Bằng giả ư? Ngày xưa dưới thời phong
kiến tội này nhẹ nhất cũng khép vào giảo giam hậu (bị thắt cổ nhưng còn
giam lại chờ cứu xét sau), vì người được giao chức trách “trị dân” phải
có sở học thật căn bản, mà tìm cách chạy bằng giả thì tức là kẻ thiếu
học, hay nặng lời hơn một chút thì thường mắng nhau là vô học.
Dem cái
vô học ra trị dân đương nhiên sẽ làm dân chết ngắc. Ông vua được gọi là
anh minh tất thông hiểu đạo lý “dĩ dân vi bản”, nên không thể không
nghiêm trị kẻ thiếu/vô học ấy, đã thiếu mà lại còn dám qua mặt nhà vua.
Nhưng bây giờ Đảng không trị tội chắc bởi thấy sở học chẳng cần thiết
cho công tác đảng, chỉ cần nắm được lập trường quan diểm là đủ. Thế thì
ông Ngọc lên chức rõ là do lập trường quan điểm vững chứ đâu phải nhờ có
cái bằng dỏm. Thôi thì hãy bỏ qua cho ông để ông về treo bằng lên tường
cho vui cửa vui nhà.
Bauxite Việt Nam
Mai Thanh Hải Blog
– Đó là ông Nguyễn Văn Ngọc, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Cuối
năm 2010 vừa qua, cái tên “Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc” được dư
luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý bởi việc đi học, lấy bằng Tiến
sĩ chỉ diễn ra trong vòng… 6 tháng và bằng tiền Ngân sách Nhà nước.
"Tiến sĩ 6 tháng" Nguyễn Văn Ngọc
(áo đen, bên phải) |
Ngay
sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn
Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: “Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử
dụng… trong nước” và nghiêm khắc phê bình, yêu cầu ông Ngọc “rút kinh
nghiệm sâu sắc”. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII
(nhiệm kỳ 2010-2015), diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23-10-2010, ông Nguyễn
Văn Ngọc đã không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, tất nhiên không thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo bởi không có tên trong Danh sách Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái và tất nhiên, bị mất chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Không hiểu sao, hơn 6 tháng sau, ông Nguyễn Văn Ngọc được giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Doanh nghiệp Trung ương (tương đương Thứ trưởng), nhiệm kỳ 2010-2015. Việc điều động ông Ngọc vào chức vụ mới, được thực hiện theo nội dung Công văn số 519-CV/VTTU (5-4-2011) của Văn phòng Trung ương Đảng (Thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nhân sự Phó Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương).
Ông Ngọc (ôm hoa) tại buổi chia tay lãnh
đạo Yên Bái, nhận ghế mới |
Sáng
26-4-2011 vừa qua, tại Hà Nội, ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết
định của Ban Bí thư, điều động ông Nguyễn Văn Ngọc đảm nhiệm chức vụ Phó
Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.
————————————
BÁO CHÍ PHẢN ÁNH SỰ VIỆC CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN NGỌC
* Sự việc “lấy Bằng Tiến sĩ” trong vòng 6 tháng của ông Nguyễn Văn Ngọc được đăng tải trên Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh (26-7-2010) cụ thể như sau:
Từ năm 2006, cán bộ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước, theo tinh thần của “Nghị quyết Thu hút nhân tài” của tỉnh Yên Bái sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập và bảo vệ luận văn, luận án. Căn cứ vào chính sách này, năm 2008 ông Nguyễn Văn Ngọc đã đề xuất được đi học. Ngày 2-10-2008, Tỉnh ủy Yên Bái có quyết định số 878 cử ông Ngọc theo học khóa Đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Nam Thái Bình Dương (quyết định không ghi rõ trường ở đâu). Theo đó, ông Ngọc sẽ học tại trường này và bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Malaysia.
Trong
khi chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Việt Nam cũng như các nước trên
thế giới phải kéo dài trên 2 năm (sao lại trên 2 năm, gấp đôi như thế
cũng chưa chắc đã có bằng Tiến sĩ nếu học cho ra học – BVN), thì ông Ngọc chỉ cần 6 tháng đã lấy được bằng Tiến sĩ. Cụ thể:
Tháng
3-2009, ông Ngọc báo cáo hoàn thành khóa học và đề nghị tỉnh hỗ trợ một
phần kinh phí học tập. Điều này được thể hiện tại văn bản số 951 ngày
23-3-2009 của Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái gửi Sở Tài chính đề nghị vận
dụng chính sách hỗ trợ cho ông Nguyễn Văn Ngọc. Công văn nêu rõ: “Toàn
bộ kinh phí chương trình đào tạo MBA của Trường đại học Nam Thái Bình
Dương mà đồng chí Nguyễn Văn Ngọc (Phó Bí thư Tỉnh ủy) theo học là
17.000 USD. Đến nay, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc đã hoàn thành chương trình
đào tạo Tiến sĩ của Trường đại học Nam Thái Bình Dương và được nhận
bằng Tiến sĩ”.
