Phạm Trần - Quốc hội và
Hội đồng Nhân dân các cấp của nhà nước Cộng sản Việt Nam bầu ra ngày 22
tháng 5 (2011) sẽ không giúp ích gì cho chủ trương xây dựng đất nước để
đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
như nhà nước tuyên truyền là do “sự lãnh đạo đúng đắn của đảng”.
Tại sao như thế?
Bởi vì những căn bệnh kinh niên như: “Nguy cơ tham nhũng; bệnh quan liêu, dân chủ hình thức; bệnh thành tích, báo cáo không đúng sự thực”
như Tạp chí Xây dựng Đảng nêu ra ngày 20-10-2010 vẫn còn được cử tri
gay gắt phản ảnh với các ứng cử viên Quốc hội trong các cuộc tiếp xúc
bắt đầu từ ngày 3/5 trong cả nước.
Cuộc
vận động bầu cử do Mặt trận Tố quốc các cấp tổ chức sẽ chính thức kết
thúc ngày 18-5, nhưng ứng cử viên được phép vận động riêng đến ngày
20-5.
Tại phiên họp ngày 6-5 (2011) Hội đồng bầu cử đã đưa ra 2 quyết định đáng chú ý:
Thứ
nhất, yêu cầu địa phương phải “Tập trung giải quyết tốt khiếu nại, tố
cáo đối với người ứng cử và tố cáo, khiếu nại trong các lĩnh vực khác để
nhân dân tham gia cuộc bầu cử với tinh thần phấn khởi đạt kết quả cao”.
Nhưng
Hội đồng này, do Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, Chú tịch Quốc hội
khóa XII đứng đầu đã không nói gì đến hồ sơ “114 đơn thư. Trong đó có
37 đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến Đại biểu Quốc hội, Hội đồng
Nhân dân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” của cử tri
gửi cho Mặt trận Tổ quốc, Cơ quan đảng tổ chức bầu cử.
Mặt khác Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng chưa có kết luận đối với “32
đơn tố cáo cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý. Trong đó có 12 đơn tố cáo người ứng cử ĐBQH khóa 13 và
HĐND cấp tỉnh”.
Như thế thì
cử tri phải sử dụng lá phiếu của họ ra sao, và tư cách hợp pháp của các
ứng viên bị tố cáo, khiếu nại sẽ phải xử lý như thế nào, nhất là đối với
các ứng cử viên thuộc diện Bộ Chính trị?
Cuộc
bầu cử Quốc hội lần này có 827 người được Mặt trận Tổ quốc chọn ứng cử,
trong số này có 15 người tự ra ứng cử và 118 người ngòai đảng. Số người
được chọn sẽ là 500 người (tăng từ 494 như dự kiến ban đầu). Tất cả các
đơn vị bầu cử năm nay đều có số người ứng cử dư từ 2 đến 3 để tránh
trường hợp cử tri không được quyền lựa chọn như các cuộc bầu cử trước
đây khi số người ứng cử cũng vừa đúng số Đại biểu cần được bầu.
Báo
chí đảng và các cơ quan tuyên truyền của nhà nước và quân đội không
tiếc lời đề cao tính dân chủ của cuộc bầu cử và quyền lựa chọn của cử
tri. Nhưng dù có đưa cả chiếc thúng lên che mặt đảng cũng không ngăn nổi
ánh sáng của mặt trời vì từ việc chọn ứng cử viên đến tổ chức vận động
và chọn cử tri đi “coi mắt” và “nghe lời hứa” của ứng cử viên cũng đều
do Mặt trận Tổ quốc của đảng làm hết.
Nhưng
mỗi đơn vị bầu cử có cả ngàn cử tri mà buổi tiếp xúc chỉ có vài trăm
người được gọi đến nghe ứng cử viên nói chuyện, nhưng chỉ có vài người
chất vấn thì số cử tri còn lại có biết gì về người mình sẽ bầu đâu mà
quyết định?
Đến báo chí cũng tường
thuật rất hời hợt, không nói lên được tinh thần tranh cử của ứng cử viên
cũng như sự quan tâm của cử tri. Tất cả giống như chuyện quan chức đi
thăm viếng, hay “cỡi ngựa xem hoa” của các phái đòan trung ương về địa
phương.
