Sự so
sánh không được chính xác lắm: Nhân văn – Giai phẩm gồm một tập thể các
văn nghệ sĩ trong khi đó việc lên tiếng của Giáo sư Ngô bảo Châu nhân vụ
án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chỉ là một cá nhân.
Nhưng muốn nêu lên cách “đánh” trí thức, văn nghệ sĩ, những người đấu tranh cho tự do dân chủ của cs trong hai vụ này.
Nhưng muốn nêu lên cách “đánh” trí thức, văn nghệ sĩ, những người đấu tranh cho tự do dân chủ của cs trong hai vụ này.
Chỉ xin nêu lên vắn tắt một vài chi tiết điển hình sau đây:
Trong Nhân văn – Giai phẩm, Ông Nguyễn Mạnh Tường viết:
1-
Đảng viên Lao động, các cán bộ thi hành thiếu tinh thần dân chủ. Do đó
xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để
sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và
yêu cầu trung ương và chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do
dân chủ.
2- Quần chúng chưa thấm
nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước, do đó chưa tranh đấu thực
hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần
chúng. (1)
Cũng cả gần năm chục nam
nữ văn nghệ sĩ tham gia dấy lên phong trào (Nhân văn – Giai phẩm) đòi tự
do dân chủ, phê bình những sai lầm của chính quyền cs, đặc biệt những
oan sai trong chính sách cải cách ruộng đật vừa mới diễn ra; như Phan
Khôi, Thụy An, Đặng việt Ngữ, Đào duy Anh, Trần đúc Thảo, Nguyễn hữu
Đăng, Trần Dần, Trần đúc Thảo, Văn Cao . . .
Tổng
số báo ra được 5 số kể từ Thàng Chín năm 1956 và bị đình bản vào ngày
15. 12 cùng năm. Sau đó những người tham gia và ngay cà nhũng độc giả
nếu họ biết được cũng bị đàn áp với những tội danh nói xấu, bôi đen chế
độ, gián điệp, chống phá nhà nước, phải đi cải tạo, quản chế, và treo
bút.
Họ thẳng tay trừng trị những kẻ
dám vuốt dâu hùm này. Điều tệ hại nhất là họ gây được mâu thuẫn giữa
những anh em nghệ sĩ với nhau. Mới hôm trước còn anh anh, em em, hôm sau
đã coi nhau như kẻ thù. Có lẽ trong lòng họ cũng thừa biết bạn mình nêu
lên những quan điểm đúng đắn, nhưng họ vẫn lên án, cũng giống kiểu tá
điền đấu tố địa chủ hay con cái đấu tố cha mẹ. . . Họ mặc sức kết án vì
sự an toàn của bản thân và hồi đó xã hội hoàn toàn khép kín, không ai
có phưong tiện tiếp xúc với bên ngoài. Những thông tin, những bài phản
kháng, lên án rất mạnh mẽ trên báo chí, truyền thanh trong Nam, cũng như
trên thế giới. Tại Sàigòn, những tờ báo này còn được in lại để phổ biến
rộng rãi cho mọi người cùng đọc, cùng biết. Tạo nên một niểm phấn chấn
và hy vọng sẽ có thay đổi lớn trong xã hội cs ngoài Bắc trong giới học
sinh chúng tôi
Đây là những nhận định
củaTố Hữu, người phất cờ đàn áp phong trào và những người liên hệ như
sau: “Lật bộ áo “Nhân văn - Giai Phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một
ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám lưu manh, trốt-kít, địa chủ
tư sản phản động quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn,
sách báo chống cộng, phim ành khiêu dâm… Trong cái công ty phản động
“Nhân văn – Giai phẩm” ấy thật sự đủ các loại “biệt tính” từ bọn Phan
Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An,
từ bọn trốt-kít Trường Tửu, Trần đức Thảo đến bọn phản đảng Nguyễn Hữu
Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung đều là những phần tử thuộc
giai cấp địa chủ và tư sản phản động và đều ngoan cố giữ lập trường
quyền lợi giai cấp của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ.(1)
Tiếp đến là những đường mã tấu điêu luyện của Nguyễn công Hoàn dành cho Phan Khôi:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi
Thọ mi mi chúc chớ hòng ai
Văn chương ! Đù mẹ thằng cha bạc
Tiết tháo ! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lo-gích, trước cam làm kiếp chó
Nhân văn, nay lại hít gì voi
Sống dài thêm tuổi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng biết gai.(1)
Rồi
đến Chính Hữu dùng Lựu đạn chày quăng vào mặt Lê Đạt: “Đạt và nhóm Nhân
văn đã hỗn xược buộc Đảng và chính quyền ta phải chọn lấy một trong hai
con đường: hoặc là “lập tức” mở rộng tự do dân chủ, để cho chúng và bọn
thù địch khác phá hoại, và cải thiện “ngay” sinh hoạt cho nhân dân, nếu
không quần chúng sẽ biểu tình.”. . .Còn nhiều nữa. (1)
Ngày
hôm nay với thời đại thông tin mở nhờ internet, mặc dầu nhà nước cs tìm
mọi cách ngăn chặn và hạn chế, nhưng họ cũng không thể ngăn chặn hết
được. Nhiều người trong nước bây giờ tiếp cận thông tin mau lẹ. Họ còn
có những nhận xét và phê bình hết sức chính xác.
