“Cold War International History Project”
– CWIHP - Mô tả: Mao Trạch Đông tư vấn cho Phạm Văn Đồng về cách xử lý
cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam và bảo vệ miền Bắc Việt Nam.
Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng (1), Hoàng Văn Hoan (2)
Bắc Kinh, 05 tháng 10 năm 1964, từ 7-7:50 (chiều?)
Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng (1), Hoàng Văn Hoan (2)
Bắc Kinh, 05 tháng 10 năm 1964, từ 7-7:50 (chiều?)
Mao Trạch Đông: Theo đồng chí Lê Duẩn (3), các ông đã có kế hoạch điều động một sư đoàn [vào Nam]. Có lẽ các ông chưa gửi sư đoàn đó đi (4).
Thời điểm nào các ông nên gửi đi thì rất quan trọng. Liệu Hoa Kỳ sẽ tấn
công miền Bắc hay không, họ vẫn chưa đưa ra quyết định. Bây giờ, ngay
cả Hoa Kỳ vẫn chưa có quan điểm trong việc giải quyết vấn đề miền Nam
Việt Nam. Nếu họ tấn công miền Bắc, [có thể họ cần phải] đánh trong một
trăm năm, và họ sẽ bị mắc kẹt ở đó. Vì vậy, cần phải xem xét cẩn thận.
Người Mỹ đã đưa ra các tuyên bố đáng sợ. Họ tuyên bố rằng họ sẽ chạy
theo [các ông], và sẽ đuổi đất nước các ông, và họ sẽ tấn công lực lượng
không quân của chúng tôi. Theo tôi, những lời lẽ này có nghĩa là họ
không muốn chúng tôi đánh cuộc chiến lớn, và rằng [họ không muốn] lực
lượng không quân của chúng tôi tấn công các tàu chiến của họ. Nếu [chúng
ta] không tấn công tàu chiến của họ, họ sẽ không chạy theo các ông. Có
phải đó là những điều họ muốn nói? Người Mỹ đang che giấu điều gì đó.
Phạm Văn Đồng:
Đây cũng là suy nghĩ của chúng tôi. Hoa Kỳ đang đối mặt với nhiều khó
khăn, và không phải dễ dàng để họ mở rộng chiến tranh. Vì vậy, điều mà
chúng tôi cân nhắc đó là chúng ta nên cố gắng hạn chế cuộc chiến tranh ở
miền Nam Việt Nam trong phạm vi chiến tranh đặc biệt, và phải cố gắng
để đánh bại kẻ thù trong phạm vi chiến tranh đặc biệt. Chúng ta nên cố
gắng hết sức không để cho đế quốc Mỹ biến cuộc chiến tại miền Nam Việt
Nam thành cuộc chiến giới hạn, và cố gắng hết sức không để cho cuộc
chiến mở rộng ra miền Bắc Việt Nam. Chúng ta phải chấp nhận một chiến
lược rất khéo léo, và không nên kích động họ (Hoa Kỳ). Bộ Chính trị của
chúng tôi đã ra quyết định về vấn đề này, và hôm nay tôi xin báo cáo với
Mao Chủ tịch. Chúng tôi tin rằng điều này là hoàn toàn khả thi.
Mao Trạch Đông: Vâng.
Phạm Văn Đồng: Nếu Hoa Kỳ dám bắt đầu một cuộc chiến tranh giới hạn, chúng tôi sẽ đánh lại và sẽ giành chiến thắng.
Mao Trạch Đông: Vâng, các ông có thể giành chiến thắng (5).
Chế độ bù nhìn miền Nam Việt Nam có vài trăm ngàn quân. Các ông có thể
chiến đấu chống lại họ, các ông có thể loại bỏ một nửa, và các ông có
thể loại bỏ tất cả. [Các ông] dư sức thực hiện nhiệm vụ này. Hoa Kỳ
không thể gửi nhiều quân đến miền Nam Việt Nam. Mỹ có tổng cộng 18 sư
đoàn. Họ phải giữ một nửa, tức là chín sư đoàn ở nhà, và có thể gửi ra
nước ngoài chín sư đoàn. Trong các sư đoàn này, một nửa ở châu Âu, và
một nửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và họ có nhiều đơn vị đóng
quân ở châu Á [hơn những nơi khác trong khu vực], cụ thể là ba sư đoàn.
Một ở Nam Hàn, một ở Hawaii, và sư đoàn thứ ba thì ở nơi nào không rõ
ràng. Họ cũng chưa có tới một sư đoàn thủy quân lục chiến ở Okinawa,
Nhật Bản.
Hiện tất cả lính Mỹ ở miền
Nam Việt Nam thuộc về hải quân, và họ là đơn vị thuộc hệ thống hải quân.
Theo hải quân Hoa Kỳ, họ đã đưa thêm tàu vào Tây Thái Bình Dương nhiều
hơn ở châu Âu. Ở Địa Trung Hải, có Đệ lục Hạm đội, ở đây (Thái Bình
Dương) có Đệ thất Hạm đội. Họ đã triển khai bốn tàu sân bay gần các ông,
nhưng họ đã bị các ông xua đuổi.