Vài mẩu tin của Báo Sài Gòn
Giải Phóng ngày 8-05 (2011) đã chứng minh điều này: “Tại huyện Hóc Môn,
300 cử tri tiếp xúc với các ƯCV đại biểu HĐND TP Phan Thanh Hải (Phó Bí
thư Thường trực Huyện ủy huyện Hóc Môn), Nguyễn Thị Hồng (Phó Chủ tịch
UBND TP), Lê Tuấn Tài (Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn), Nguyễn Thị Lệ
Thủy (Báo Người Lao Động) và Dương Hoa Xô (Giám đốc Trung tâm Công nghệ
sinh học TP). Các ƯCV đã nói về hiệu quả của chương trình bình ổn giá,
xóa nghèo, giải quyết việc làm, tái định cư các dự án, thực hiện các
công trình đường sá, bệnh viện trên địa bàn kiến nghị các cấp chính
quyền TP thực hiện các chương trình trên, nhằm tạo bộ mặt mới cho vùng
nông thôn ngoại thành.
Cùng ngày,
cũng tại huyện Hóc Môn, ƯCV ĐBQH Nguyễn Văn Hưng (Chính ủy Bộ Tư lệnh
TPHCM), Nguyễn Văn Minh (Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL), Nguyễn Đăng Nghĩa
(Viện Nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam), Nguyễn Văn Phụng (Chủ tịch Hội
Nông dân TP) và linh mục Phan Khắc Từ (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy
ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam) đã tiếp xúc với hơn 300 cử tri các xã
Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Đông.
Tại
quận Phú Nhuận, các ƯCV ĐBQH Nguyễn Ngọc Đào (Học viện Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh); Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương
mại TPHCM); Đinh Thị Bạch Mai (Chủ tịch Hội LHPN TPHCM); Mach Dares
Samael (Trưởng ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo TPHCM); Đặng Thành Tâm
(Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn); Nguyễn Văn Trứ (Giám đốc Công ty CP
Phần mềm thông tin kinh doanh) đã tiếp xúc với gần 500 cử tri quận Phú
Nhuận để trình bày chương trình hành động và tiếp thu ý kiến cử tri.”
THAM NHŨNG-BẦU CỬ
Nội
dung chất vấn giữa cử tri với ứng cử viên cũng rất hạn chế hay không có
như bài viết của Phóng viên Thái Thiện, báo ViệtNamNet ngày 07-05
(2011) là một bằng chứng :
“Các
cử tri Đặng Tất Niên và Nguyễn Thanh Long (phường Bến Nghé) cho rằng các
ứng cử viên nếu trúng cử nên tích cực lên tiếng bảo vệ quyền lợi người
dân, đề nghị họ có giải pháp cụ thể để thực hiện chương trình hành động,
báo cáo kết quả thực hiện, tránh tình trạng hứa nhưng không làm hoặc
làm chưa tới nơi tới chốn.
Thay
mặt 5 ứng cử viên, ông Trương Tấn Sang (Thường trự Ban Bí thư, Ủy viên
Bộ Chính trị) nói: “Các ý kiến của cử tri phản ánh sự mong mỏi, đòi hỏi
hết sức lớn đối với các ứng cử viên ĐBQH khóa XIII. Chúng tôi hiểu tình
cảm, nguyện vọng đó là chính đáng…”.
“QH khóa XIII sẽ có những chương trình, quyết sách lớn để đưa nghị quyết Đại hội Đảng XI vào cuộc sống. Tôi tin chắc chắn sẽ có bước tiến quan trọng. Chúng tôi rất xúc động và cũng cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của người dân…”.
“QH khóa XIII sẽ có những chương trình, quyết sách lớn để đưa nghị quyết Đại hội Đảng XI vào cuộc sống. Tôi tin chắc chắn sẽ có bước tiến quan trọng. Chúng tôi rất xúc động và cũng cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của người dân…”.
Cử
tri Lê Thanh Bình (phường Bến Nghé) và Võ Ngọc Yến (phường Đa Kao) cho
rằng tình trạng tham nhũng hiện nay rất nghiêm trọng, Đảng, Chính phủ và
QH cần quyết liệt hơn nữa trong chống tham nhũng…
Ông
Trương Tấn Sang cũng đồng tình rằng những năm qua chúng ta đã làm được
một số việc, nhưng so với mục tiêu, yêu cầu là ngăn chặn và từng bước
đẩy lùi tham nhũng thì vẫn chưa thành công.
