Saturday, April 30, 2011

Việt Nam Bất Lực Trong Việc Kềm Chế Lạm Phát

Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN - Vào những năm 2008, Lạm phát tại Việt Nam nhẩy vọt. Nhà Nước cũng đưa ra những biện pháp cấp thời khống chế. Thời ấy, Nhà Nước tránh né những Lý do Lạm phát nội tại mà chỉ tìm đổ lỗi cho những lý do ngoại tại thuộc cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế. Khi đã cố ý tránh né lý do như vậy nhằm giữ danh dự cho Cơ chế, thì những biện pháp chữa trị “ngoài da“, thoa chỗ này, thì bùng chỗ kia


Ngày nay Lạm phát lại tăng lên gấp bội. Một điều phải lưu ý là Lạm phát tại Việt Nam luôn luôn cao hơn nhiều đối với các quốc gia trong vùng , dù những quốc gia này và Việt Nam cũng sống trong tình trạng chung của Lạm phát.

Theo phân tích của Bản Báo Cáo của Ngân Hàng Thế giới đầu năm 2011, thì

“Từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng.”

Trước những công kích đối với những biện pháp vá víu chống lạm phát ở những năm trước đây, lần này Nhà nước thêm vào những biện pháp chống Lạm phát hai chữ “vĩ mô“ cho có hệ thống trước sau. Nhà Nước cũng khẳng định cho dân rằng mối quan tâm hàng đẩu của Chính phủ là kềm chế Lạm phát. Trong cuộc Phỏng vấn Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH do Ký giả MẶC LÂM thực hiện ngày 05.04.2011, Ts Lê Đăng Doanh tuyên bố:

“Ưu tiên số 1 hiện nay là phải chống lạm phát, vì có giảm lạm phát mới hạ được lãi suất tiền tiết kiệm, giữ được tiền tiết kiệm của dân.”
Nhưng theo quan sát những biệc pháp mà Nhà Nước muốn tăng cường hiện nay, thì dường như Chính phủ đang phải bận tâm hàng đầu với hai cuộc chiến đối với dân:

1) Về mặt CHÍNH TRỊ, CSVN chủ trương một Cơ chế ĐỘC TÀI và đang phải lo lắng, tìm mọi thủ đoạn chống đỡ quyền TỰ DO cá nhân từ người dân. Sự sôi động của nó đến từ tầm lan tràn của những cuộc Cách Mạng tại Bắc Phi và Trung Đông ra khắp Thế giới, nơi nào có độc tài bóc lột.

2) Về mặt TIỀN TỆ (Kinh tế/Tài chánh), CSVN chủ trương Tiền ĐỒNG VN ĐỘC TÀI và đang phải đưa ra những biện pháp, thủ đoạn có thể “vô nhân đạo“ để chống đỡ đồng ĐO-LA MỸ TỰ DO. Thậm chí CSVN còn gọi đây là Mặt trận Chống Đo-la hóa Kinh tế định hướng XHCN của họ.

Trong cuộc chiến thứ hai về TIỀN TỆ (Kinh tế/ Tài chánh), Nhà Nước đưa ra những biện pháp nhằm cướp giựt Đo-la và Vàng của dân, chứ không có liên hệ gì đến vấn đề Kềm chế Lạm phát.

Cho dù việc Kềm chế Lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Nhà Nước đi nữa theo như khẳng định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thì chúng ta cũng phải xét xem những biện pháp đưa ra có nhằm hay có khả năng kềm chế được Lạm phát hay không, hay chỉ là những biện pháp đưa ra mang tính cách lấy lệ thoa bóp bên ngoài để làm giảm cơn khổ của quần chúng nghèo nạn nhân của Lạm phát hiện nay.

Cũng như những biện pháp mà chính Nguyễn Tấn Dũng hô hào trong nhiều năm trường để chống Tham nhũng. Đó là những biện pháp kiểu “dầu cù là“ thoa bóp ngoài da nhằm mỵ dân. Tham nhũng, Lãng phí vẫn còn và tăng gấp bội. Không thể khuyên đảng viên lấy Tinh thần Cách Mạng mà chống Tham nhũng, Lãng phí, mà phải đi vào chính cái căn nguyên con bệnh để mà diệt tận gốc. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng và cả đảng CSVN không dám đi vào cái căn nguyên con bệnh, thì không thể nào chữa nổi bệnh Tham nhũng, Lãng phí.
Cái Căn nguyên căn bệnh Tham nhũng, Lãng phí chính là cái Cơ chế CSVN hiện hành chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, nghĩa là việc đánh đĩ giữa độc tài Chính trị và độc quyền Kinh tế để đẻ lòi ra Tham nhũng, Lãng phí. Phải diệt chính cái Cơ chế đánh đĩ đó thì Tham nhũng, Lảng phí mới có thể kềm chế được. Đó là điều bất lực của Nhà Nước CSVN.