….
Mao Trạch Đông:
Nếu người Mỹ dám chấp nhận rủi ro để đưa chiến tranh vào miền Bắc, cuộc
xâm lược này cần được xử lý như thế nào? Tôi đã thảo luận vấn đề này
với đồng chí Lê Duẩn. Dĩ nhiên, [trước tiên] cần xây dựng các công
trình phòng thủ dọc theo bờ biển. Cách tốt nhất là xây dựng các công
trình phòng thủ như những công trình mà [chúng tôi đã xây dựng] trong
cuộc chiến Triều Tiên, để các ông có thể ngăn chặn kẻ thù xâm nhập vào
bên trong đất liền. Tuy nhiên, thứ hai, nếu Mỹ quyết tâm xâm chiếm đất
liền, các ông có thể để cho họ làm chuyện đó. Các ông nên chú ý đến
chiến lược của mình. Các ông không nên để lực lượng chính tham gia một
cuộc đối đầu với họ, và phải duy trì lực lượng chính của các ông. Ý kiến
của tôi là, nếu núi xanh còn đó, các ông lo gì chuyện thiếu củi?
Phạm Văn Đồng:
Đồng chí Lê Duẩn đã báo cáo ý kiến của Mao Chủ tịch với Uỷ viên [BCH]
Trung ương của chúng tôi. Chúng tôi tiến hành đánh giá tổng thể tình
hình ở miền Nam và miền Bắc, và ý kiến của chúng tôi giống như ý kiến
của Mao Chủ tịch. Ở miền Nam Việt Nam, chúng tôi nên tích cực đấu tranh
chống lại [kẻ thù], và ở Bắc Việt Nam, chúng tôi nên chuẩn bị [cho kẻ
thù leo thang chiến tranh]. Nhưng chúng tôi cũng nên thận trọng.
Mao Trạch Đông:
ý kiến của chúng tôi cũng giống vậy. Một số người khác nói rằng chúng
ta đang tham chiến. Thực tế là, chúng tôi đang thận trọng. Nhưng có thể
nói [rằng chúng ta đang tham chiến].
….
Mao Trạch Đông: Các
ông càng đánh bại họ một cách triệt để, họ càng cảm thấy thoải mái hơn.
Ví dụ như, các ông đánh bại người Pháp, và họ sẵn sàng đàm phán với các
ông. Người Algérie đánh bại người Pháp, và Pháp sẵn sàng đi đến hòa
bình với Algeria. [Thực tế] chứng minh rằng, các ông càng đánh bại họ,
thì họ càng cảm thấy thoải mái hơn.
….
Mao Trạch Đông: Có đúng là ông được mời tham dự các cuộc họp ở Hội đồng Bảo an [LHQ]?
Chu Ân Lai: Điều này vẫn còn bí mật. Lời mời đã được U Thant (6) thực hiện.
Mao Trạch Đông: Và U Thant đã mời qua ai?
Chu Ân Lai: Liên Xô.
Mao Trạch Đông: Vậy Liên Xô là trung gian.
Phạm Văn Đồng: Theo Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam, một mặt, họ đã gặp U Thant, và mặt khác họ đã gặp [Ngoại trưởng Mỹ Dean] Rusk.
Mao Trạch Đông:
Không hẳn là một điều tệ hại để thương lượng. Ông có đủ khả năng để đàm
phán. Một vấn đề khác là liệu việc đàm phán sẽ thành công hay không.
Chúng ta cũng có đủ trình độ để thương lượng [với người Mỹ]. Chúng ta
đang đàm phán với Mỹ về vấn đề Đài Loan, và các cuộc đàm phán Trung – Mỹ
cấp đại sứ hiện đang chuẩn bị ở Warsaw. Các cuộc đàm phán đã kéo dài
hơn chín năm.
Chu Ân Lai: Hơn 120 cuộc họp đã được tổ chức.
Mao Trạch Đông:
Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục. Một lần, trong một cuộc họp tại Geneva,
họ không muốn tiếp tục đàm phán. Họ rút những người đại diện, chỉ để lại
một người ở đó phụ trách vấn đề truyền thông và liên lạc. Chúng tôi đã
cho họ một đòn bằng cách gửi họ một lá thư, ra thời hạn cho họ gửi đại
diện trở lại. Họ đã quay trở lại đàm phán sau đó, nhưng họ đã không trở
lại đúng hạn chúng tôi đưa ra, họ đã trở lại trễ vài ngày. Họ nói rằng
đó là tối hậu thư của chúng ta. Vào thời gian đó, một số người của chúng
ta tin rằng, chúng ta không nên ra thời hạn cho họ, cũng không nên đưa
ra tuyên bố gay gắt, và rằng làm như vậy đã trở thành tối hậu thư. Nhưng
chúng ta đã làm, và người Mỹ đã [trở lại đàm phán].