Ông
nhấn mạnh mục tiêu trước mắt là sửa đổi cơ chế, thể chế và tổ chức chỉ
đạo: “Mục tiêu không thay đổi nhưng cơ chế, chính sách, tổ chức, chỉ đạo
dẫn tới kết quả không tốt thì phải sửa, nhất quyết phải sửa. Điều đó là
tự nhiên thôi, từ cấp trung ương đến địa phương”.
Ông
khẳng định với cử tri sẽ không loại trừ bất cứ sự thay đổi nào, rà soát
tất cả các khâu, thể chế nào, tổ chức nào, con người nào chưa đáp ứng
được mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí đều phải thay đổi.
“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”.
“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”.
Nhưng còn các ứng cử viên khác của đơn vị 1 có bị chất vấn hay nói gì không mà không thấy báo chí đề cập tới?
Bởi
vì, theo Báo Saigòn Giải phóng ngòai Trương Tấn Sang ra còn có các ứng
cử viên Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TPHCM; Hoàng Hữu Phước, Giám
đốc Công ty CP Thương mại dịch vụ tư vấn đầu tư doanh thương Mỹ Á;
Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP và Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng
giám đốc Công ty TNHH Phần mềm FPT.
Chắc
có người cũng muốn hỏi : Lấy tư cách gì mà Sang lại thay mặt cho các
ứng cử viên khác để trả lời cử tri, hay là vì Sang là Ủy viên Bộ Chính
trị nên Sang có quyền ăn nói hơn các ứng cử viên khác ? Nhưng tại sao
cũng là ứng cử viên mà những người kia lại không có quyền bình đẳng, hay
họ không dám nói ? Cử tri sẽ nghĩ gì về họ?
Ngay cả chuyện Sang tự than chưa chống được tham nhũng và nhìn nhận bây giờ có nhiều sâu tham nhũng qúa, “nghe mà thấy xấu hổ… Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này” cũng là chuyện “nói cho qua đường”.
Sang
đã ngồi trong Bộ Chính trị từ khoá đảng VIII (tháng 6/1996), đến khóa
đảng XI là 16 năm mà tham nhũng vẫn ngập đầu, càng ngày đảng càng bị
tham nhũng khống chế, làm tê liệt đội ngũ cán bộ, đảng viên mà bây giờ
Sang lại tiếp tục hứa hão “sẽ không loại trừ bất cứ sự thay đổi nào, rà
soát tất cả các khâu, thể chế nào, tổ chức nào, con người nào chưa đáp
ứng được mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí đều phải thay đổi” thì có
phải Sang đã cho cử tri ăn thêm “bánh vẽ” nữa không ?
NGUYỄN PHÚ TRỌNG LẠI HỨA
Cũng trên báo Sài Gòn Giải phóng đưa tin : “Ngày
7-5 (2011) , Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và các ứng
cử viên (ƯCV) đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII tại khu vực bầu cử số
1, TP Hà Nội đã có cuộc tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình và quận Hoàn
Kiếm.”
Ngoài Trọng còn có các
ứng cử viên Nguyễn Quế Anh, Nguyễn Thị Minh Hồng, Nguyễn Minh Quang và
Lê Hiền Vân, nhưng báo này chỉ tường thuật lời nói của Trọng thì có
thiên vị không?
Hãy nghe thông tín viên A.Thư kể :
“Là ƯCV thứ 4 phát biểu, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, vai trò
trách nhiệm của QH khóa XIII là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tình
hình trong nước và quốc tế đang có nhiều biến chuyển, thách thức.
Tổng
Bí thư khẳng định: “Ở cương vị của mình, tôi sẽ làm hết sức để đổi mới
tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của QH, làm sao để công tác lập
pháp sát thực hơn, nhanh chóng đi vào cuộc sống hơn nữa. Bên cạnh đó,
tôi cũng sẽ quan tâm đảm bảo hoạt động giám sát của QH có những chuyển
biến tích cực, nhất là trong chất vấn, làm sao để các cơ quan hành pháp
thực thi đúng và đầy đủ chức trách của mình…”. Tổng Bí thư cũng đã đề
cập đến trách nhiệm quyết định các công việc quan trọng của đất nước và
hoạt động đối ngoại của QH hiện nay và những năm trước mắt.