Cũng vậy, muốn Kềm chế được Lạm phát, thì phải đi vào chính những căn nguyên thực sự gây ra Lạm phát và phải can đảm chữa trị những căn nguyên ấy, chứ không chỉ dùng dầu cù là thoa bóp ngoài da để mỵ dân, để an ủi dân đang phải chịu khổ cực vì Lạm phát.

Lạm phát là gì ?

Trong Chế độ Bản vị tương đương Hàng hóa, Dịch vụ với đồng Tiền, Lạm phát hiện ra khi so sánh một Lượng Tiền nhất định đối với tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ ở hai thời điểm khác nhau. Nếu cùng một Lượng Tiền mà tương đương Hàng hoá hay Dịch vụ ít đi, người ta gọi là Lạm phát hay vật giá tăng. Cũng vậy, nếu cùng một Lượng Hàng hóa hay Dịch vụ mà phải dùng một Lượng Tiền cao hơn mới mua được, người ta gọi là Lạm phát hay vật giá tăng.

Tỉ dụ trong tháng 12.2010, để có mộ tôphở gà, phải có lượng tiền là 2’000 Đồng VN. Ở thời điểm đầu tháng 4.2011 này, muốn có một tô phở gà giống hệt, phải cần lượng tiền là 2’500 Đồng VN. Lạm phát là (500/2000) x 100 = 25% hay vật giá tô phở tăng 25%. Nếu một người chỉ có lượng tiền cố định 2’000 Đồng VN. Tháng 2.2010, người đó ăn được một tô phở gà cho no bụng. Đầu tháng 4.2011, người đó cũng chỉ có 2’000 Đồng VN, họ chỉ ăn được 2/3 tô phở và bụng đói. Đây cũng là Lạm phát, vật giá tăng, nhưng là do tương đương hàng hóa kém đi.

Đâu là những lý do chính yếu gây Lạm phát ?

Với định nghĩa của Lạm phát và những tỉ dụ cụ thể nói ở trên, chúng ta có thể nhìn một cách đơn giản đầu tiên là có những lý do tác động lên LƯỢNG TIỀN làm cho người cầm tiền phải trả một lượng tiền lớn hơn để có cùng một lượng hàng hóa, có những lý do tác động lên hàng hóa, dịch vụ làm lượng hàng hóa, dịch vụ ít đi sánh với lượng tiền vẫn đứng cố định.

Chúng tôi dùng Công thức đơn giản nhất của FISCHER về việc so sánh Lượng Tiền lưu hành và Lượng Hàng hóa, Dịch vụ sản xuất và trao đổi:

M.V
—— = P
T

M là Lượng Tiền cho vào lưu hành. V là tốc độ vận hành của đồng Tiền. Nếu V quy nhanh, thì lượng Tiền lưu hành tăng khối lượng lên. T là tổng lượng Hàng hóa, Dịch vụ sản xuất và trao đổi trong một khoảng thời gian. P là Chỉ số giá cả tiêu dùng.

T bao gồm những lý do tác động lên Lượng Hàng hóa và Dịch vụ tăng lên hay giảm xuống. M.V bao gồm những lý do tác động lên Lượng Tiền lưu hành. Cứ theo Công thức trên đây, nếu P tăng, tức là Lạm phát: (i) một là do T Lượng Hàng hóa, Dịch vụ sản xuất và trao đổi yếu kém đi; (ii) hai là do M.V Lượng Tiền lưu hành tăng lên. Nếu T giảm đồng lúc với MV.tăng, thì Lạm phát phi mã hai tốc độ.

(i) Những lý do tác động lên (T) Lượng hàng hoá, Dịch vụ trao đổi

Trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã khẳng định một câu then chốt kết án cả một hệ thống Tập đoàn nhà nước, đó là việc yếu kém hiệu năng của những Tập đoàn này:

“Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết”.

Kém hiệu năng có nghĩa là phía T Lượng Hàng hóa, Dịch vụ trao đổi giảm xuống. Điều này làm cho Lạm phát, vật giá tăng ngay cả trong trường hợp M.V Lượng Tiền lưu hành không thay đổi.

Cái hiệu năng thuần túy Kinh tế được đo bằng Độ lớn rộng của Biên độ Lợi nhuận (Marges Bénéficiaires) chứ không phải Tổng lượng bán hàng. Trong Thế giới cạnh tranh hiện nay, nhất là Việt Nam đã vào WTO /OMC, việc cạnh tranh ở Thị trường rất xít xao đến nỗi các Công ty tham dự khó lòng tăng giá bán để Tổng lượng bán hàng tăng lên cao. Theo Kinh tế gia Paul SAMUELSON, Giáo sư Kinh tế Havard và Nobel Kinh tế, thì Biên độ Lợi nhuận (Marge Bénéficiare) đi đến triệt tiêu trong lâu dài ở Thị trường cạnh tranh.

