Sunday, May 29, 2011

Melamine trong “bịch sữa” Mạc – Lê

Blog Phanthehai - Dẫu đã thất bại thảm hại ngay chính trên mảnh đất sinh ra nó và đã thất bại trên hầu hết các nơi mà học thuyết này được truyền bá, nhưng học thuyết Mạc- Lê vẫn được nhiều nhà cầm quyền coi như một vũ khí để mê hoặc dân chúng. Hơn thế là để biện minh cho nền chính trị độc tài hiện hữu. Trên thực tế nó cũng đã từng mê hoặc được nhiều người, Chủ tịch cũng không là ngoại lệ.


Tại sao với những nước văn minh, học thuyết này không còn đất sống? Tại sao một học thuyết đã từng gieo rắc bao nhiêu đau thương cho nhân loại vẫn đang được Tiệc ta tôn thờ? Tại sao không ít kẻ là nạn nhân của học thuyết vẫn ngoan ngoãn khuất phục? Thực tiễn này khiến người ta liên tưởng đến sản phẩm sữa của tập đoàn Tam Lộc (Trung Quốc) vẫn được hàng triệu người dân nước này sử dụng trong nhiều năm. Mãi tới tháng 12/2008, khi Bộ y tế Trung Quốc công bố,  melamine trong sữa khiến khoảng 294.000 em nhỏ bị bệnh và 6 bé khác tử vong.

Giữa học thuyết Mạc- Lê và sữa Tam Lộc phải chăng có những điểm tương đồng?. Chất Melamine trong sữa Tam Lộc đã được chứng minh sự nguy hiểm của nó. Còn chất “Melamine” trong học thuyết Mạc- Lê? Chúng ta hãy ngẫm sâu thêm một chút về vấn đề này.

Trước hết nói về Melamine, đó là một loại hoá chất hữu cơ, thường ở dạng tinh thể màu trắng, rất giàu nitrogen. Nitrogen được dùng như tiêu chuẩn để xác định lượng đạm có trong thực phẩm. Để làm tăng thể tích của sữa, người ta thường thêm nước vào sữa tươi. Đồng thời, họ cũng cho thêm melamine vào để làm cho nồng độ đạm (nitrogen) của sữa đạt tới tiêu chuẩn. Xét nghiệm không phân biệt được đâu là đạm tự nhiên trong sữa và đâu là nitrogen của melamine.

Năm 2007, melamine được phát hiện trong thức ăn đóng hộp dành cho thú nuôi. Nó đã làm chết một số lượng lớn chó và mèo vì suy thận. Từ một số ca bệnh của trẻ em ở các bệnh viện TQ, tìm hiểu nguyên nhân mới biết được là chúng đều dùng nhiều sữa Tam Lộc và đều có một lượng Melamine cao quá mức cho phép. Tác động của hóa chất này lên con người gần giống với kết quả thử nghiệm trên súc vật.

Đặc biệt, sự kết hợp của melamine với cyanuric a-xit (cũng có trong sữa bột) sẽ tạo thành muối tinh thể đóng trong các ống thận nhỏ gây bít tắc, sỏi thận, ảnh hưởng đến sự tạo tạo nước tiểu và gây suy thận, tử vong. Một số nghiên cứu trên súc vật cho thấy melamine có khả năng gây ung thư. Melamine có khả năng hủy hoại hệ thống miễn dịch của con người.

Sau nhiều xét nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, Melamine thường gây ngộ độc mãn tính do khó tan trong nước và cần thời gian dài để thải trừ. Tổn thương hệ sinh sản, sỏi bàng quang, sỏi thận và ung thư bàng quan là những hậu quả của việc sử dụng melamine trong thời gian dài.

Để đưa ra được kết luận này, người TQ đã phải trả giá cho hàng ngàn trẻ em bị mắc bệnh và một số em bị tử vong. 294.000 em chỉ là số thống kê được qua các bệnh viện, còn thực tế thì chắc chắn là cao hơn con số đó.
Về học thuyết Mạc Lê, học thuyết này ra đời từ giữa thế kỷ XIX, có nguồn gốc từ châu Âu. Sau một thời gian dài bị áp bức không lối thoát, tầng lớp vô sản và một số nước thuộc địa tiếp cận được với học thuyết này. Đây được coi là hệ thống lý luận bài bản, hoành tráng trang bị cho những kẻ muốn nổi loạn. Theo sự xúi bẩy của Mạc thì: Nếu mất, chỉ có thể là mất xiềng xích nô lệ, còn nếu được thì được cả thế giới.

Gần đây, những cái gọi là “lỗi hệ thống” của thể chế được nhắc đến thường xuyên, như nguyên nhân mọi tình trạng tồi tệ hiện nay của chế dưới sự lãnh đạo của Tiệc CS. Một số quốc gia theo mô hình Mạc Lê đã sụp đổ hàng loạt, một số quốc gia khác thoát chết nhưng vẫn không thể thoát khỏi những di chứng không thể khắc phục được.

Vậy đâu là thứ “Melamine” trong học thuyết Mạc- Lê? Chúng ta hãy đọc lại các tác phẩm kinh điển của Mạc và Lê, mổ xẻ từng luận điểm của hai ông này như các xét nghiệm sinh học của các bác sỹ khi nghiên cứu hiện tượng sữa Tam Lộc.

P.T.H.

No comments:

Post a Comment