Thế
mà có người vẫn tưởng có thể lừa được thiên hạ, và trong vụ mới đây khi
Giáo sư Ngô bảo Châu lên tiếng về phiên xử Tiến sĩ Cù Huy hà Vũ, Ông
Quý Thanh trong bài viết trên Tờ Công an Nhân dân với đề tài “Về sự Ngộ
Nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu” đã phê bình nhận định của Giáo sư Châu có
phần khôn khéo hơn, không ngổ ngáo, trắng trợn như những đao phủ thời
Nhân văn – Giai phẩm giáng xuống bạn bè, đồng đội của mình, nhưng không
thiếu phần dậy khôn và quy chụp. Ông viết:
“Cuộc
sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan
tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu
từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu
phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày hằng giờ.
Sau đó không phải bằng nhát mã tấu thời Nhân văn Giai phẩm, nhưng bằng phát súng hãm thanh ngọt lịm khi ông kết án:
“Vô
tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ
hội khi cổ súy cho chiêu bài dân chủ” Hay “tạo ra sự hoang mang trong xã
hội và sự sụp đổ của niềm tin.”
Và sau cùng “Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn bằng sự lấp lành của ngôn từ.”
Ông
Quý Thanh đang sống ở thời đại thông tin mở, nhưng vẫn dùng những lý
luận quanh co điêu luyện nhằm bóp méo hay gây mờ ám lên một sự thật. Sự
kiện Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đơn giản và rõ ràng. Ông thật anh hùng. Không
phải có mặt trong phiên toà để chứng kiến cử chỉ của ông hay nghe ông
nói. Chỉ nhìn tấm hình với gương mặt ông đi giữa hai công an đủ nói lên
tất cả.
Giáo sư Ngô Bảo Châu có lên
tiếng hay không, con người và ảnh hưởng của Tiến sỉ Vũ vẫn thế. Giáo sư
Châu thấy trước đáp số của bài toán, nên ông lên tiếng là bổn phận cá
nhân của ông với lịch sử mà thôi.
Không
biết có phải Ông Quý Thanh muốn thi thố tài năng chuyên nghiệp hay vì
một lợi ích hay toan tính cá nhân nào đó. Ông thừa biết những búa dìu dư
luận, nhưng ông vẫn cứ làm thì phải coi ông là một người đầy dũng càm
(với ý nghĩa trong câu chuyện Văn hoá Hànội) (2)
Để kết luận, xin mời quý vị cùng thưởng thức bài thơ cách đây hơn nửa thế kỷ của Lê Đạt sau đây:
Đem bục công an đặt giũa trái tim người
Bắt tình cảm ngược theo luật đi đường nhà nước
Có những lời lẽ tiên tri:
Lịch sử muôn đời duyệt lại
Không ai lừa được cuộc đời. (1)
Bùi Lộc
Cước chú:
(1) “Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm” (Wikipedia)
(2) Chuyện dân gian: Văn hoá Hà nội:
Một cô giáo mới được bổ nhiệm về một trường tại Thủ đô Hanội.
Ngay buổi học đầu cô hỏi một học sinh:
- Em cho cô biết dũng cảm là gì ?
- Dũng cảm, em suy nghĩ mấy giây, là đéo sợ.
Cô giáo nhăn mặt và trình lại thày hiệu trưởng:
- Sao học sinh trường này nói tục quá.
Tôi hỏi một em học sinh, dũng cảm là gì và được nó trả lời là đéo sợ.
Thày hiệu trưởng suy nghĩ xong nói với cô giáo:
- Nó nói vậy cũng đéo sai.
http://www.vietnamexodus.info/vne0508/vnenews2/bandocviet/news/vesungonhan.htm
No comments:
Post a Comment