Vì vậy, để có thể có được Biên độ Lợi nhuận nới rộng, các Công ty đặt trọng tâm ở việc quản trị Giá thành thấp xuống, chứ không phải ở chỗ tăng Giá bán. Chính vì điểm quan trọng là quản trị Giá thành mà các Tập đoàn quốc doanh có những sai lỗi, yếu kém không thể chữa trị được. Nó thuộc vào Cơ chế CSVN. Những Tập đoàn quốc doanh phạm vào việc quản trị Giá thành yếu kém sau đây:

* Cơ sở Tập đoàn đồ sộ tốn kém, thiết bị sản xuất quá mức sánh với hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Tất cả để lấy cái danh cho Tập đoàn chứ không theo chỉ tiêu Kinh tế. Đây là Chi tiêu cố định (Charges fixes) quá quan trọng sánh với lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất. Chi tiêu cố định là những Chi tiêu giết chết xí nghiệp (Les Charges fixes sont des charges qui tuent l’Entreprise)

* Về những Linh kiện và Nguyên vật liệu, thì phần lớn lại nhập cảng từ nước ngoài khiến Giá thành tăng lên cao, và do đó làm giảm Biên độ Lợi nhuận.

* Lý do quan trọng hơn cả là Tham nhũng và Lãng phí mỗi khi xây Cơ sở hay mua thiết bị, mua những Linh kiện hay Nguyên vật liệu. Những người trách nhiệm Tập đoàn nhằm có những mua bán để Tham nhũng và Lãng phí. Đây là việc dễ dãi có vốn và không bị kiểm soát gắt gao từ Nhà Nước vì cùng đảng bao che cho nhau, hay chia phần tham nhũng, lãng phí cho nhau.

Những lý do thiếu hiệu năng trong quản trị chi tiêu không những làm tăng Lạm phát, mà còn đang dẫn nền Kinh tế quốc doanh đến phá sản như tình trạng hiện nay.

(ii) Những lý do tác động lên (M.V) Lượng Tiền lưu hành

Nhà Nước dễ dãi và dồn Tiền quá nhiều vào lưu hành qua những Tập đoàn quốc doanh khiến lượng (M.V) tăng lên gấp bội. Việc tăng (M.V) này, theo Công thức của FISCHER, tất nhiên làm tăng Lạm phát về phía Tiền bạc.

Cũng trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thẳng thắn xác nhận cái lỗi của Nhà Nước :

« Đương nhiên lạm phát trước hết là sản phẩm của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, bởi vì so với các nước trong khu vực thì lạm phát của Việt Nam cao nhất và cái cung tín dụng, cung tiền của Việt Nam cũng là cao nhất, và bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là cao nhất, vì vậy cho nên muốn giảm lạm phát thì trước hết phải giảm cung tiền và cung tín dụng. »

Trong Bản Phúc Trình của Ngân Hàng Thế Giới đầu năm 2011, bản Phúc trình phê bình Đầu tư của Nhà Nước quá lớn cho những Tập đoàn quốc doanh mà hiệu quả lại rất yếu kém :

« Đầu tư Công: Số lượng và hiệu quả đầu tư công có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế Việt Nam. Vốn đầu tư công đến từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tín dụng và các nguồn khác, trong đó, hai nguồn đầu tiên chiếm tới 3/4 tổng số đầu tư công. Biểu đồ dưới đây cho thấy đầu tư công không ngừng gia tăng, chỉ giảm vào năm 2008 nhằm khống chế lạm phát bộc phát mạnh. Do khối lượng đầu tư công chiếm tới 49% trên tổng số đầu tư giai đoạn 1995-2008 và hệ số ICOR của khu vực công cao gấp rưỡi hệ số ICOR chung của nền kinh tế, hiệu quả đầu tư của khu vực công đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến NLCT của nền kinh tế Việt Nam (NLCT p.40). »

Về phương diện thổi phồng số vốn cho vào Lưu hành (M.V) khiến Lạm phát tăng vọt, chúng tôi muốn chú thích đến hai lãnh vực rất nguy hiểm cho nền Kinh tế :

* Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, dưới quyền độc tài Chính trị ra lệnh, đã phá giá đồng Tiền VN nhiều lần. Chính việc phá giá này trực tiếp giảm giá trị Tiền tệ và tất nhiên trực tiếp gây Lạm phát.
Về phương diện Nhà Nước độc tài ra lệnh cho phá giá Tiền tệ để xẩy ra Lạm phát phi mã, chúng tôi luôn luôn trích lời của Giáo sư Florin AFTALION đã quá kinh nghiệm với những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:

”… dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)

(… tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)

