môn Lịch sử nước nhà! Người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam không thể coi, nói – việc Thanh niên, Học sinh – dù đang học, đi thi, lao đông, sinh sống hay gia nhập quân đội – không thuộc lịch sử nước nhà, là chuyện’’bình thường’’ – được !

7.8.2011
© TCN
© Đàn Chim Việt

————————————————–

(1) – Nguyên văn bài (văn vần) VIÊN KẸO ĐẠN (kẹo nâu bằng dường mía, rất cứng) – như sau:
Mẹ ơi con suýt gẫy răng
Thôi ncon trả mẹ chẳng ăn kẹo này
Thằng con mới lạ lùng thay
Kẹo ăn phải ngậm sao mà lại nhai
Cậu em nghe nói êm tai
Cầm viên kẹo đạn mút hai ba lần
Tự nhiên chất ngọt tan dần
Mặt mày xem đã có phần vui tươi
Mẹ nhìn con miệng mỉm cười
Rồi đây khôn lớn ra đời bôn ba
Con nên nhân đó suy ra
Dịu dàng êm ái hơn là hung hăng.

————————–

Phụ lục:
Ngài rất không bình thường, thưa Bộ trưởng!
Nguyễn Quang Lập

Trả lời pv báo Tuổi trẻ, khi nói về tình trạng có hàng ngàn điểm không môn lịch sử ở kì thi đại học vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải thích  như vầy: “Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém.“  Mình đang uống nước, đọc đến đoạn này bỗng sặc nước, phun ướt cả máy tính. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa nghe một ông bộ trưởng giáo dục nào lại phát ngôn làm mình sốc đến như vậy.

Với 98% thí sinh có điểm sử dưới trung bình, trong đó có hàng ngàn điểm không khiến thiên hạ giật mình kinh hãi thì Bộ trưởng nói tỉnh bơ, cho đó là chuyện bình thường. Thất kinh.

Chính vì “Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém”, với kết quả như vậy thiên hạ mới giật mình hoảng hốt. Bộ trưởng không hề biết đỏ mặt xấu hổ, không hề biết đau xót thì quá lạ. Nếu chỉ là cuộc chơi ” đố vui có thưởng” thôi, mà có mấy ngàn điểm không lịch sử người ta đã giật mình  lo lắng rồi, huống hồ đây là thi tuyển quốc gia, Bộ trưởng ơi là Bộ trưởng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đã viết như vầy: “Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…”. Đại tướng viết vậy là để  tái khẳng định mạnh mẽ tầm quan trọng của việc dạy và học  sử, để cho kẻ ngu xuẩn nhất cũng phải nhớ. Chả biết Bộ trưởng đã đọc chưa. Mà chưa đọc thì cũng phải biết điều đó chứ, một ông giáo dạy sử cấp 2 còn biết nữa là Bộ trưởng.
Chắc chắn Bộ trưởng thừa biết lứa học sinh thi đại học năm nay, dăm mười năm nữa sẽ là lực lượng nồng cốt  xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thử hình dung mà xem, chuyện gì sẽ xảy ra khi lực lượng nồng cốt xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ấy có 98% mù tịt về lịch sử nước nhà, trong khi Trung Quốc lúc nào cũng muốn nuốt chửng nước ta? Chuyện gì sẽ xảy ra, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng cũng thừa biết, từ  phim ” Lý Công Uẩn, đường đến thành Thăng Long”, phố đèn lồng ở Thanh Hóa, xây Vạn lý trường thành ở Đà Lạt…. đến việc mất đất ở biên giới, coi Hoàng Sa “chỉ là bãi chim ỉa”, đàn áp và khinh bỉ người biểu tình yêu nước, đục bia ở Lạng Sơn bỏ bia ở Nghệ An… có nhiều lý do, nhưng một lý do không thể bỏ qua, ấy là việc dốt sử. Không lẽ Bộ trưởng không biết xấu hổ, không biết đau, không biết lo lắng về điều đó hay sao.

Cho nên, với dự án  xây dựng bộ sách giáo khoa 70 nghìn tỉ, và với phát ngôn phi giáo dục, vô trách nhiệm như đã nêu trên, xin nói thật với Bộ trưởng như vầy: Ngài rất không bình thường, thưa Bộ trưởng!

Tặng ngài hai cái ảnh này để ngài hiểu thêm hậu quả của việc dốt sử.

No comments:

Post a Comment