————————————————
Ghi chú:
Ghi chú:
1.
Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), thành viên lâu năm của Đảng Cộng sản Đông
Dương (ICP), làm việc gần gũi với Hồ Chí Minh và là Thủ tướng Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) cho đến năm 1980 (từ năm 1976,
trở thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
2.
Hoàng Văn Hoan (1905-1991), thành viên lâu năm của ĐCS Đông Dương và là
ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động VN từ năm 1960-1976. Hoan là cầu nối
quan trọng giữa Bắc Việt và Trung Quốc, đại sứ Bắc Kinh năm 1950-1957;
dẫn đầu nhiều đoàn đại biểu đến Trung Quốc như Phó Chủ tịch Ủy ban
Thường vụ Quốc hội Bắc Việt vào thập niên 1960. Bị mất ảnh hưởng sau cái
chết của Hồ Chí Minh vào tháng 9 năm 1969. Năm 1973, một lần nữa Hoan
đến Trung Quốc sắp xếp cho chuyến thăm [Trung Quốc] của Lê Duẩn và Phạm
Văn Đồng. Ông đã đào thoát sang Trung Quốc hồi tháng 7 năm 1979. Năm
1986, ông xuất bản cuốn hồi ký của mình (Giọt nước trong biển cả), đã
đưa ra một cái nhìn thoáng qua, hiếm hoi về cuộc sống bên trong của các
ủy viên ĐCS Đông Dương/ Đảng Lao Động Việt Nam.
3.
Lê Duẩn (1908-1986): Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (khu vực phía Nam), sau đó là
Trung ương Cục miền Nam thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Gửi
thư cho các lãnh đạo đảng phản đối Hiệp định Geneve năm 1954. Từ 1956,
quyền Tổng Bí thư Đảng Lao Động Việt Nam. (Hồ Chí Minh chính thức làm
Tổng Bí thư). Từ năm 1957-1959, là người cho trở lại các cuộc đấu tranh
vũ trang ở miền Nam. Từ năm 1960 đến khi mất năm 1986, Lê Duẩn là Tổng
Bí thư Đảng Lao Động Việt Nam (năm 1976 đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt
Nam).
4. Ngay sau sự cố Vịnh Bắc Bộ,
Lê Duẩn đến thăm Bắc Kinh và gặp Mao vào ngày 13 tháng 8 năm 1964. Hai
lãnh đạo trao đổi các báo cáo tình báo về hai sự kiện. Lê Duẩn xác nhận
với Mao rằng sự cố đầu tiên (ngày 2 tháng 8) là kết quả của các quyết
định do người chỉ huy Việt Nam thực hiện tại hiện trường, và Mao Trạch
Đông nói với Lê Duẩn rằng, theo thông tin tình báo Bắc Kinh đã nhận
được, sự cố thứ hai vào ngày 4 tháng 8 “không phải là một cuộc tấn công
có chủ ý của người Mỹ”, nhưng gây ra bởi “phán đoán sai lầm của người
Mỹ, dựa trên thông tin sai”. Có cảm giác triển vọng về cuộc chiến sẽ
được mở rộng vào miền Bắc Việt Nam, Mao nghĩ rằng “có vẻ như người Mỹ
không muốn chiến tranh, các ông không muốn chiến tranh, và chúng tôi
không nhất thiết muốn chiến tranh”, và rằng “vì không ai muốn có một
cuộc chiến, chiến tranh sẽ không xảy ra”. Lê Duẩn đã nói với Mao rằng
“sự hỗ trợ từ Trung Quốc là không thể thiếu, nó thực sự có liên quan đến
số phận của quê hương của chúng tôi… Những người theo chủ nghĩa xét lại
của Liên Xô muốn làm cho chúng ta mặc cả, điều này đã rõ ràng”. Ghi chú
của người biên tập: Trong một số chú thích cuối trang chúng tôi có thêm
thông tin bổ sung từ các nguồn tài liệu giống như các tài liệu của họ.
5.
Ngày 22 tháng 1, năm 1965, Chu Ân Lai nói với một phái đoàn quân sự
Việt Nam: “Theo như cuộc chiến tranh ở Việt Nam, chúng ta nên liên tục
loại bỏ các lực lượng chính của kẻ thù khi họ ra ngoài để tiến hành các
hoạt động càn quét, do đó khả năng chiến đấu của lực lượng kẻ thù sẽ bị
suy yếu, trong khi quân đội của chúng ta sẽ được củng cố. Chúng ta nên
cố gắng tiêu diệt hầu hết các chiến lược ấp của kẻ thù vào cuối năm nay.
Nếu điều này được thực hiện, ngoài sự phá sản chính trị của kẻ thù, có
khả năng chiến thắng sẽ đến sớm hơn mong đợi ban đầu của chúng ta”.
6. U Thant (1909-1974): Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc từ năm 1962-1971.
Dịch từ: www.wilsoncenter.org
© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)
No comments:
Post a Comment