Với
tư cách cá nhân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cam kết sẽ tiếp tục học
tập rèn luyện để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm đối phó với những
thách thức trong tình hình mới. Đồng chí chân thành hứa “tắm mình trong
đời sống với cử tri, đập nhịp đập trái tim của người dân, giữ gìn đạo
đức tác phong, lề lối làm việc đúng đắn, gương mẫu; nhắc nhở vợ con,
người thân và các cộng sự chấp hành đúng mọi quy định của pháp luật” và
đề nghị cử tri giám sát chặt chẽ việc thực hiện lời hứa của chính mình.”
Nghe Trọng nói với cử tri như diễn thuyết cho cán bộ nghe. Trọng còn hứa sẽ “đổi mới tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của QH, …. quan tâm đảm bảo hoạt động giám sát của QH ….” , nhưng sau 4 năm làm Chủ tịch Quốc hội Khóa XII, Trọng đã chứng minh là người bảo thủ nhất của Quốc hội và trong đảng.
Trọng
còn làm trì trệ công tác lập pháp; ngăn chặn yêu cầu thành lập các Ủy
ban điều tra Dự án nhà nước để cho Tầu Bắc Kinh vào khai thác Bauxite
trên Tây Nguyên; không điều tra quyết định của 10 Tỉnh cho các Công ty
Tầu Đài Loan, Hồng Kông và Trung Hoa thuê đất dài hạn 50 năm ở các tỉnh
đầu nguồn, có vị trí chiến lược quốc phòng; ngăn chặn Quốc hội chất vấn
Chính phủ về đe dọa chiếm đất, chiếm biển của Trung Hoa ở Biển Đông;
không cho điều tra trách nhiệm và bỏ phiếu bất tín nhiệm Nguyễn Tấn
Dũng, Thủ tướng và các Bộ trưởng có liên quan đến vụ làm ăn thua lỗ 86
ngàn tỷ đồng của Công ty Tầu Thủy Vinashin là những “thành tích” tiêu
biểu không làm tròn nhiệm vụ của Nguyễn Phú Trọng trong tư cách Chủ tịch
Quốc hội từ năm 2006.
Vậy mà Trọng
vẫn còn can đảm để cam kết “tắm mình trong đời sống với cử tri, đập nhịp
đập trái tim của người dân” thì chỉ có những ai mất trí nhớ mới dám tin
vào lời hứa này.
QUỐC HỘI ĐỨNG Ở ĐÂU ?
Tại
Đơn vị 3 Thành phố Hải Phòng, cũng chỉ thấy Báo Hải Phòng và các báo
khác của đảng chú ý đến ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng
Báo Hải Phòng viết : “Ngày
10- 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các ứng cử viên đại biểu Quốc hội
khóa 13 tại đơn vị bầu cử số 3 gồm: đại tá Nguyễn Quang Cường, Chỉ huy
trưởng Bộ chỉ huy quân sự thành phố; Trần Thị Hoàng Mai, Trưởng Đoàn
chèo Hải Phòng; Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Hải
Phòng; Vũ Khắc Viễn, Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận Lê
Chân tiếp xúc cử tri quận Kiến An, huyện An Lão….”
“….Thủ
tướng khẳng định, nếu được cử tri Hải Phòng tín nhiệm bầu là đại biểu
Quốc hội khóa 13, Thủ tướng sẽ nỗ lực, cố gắng hết mình hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; làm tốt vai trò của
người đại biểu Quốc hội, góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của Quốc hội, xây dựng Quốc hội ngày càng vững mạnh, xứng
đáng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; sẽ cùng Đoàn đại biểu Quốc
hội Hải Phòng luôn gắn bó mật thiết, chịu sự giám sát của cử tri, tất cả
vì lợi ích chính đáng của đất nước, của nhân dân. Với cương vị là người
đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo thực hiện hiệu quả NQ Đại hội 11
của Đảng bằng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực, cách làm
sáng tạo; trước mắt tập trung cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế
lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Là đại biểu Quốc hội của thành phố Hải
Phòng, Thủ tướng nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực đóng góp để
Đảng bộ, nhân dân thành phố khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh,
xây dựng Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững; thúc đẩy thực hiện các dự
án lớn trên địa bàn thành phố.”
