Võ Trang - Thêm 1 nhà độc tài vừa bị loài người tiến
bộ từ khước nhìn nhận . Sáng nay, Aug. 18 2011, Tổng Thống Hoa Kỳ
Obama đã chính thức kêu gọi nhà lãnh tụ độc tài Syria, Bashar Assad,
hãy từ chức. Cùng lúc, các nhà lành đạo tại Âu Châu như Anh, Pháp , Đức
và tại Trung Đông cũng đồng loạt lên tiếng yêu cầu ông này thoái vị vì
những hành động đàn áp giả man những người
bất đồng chính kiến với chế độ của ông.
Không chỉ đơn giản là lời kêu
gọi từ chức mà đi kèm còn là những biện pháp trừng phạt tài chính chế độ
ông Assad, cấm vận và dĩ nhiên là những ủng hộ cho các lực lượng chống
lại ông Assad trong tương lai…
Theo làn gió cách mạng Hoa Lài bộc phát ở
Bắc Phi rồi lan vào Trung Đông, sự nỗi dậy của dân chúng Syria bắt đầu
vào tháng 3 2011, theo sau những sự nỗi dậy và lật đổ Tổng Thống Tunisia
Ben Ali và Tổng Thống Ai Cập Mubarak. Như 1 vở kịch đã được đoán
trước, khởi đầu ông Assad cũng đã hứa hẹn đối thoại dân chủ và trình
diễn vài màn cải cách dân chủ cuội. Cũng có Quốc Hội nhóm họp, thảo
luận, đúc kết… Cuối cùng thì bộ mặt thật của nhà độc tài vẫn phải hiện
rõ khi ông ra lệnh cho quân đội, với yểm trợ của cả xe tăng đàn áp các
thành phần bất đồng chính kiến với ông. Nhân viên điều tra của Liên
Hiệp Quốc, dù không được phép hoạt động trong nội địa Syria, nhưng qua
các phỏng vấn, nghiên cứu với những nhân chứng và nạn nhân đã ước chừng
có đến 2000 người đã bị giết chết từ tháng 3 năm nay. Những tài liệu
cho thấy lực lượng an ninh của nhà độc tài Assad đã hành quyết các nạn
nhân bị bịt mặt hay “ngâm lạnh” các người tranh đấu bị thương( nghĩa là
còn sống) trong những nhà xác của bệnh viện . Trong 1 bản phúc trình
dài 22 trang phát hành tại Geneva, Thụy Sĩ, các nhân viên điều tra đã
thúc dục Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đưa nội vụ ra tòa án tội phạm
quốc tế.
Trong bài tuyên bố của chính phủ Hoa Kỳ,
Tổng Thống Obama noí rằng “Tương lai của Syria phải được định đoạt bởi
người Syria. Nhưng Tổng Thống Assad đang đứng chận trên con đường của
họ. Lời kêu gọi đối thoại và cải tổ của ông đều chỉ vang những âm thanh
rỗng tuếch khi chính ông đang giam cầm, tra tấn và tàn sát chính những
người dân của ông ta” (“The future of Syria must be
determined by its people, but President Bashar al-Assad is standing in
their way. His calls for dialogue and reform have rung hollow while he
is imprisoning, torturing, and slaughtering his own people.”).
Tổng Thống Obama cũng loan báo 1 sự cấm vận chưa từng có để gia trọng sự
cô lập tài chánh chế độ Assad và xa hơn – phá vở khả năng tài trợ cho
những trấn áp bằng bạo lực người dân Syria. Trong cùng chiều hướng như
thế này, bà Catherine
Ashton, Giám Đốc Chính Sách Đối Ngoại của Liên Âu cũng cho rằng với
những đàn áp giả man như thế, ông Assad đã mất hoàn tòan tính chính danh
vai trò lãnh đạo của mình (“The EU notes the
complete loss of Bashar al-Assad’s legitimacy in the eyes of the Syrian
people and the necessity for him to step aside.”)