Kèm theo đó là một
thông báo bằng tiếng Anh của Trường Đại học Nam Thái Bình Dương (văn bản
ghi tên trường là Southern Pacific University) ban hành ngày 9-4-2008
về việc khóa đào tạo MBA, có chi phí 17.000 USD. Đáng chú ý, trong thông
báo này không có một chữ nào nhắc tới ông Nguyễn Văn Ngọc mà chỉ là một
tờ thông báo đơn thuần về chương trình đào tạo của nhà trường.
Dù vậy, ngày 31-12-2009, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định 2104/QĐ-UBND hỗ trợ 74 triệu đồng cho ông Ngọc. Khoản tiền này gồm 50 triệu đồng theo chính sách thu hút Tiến sĩ và 24 triệu vận dụng chính sách khuyến khích đào tạo đối với cán bộ đi học Tiến sĩ (1 triệu/tháng). Tổng cộng 24 triệu/24 tháng.
Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng (kể từ khi có quyết định cử đi học), ông Ngọc đã hoàn thành khóa học và có bằng Tiến sĩ thì không hiểu 24 tháng học này được xác định như thế nào?
Ông
Phạm Văn Cường, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Đến nay
(26-7-2010). ông Ngọc vẫn chưa nộp cho tỉnh bản sao bằng Tiến sĩ, cũng
như chưa xuất trình bằng cấp chính thức.
Theo tìm hiểu của Tuổi trẻ,
Trường đại học Nam Thái Bình Dương mà ông Nguyễn Văn Ngọc theo học có
tên là Southern Pacific University đã bị Tòa án Hawaii (Hoa Kỳ) ra phán
quyết giải thể từ ngày 28-10-2003. Bằng cấp của trường này cũng không
được Hoa Kỳ công nhận.
Bằng Thạc sĩ danh dự của Đại học IRVINE ghi tên ông Ngọc |
* Cũng phản ánh sự việc này, Báo Dân trí cung cấp thêm thông tin như sau:
Thay vì nộp cho các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái bản sao Bằng Tiến sĩ được cấp tại Trường đại học Nam Thái Bình Dương, ông Nguyễn Văn Ngọc lại nộp 1 tấm Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Trường đại học IRVINE, bang California (Hoa Kỳ) cấp từ… 10-4-2007 để lưu hồ sơ cán bộ.
Thay vì nộp cho các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái bản sao Bằng Tiến sĩ được cấp tại Trường đại học Nam Thái Bình Dương, ông Nguyễn Văn Ngọc lại nộp 1 tấm Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Trường đại học IRVINE, bang California (Hoa Kỳ) cấp từ… 10-4-2007 để lưu hồ sơ cán bộ.
Về tấm Bằng Thạc sĩ này, theo tìm hiểu [của] Dân trí,
ngày 2-7-2010, trên trang thông tin của TS. Mark A. Ashwill – nguyên
Giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục quốc tế tại Việt Nam (IIE), ở địa chỉ http://markashwill.wordpress.com
đã cảnh báo về Danh sách 20 trường đại học không được công nhận bởi các
Cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền của Mỹ (danh sách này có Đại
học IRVINE – nơi cấp Bằng Thạc sĩ cho ông Ngọc). Phần lớn các trường này
đều là “Trường đại học trực tuyến” (online universities) và một số
trường được xem là “lò sản xuất văn bằng” (diploma mills) vì có rất ít,
hoặc không có yêu cầu về học tập đối với người được cấp bằng.
* Với tiêu đề “Phó Bí thư Tỉnh ủy học giả, xin tiền thật”, báo Đất Việt
còn phát hiện: Chưa nộp “Bằng Tiến sĩ” nhưng ông Nguyễn Văn Ngọc vẫn
khăng khăng đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái bổ sung vào hồ sơ cán
bộ, học vị mới của mình là… Tiến sĩ. Điều này rất vô lý bởi văn bằng duy
nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhận được, chỉ là tấm “Bằng Thạc sĩ danh dự
ngành Quản trị kinh doanh do Đại học IRVINE cấp.
*
Diễn biến sự việc “Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Ngọc lấy bằng Tiến sĩ
trong vòng 6 tháng” được đăng tải trên rất nhiều tờ báo khác như báo Tiền phong, báo Pháp luật xã hội … Gọi đúng bản chất sự việc là “Hư danh và dối trá”, báo Lao động
cho rằng: “Đây là một trường hợp hiếm hoi không chỉ trong nước mà cả
trên thế giới, lấy học vị Tiến sĩ chỉ bằng thời gian học một… Chứng chỉ
Tin học” và đặt câu hỏi: “Hiện nay, tỉ lệ cán bộ Nhà nước có học vị
Thạc sĩ, Tiến sĩ của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trên thế giới,
trong đó có những quốc gia tiên tiến. Thế nhưng chất lượng quản lý, điều
hành xã hội và phát triển kinh tế của chúng ta vẫn đang rất thấp so với
họ. Tiến sĩ nhiều như vậy để làm gì?“.