Nói
năng như thế thì có phải là ngôn ngữ của một người ra ứng cử vào Quốc
hội không hay chỉ hứa chung chung, lướt qua vỏ ngoài hứa hẹn thì đâu cần
phải là Thủ tướng mới “dám hứa” như thế ?
Nhưng
khi Dũng hứa sẽ “góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của Quốc hội, xây dựng Quốc hội ngày càng vững mạnh, xứng đáng là
cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” thì Dũng có biết rằng mình đã được
bầu vào Quốc hội từ Khóa X (9/1997), đến nay là 12 năm mà không biết
đảng, đúng ra là Bộ Chính trị có Dũng trong đó, có coi quyền hạn cao
nhất nước của Quốc hội ra cái quái gì đâu, nói chi đến “vững mạnh” ?
Với
lối làm ăn hình thức, dân chủ gỉa hiệu “đảng cử, dân bầu” rõ ràng như
ban ngày của tất cả các Khoá bầu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân từ trước
đến nay đều như thế cả mà các cơ quan tuyên truyền của đảng vẫn cứ nhắm
mắt nói bừa đó là các cuộc bầu cử có dân chủ, phù hợp với quyền làm của
đất nước của nhân dân thì có thuốc gì để giúp cho đảng hết ngủ mê không?
Những dòng chữ nói quanh che giấu sự thật sau đây của Báo Quân đội Nhân dân đã chứng minh như thế :
“Trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang khẩn trương triển khai các công việc tiến tới bầu cử theo đúng trình tự pháp luật, để ngày bầu cử thực sự là ngày hội xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của toàn dân thì các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc tính chất dân chủ, tính chất nhân dân trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở nước ta. Theo họ, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở nước ta chỉ là hình thức, “không minh bạch”, “đảng cử, dân bầu”. (QĐND, 20-03-2011)
“Trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang khẩn trương triển khai các công việc tiến tới bầu cử theo đúng trình tự pháp luật, để ngày bầu cử thực sự là ngày hội xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của toàn dân thì các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc tính chất dân chủ, tính chất nhân dân trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở nước ta. Theo họ, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở nước ta chỉ là hình thức, “không minh bạch”, “đảng cử, dân bầu”. (QĐND, 20-03-2011)
Đến ngày Thứ Ba, 10/05(2011) báo này lại lên lớp người đọc : “Trong
lúc cử tri cả nước đang náo nức đón chờ ngày đi bỏ phiếu bầu những
người đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp thì một số người do
không hiểu tình hình trong nước hoặc cố tình không hiểu đã đưa những
thông tin sai lệch trên mạng internet về cuộc bầu cử ở Việt Nam.”
Tại
sao lại “sai lệch” ? Chuyện ứng cử, chọn người cho dân bầu và tổ chức
bầu cử cũng chỉ có một mình đảng làm cả thì còn sai lệch làm sao được ?
Chả
nhẽ cũngh tại ”diễn biến hòa bình” và “các thế lực thù địch” mà ra cả
nên Hội đồng Bầu cử, tại kỳ họp thứ 4 ngày 06/05 (2011) mới chỉ thị
trong điểm Thứ hai của Kết luận rằng : “Các cấp, các ngành có kế
hoạch và phương án bảo vệ, dự kiến các tình huống phức tạp có thể xảy ra
nhất là trong ngày bầu cử; phát huy tinh thần cảnh giác của nhân dân để
đề phòng sự phá hoại của các thế lực thù địch đảm bảo an ninh, trật tự,
an toàn xã hội đồng thời duy trì chế độ trực ban, giao ban thường
xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo vệ bầu cử. Bảo đảm thông
tin thông suốt, kịp thời trong quá trình bầu cử; phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ giữa các lực lượng hữu quan trên địa bàn đảm bảo cuộc bầu cử
tiến hành đạt kết quả tốt nhất.”
Tất nhiên phải là “tốt nhất” rồi. Cuộc bầu cử nào mà chẳng đạt kết qủa 99,9%, nếu không là 100% ?
Đảng
cứ yên tâm mà ngủ cho khỏe, suy nghĩ làm chi cho tổn thọ, nhất là bây
giờ nhiều nơi cán bộ, đảng viên đã coi dân như những “kẻ nội thù”. -/-
Phạm Trần
(05/01)
(05/01)
No comments:
Post a Comment