Theo AFP,
hôm nay, 19/05/2011, ông Padma Choling, người mới được Bắc Kinh bổ
nhiệm hồi đầu năm nay làm chủ tịch khu tự trị Tây Tạng, đã khẳng định «
cánh cửa vẫn để ngỏ » cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về Tây Tạng,
nhưng đồng thời cũng tố cáo lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, hiện
sống lưu vong tại Ấn Độ, là không chịu từ bỏ ý định đòi độc lập cho quê
hương ông.
Trước các nhà báo, ông
Choling tuyên bố : « Nếu ông (Đạt Lai Lạt Ma) muốn trở về, cánh cửa vào
Trung Quốc luôn mở ». Đây là động thái đầu tiên của một quan chức cao
cấp Trung Quốc kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thông báo rút lui khỏi các
các họat động chính trị, nhưng vẫn giữ cương vị lãnh đạo tình thần của
người Tây Tạng.
Đón Đức Đạt Lai Lạt Ma (phải) trở về Dharamsa, tại sân bay Kangra,
phía bắc Ấn Độ, ngày 16/05/2011 (Reuters)
Quan
chức Trung Quốc còn đưa ra một loạt các giả thuyết có lợi cho Bắc Kinh
như « nếu Đạt Lai Lạt Ma thực sự rút lui như ông đã tuyên bố, nếu ông
chấm dứt các họat động đòi ly khai, nếu ông ngừng làm mất ổn đỉnh Tây
Tạng và nếu ông tập trung thực thụ vào đạo Phật thì điều đó sẽ là tích
cực cho Tây Tạng ». Điểm mấu chốt đối với chủ tịch khu tự trị Tây Tạng
là Đức Đạt Lai Lạt Ma phải từ chối hẳn việc đòi độc lập cho Tây Tạng.
Sau
khi tuyên bố rút khỏi các hoạt động chính trị của chính phủ Tây Tạng
lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã có những điều chỉnh nhất định. Ngài
không còn giữ đòi hỏi ban đầu là độc lập cho Tây Tạng mà chỉ nói đến
việc « quyền tự trị rộng » cho người Tây Tạng. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn tố
cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma bám giữ ý đồ ly khai và thường xuyên yêu cầu
Ngài phải từ bỏ hẳn nguyện vọng đòi độc lập.
Hiện
tại, Trung Quốc vẫn kiểm soát rất chặt chẽ khu vực Tây Tạng và các tỉnh
lân cận có dân Tây Tạng sinh sống, đặc biệt là từ sau khi có vụ bạo
động lớn của người Tây Tạng năm 2008. Người dân Tây Tạng vẫn tố cáo
chính quyền trung ương chèn ép, o bế cộng đồng này.
No comments:
Post a Comment