Các trí thức, nhà khoa học lên tiếng
GS -Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT):
“Cán bộ như thế thì quản được ai, nói ai nghe?
…
Nhà nước không yêu cầu công chức, viên chức phải có học hàm, học vị mới
được làm lãnh đạo. Nhưng chuyện sính bằng cấp trong xã hội dẫn đến động
cơ đổi tiền bạc lấy học hàm, học vị để kiếm địa vị, chức tước đã “mặc
định” nhiều năm nay trong xã hội.
Tôi thấy buồn về chuyện cán bộ chủ chốt của địa phương mà lại đi đổi tiền, đổi tiền của Nhà nước để lấy tấm bằng của ngôi trường mà không ai xác định rõ danh tính thế nào. Cán bộ, Đảng viên mà làm thế thì quản lý được ai, nói ai nghe. Điều đó thậm chí ảnh hưởng xấu đối với cả thế hệ trẻ.
Để
xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. Bộ phải trực
tiếp đứng ra giải quyết những tồn tại trên, phải rà soát lại chất lượng
bằng cấp để đánh giá công bằng xem ai là người học thật, ai học giả.
Từ
2001 – 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn
10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. Nhưng không hiểu sao vấn
đề này lại chưa được công bố rộng rãi. Do vậy mới lại xuất hiện tình
trạng quan chức bỏ tiền ra mua sắm bằng giả về trình cơ quan để được có
chức tước…
GS – TS Phạm Tất Dong (Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương):
GS – TS Phạm Tất Dong (Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương):
“Làm ô danh nhà khoa học chân chính”
…
Sáng nay (29/7/2010- PV), tôi tham dự Hội đồng Phản biện Đề tài Quốc
gia về Giáo dục trong kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế. Tại đây,
câu chuyện quan chức học bằng Tiến sĩ tại nước ngoài chỉ trong 6 tháng
được đưa ra công khai, đã làm nóng bỏng và gây bức xúc cho tất cả hội
trường.
Đây không phải trường hợp đầu
tiên, mà nếu kiểm chứng lại sẽ có rất nhiều trường hợp tương tự. Tôi
quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng
vạn Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi
cầm tấm bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ
ràng.
Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì “tên tuổi” của những Thạc sỹ, Tiến sĩ “dởm” này làm ô danh đội ngũ nhà khoa học chân chính…
GS Văn Như Cương (Ủy viên Hội đồng giáo dục Quốc gia):
“Đào tạo cho xong, lấy bằng cho có”
GS Văn Như Cương |
…
Trong xã hội hiện nay đang tồn tại xu thế trọng bằng cấp hơn thực tài.
Người có bằng cấp thường được cân nhắc lên chức, có quyền cao chức trọng
trong bộ máy lãnh đạo. Chính điều đó mới dẫn tới chuyện công chức, viên
chức đua nhau đi học để có được cơ hội thăng tiến. Không đất nước nào
đào tạo Tiến sĩ thời gian chỉ 6 tháng.
Theo
tôi, đây chắc chắn là bằng giả và phải thu ngay. Đây là chuyện đào tạo
cho xong, còn người làm bằng cấp thì cho có và không cần biết chất lượng
của ngôi trường đó thế nào, miễn là kiếm được tấm bằng trình lãnh đạo.
Câu
chuyện “học giả” mong có “chức thật” còn đau đớn hơn khi xã hội dễ dàng
chấp nhận những người đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở những ngành nghề không
liên quan đến chuyên môn của mình. Khi học xong, đem bằng về cất vào tủ.
Còn cơ quan không biết sử dụng người học nhầm chỗ đó làm gì để phát huy
hiệu quả.
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN và NĐ của Quốc hội):
“Buồn vì thói hiếu danh hám lợi”
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết (Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN và NĐ của Quốc hội):
“Buồn vì thói hiếu danh hám lợi”
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết |
…
Tôi thấy thật đáng buồn với những hành vi thể hiện thói hiếu danh hám
lợi của những người đang giữ cương vị lãnh đạo. Từ thực tế này cũng phải
xem lại chính sách sử dụng cán bộ của mình. Phải chăng chúng ta đang
quá phiến diện, cực đoan, đề cao tiêu chuẩn bằng cấp mà không trân trọng
thực tài. Bên cạnh đó cũng phải xem lại công tác giáo dục rèn luyện cán
bộ như thế nào mà lại để một Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lại có
những hành vi gian lận, lừa dối lãnh đạo, lừa dối nhân dân như vậy?.
Qua
đây, tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT thực hiện kiểm tra, rà soát chặt chẽ vấn
đề mở rộng liên kết đào tạo, nhất là đối với các cơ sở đối tác nước
ngoài. Tâm lý sính ngoại dường như cũng xuất hiện trong tư tưởng quản lý
khiến lãnh đạo đề cao đối tác nước ngoài, ngay cả khi không rõ tư cách
pháp nhân của họ như thế nào…
No comments:
Post a Comment