Cuộc nỗi dậy tại Syria là 1 thử thách mới
đối với lương tri của loài người nói chung – và lập trường của Hoa Kỳ
nói riêng. Khi Tổng Thống Syria Assad bắt đầu những đàn áp bằng bạo
lực, nhiều người, nhất là những kẻ chống đối Hoa Kỳ đã mạnh dạn lên
tiếng châm biếm rằng nếu Hoa Kỳ nhân danh con người, nhân bản, tự do để
hỗ trợ cho những cuộc nỗi dậy tại Tunisia, Ai Cập và Lybia thì tại sao
họ vẫn im lặng và làm ngơ trước những đàn áp tại Syria, Yemen và
Bahrain?
Phải chăng khả năng và quyền hạn của Hoa
Kỳ cũng có cái giới hạn của nó? – và trong cái giới hạn này, Hoa Kỳ cũng
phải cân nhắc những hành động và quyết định của mình. Mặc khác, mỗi
dân tộc đều phải chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của mình –
và quan trọng hơn cả, họ phải hiểu họ đáng được giúp đở như thế nào
trước khi đòi hỏi. Tại Việt-Nam, Hoa Kỳ sẽ bắt tay với nhà cầm quyền
CSVN để chỉ xữ dụng Việt Nam như 1 thị trường, 1 loại đánh thuê hay cùng
người Việt-Nam đấu tranh cho 1 lý tưởng tự do, nhân bản và tiến bộ
chung của nhân loại là tùy vào phẩm giá của người Việt-Nam. Cái phẩm
giá này không phải do người Việt-Nam tự dán vào ngực của mình là có được
mà phải trả bằng 1 cái gía – có khi bằng xương máu và nước mắt như của
các dân tộc Tunisia, Ai Cập và Syria mới có được.
Để được sự ủng hộ của quốc tế, chính
người Việt-Nam phải chứng minh lòng mong muốn được giải phóng của mình.
Không có lý do gì những người ngoại quốc phải đỗ xương máu cho quê
hương Việt-Nam cả. Tự do cũng có cái gía của nó. Và muốn thực sự được
như thế, người Việt-Nam phải tự hỏi mình đã làm gì và có xứng đáng để
được như thế hay không?
Sự áp đặt CNCS tại Đông Âu của Liên Sô là
mầm mống chống đối, dù là ngấm ngầm, của tất cả người dân bản xứ. Cho
nên đấu tranh để lật đổ các chế độ CS tại những quốc gia này cũng là
những cuộc đấu tranh dành độc lập và thống nhất cho dân tộc của họ.
Thật là cay đắng cho Việt-Nam: du nhập CNCS là 1 tự nguyện của những
nhà lãnh đạo CSVN. Nhưng trong khi Nga Sô chịu làm cách mạng cho chính
đất nước của mình thì lãnh đạo CSVN chỉ biết thỏa hiệp với bất cứ thế
lực nào để được tồn tại trong đó nương tựa vào Trung Cọng là con đường
an toàn và duy nhất cho họ hiện nay. Cho nên đối với nguy cơ mất nước
và lệ thuộc vào Tàu cọng, đấu tranh lật đổ bạo quyền CSVN cũng là cuộc
đấu tranh cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Trước sự phá sản toàn diện của CNCS trên
toàn thế giới và với tham vọng cố bám vào quyền lực hiện nay của tập
đoàn lãnh đạo CSVN, người dân Việt-Nam còn trông đợi gì nữa vào lòng “ái
quốc” của họ? Khi các thành phần nỗi dậy Lybia đang siết chặc vòng
vây quanh Tripoli, thủ phủ cuối cùng của bạo chúa Gaddafi tại Lybia, khi
cuộc cách mạng tại Syria sắp mở màn, khi mùa xuân Ả Rập vẫn tiếp tục nở
hoa thì sự tồn tại của CSVN sẽ còn được bao nhiêu ngày nữa?
Võ Trang
San Diego Aug. 18 2011
No comments:
Post a Comment