* Hệ thống Ngân Hàng Thương mại với những Phát hành Tiền khả thể (Monnaie virtuelle)

Tiền Giấy công khai (Billet de Banque officiel) do Ngân Hàng Trung ương trách nhiệm phát hành. Nhưng khi một Ngân Hàng Thương mại giữ Cash Deposit tới mức 20% chẳng hạn, thì Ngân Hàng này có thể phát hành những Phương tiện thanh toán tới mức 100%, rồi tìm Chiết khấu, sau đó lại Phát hành tiếp. Tiến trình Phát hành này để các Công ty sử dụng tất nhiên thổi phồng lên Lượng Tiền lưu hành. Đó là nguồn quan trọng của tình trạng Lạm phát phi mã và tạo ra Khủng hoảng Tài chánh.

Chúng ta có những tỉ dụ cụ thể như hệ thống Ngân Hàng cho vay lỏng lẻo và thổi phồng Tín dụng. Đó là tỉ dụ hệ thống Ngân Hàng tại Á châu thời Khủng hoảng Tài chánh năm 1997 mà Bà Francoise NICOLAS đã phân thích và Quỹ Tiền tệ Quốc tế khi phải can thiệp đã buộc những Quốc gia nhận hỗ trộ phải cải tổ lại hệ thống Ngân Ngân cho xít xao. Một tỉ dụ gần đây nhất, đó là tỉ dụ của hệ thống Ngân Hàng Mỹ đã phát hành và cho ra những Subprime Mortgage Credits tạo Khủng hoảng Tài chánh năm 2008.

Tiền khả thể (Monnaie virtuelle) là Tín dụng thuộc về tương lai. Những Letters of Credit, Bank Guarantees, Standby Letters of Credit, Promissory Notes là những Phương tiện thanh trả như Tiền, nhưng chưa hiện thực. Giá trị của nó còn nằm trong khả thể, nghĩa là thuộc về hoạt động Kinh tế, Thương mại tương lai để cho những Giấy Ngân Hàng ấy giá trị hiện thực. Nhưng tương lai là bấp bênh.

Nhiều Ngân Hàng còn sử dụng ngay những Leased Bank Guarantee, chỉ cần thuê một Bank Guarantee với Tiền thuê 15-20% của Face Value để làm Collateral mà đi vay vốn.

Tất cả những Giấy tờ Ntgân Hàng này tạo nên một Bank Documents Market mà người ta có thể mua bán, cho thuê với nhau. Chúng ta ở một Thị trường của Tiền khả thể làm phồng lên Lượng Tiền lưu hành (M.V) khiến Lạm phát tăng vọt.

Trong số VietTUDAN này, chúng tôi đăng bài viết về vụ ALC II thua lỗ 3’000 tỉ đồng và liên lụy đến 30 Tổ chức Tài chánh. Vụ này liên hệ đến Ngân Hàng AGRIBANK. Nhắc đến tên Ngân Hàng này, chúng tôi nhớ đến chính Ngân Hàng này đã làm một nghiệp vụ ngân hàng hết sức cẩu thả khiến một Công ty tại Sài Gòn mất EUR.1’400’000 lãng xẹt.

Số là Công ty ĐẠ ĐÔ THÀNH đi vay vốn EUR.70’000’000 do một Tập đoàn Tài chánh ở Luân Đôn hứa với điều kiệm mua Bảo Hiểm mà không cần Bảo Lãnh Ngân Hàng. Muốn mua Bảo Hiểm, thì phải trả trước 2% của Tổng số vốn vay, nghĩa là EUR.1’400’000.- Ngân Hàng AGRIBANK là Cố vấn và có nhiệm vụ chuyển trước EUR.1’400’000.- sang cho Trương mục của Hãng Bảo Hiểm nắm tại Istambul Thổ Nhĩ Kỳ. Ngân Hàng AGRIBANK đã chuyển tiền xong xuôi, nhưng Công ty Đại Đô Thành không thấy họ chuyển vốn cho vay.

Một người ở Hong Kong quen biết tôi và giới thiệu với Công ty ĐẠI ĐÔ THÀNH để Công ty này nhờ tôi lùng kiếm Tập đoàn Tài chánh Luân Đôn. Tôi cũng tìm ra đây là Tập đoàn Tài chánh ma tại Luân Đôn và tìm ra hai thủ phạm biển thủ đang ẩn náu tại Istanbul. Tôi khuyên Công ty ĐẠI ĐÔ THÀNH là số tiền EUR.1’400’000.- chắc chắn là mất rồi vì những kẻ biển thủ đã tẩu tán số tiền ấy. Bây giờ nhờ Luật sư kiện, lại tốn tiền thêm vô ích, vì chỉ có thể bắt kẻ biển thủ vào tù, chứ chúng đã tẩu tán tiền bạc thì lấy đâu mà trả lại.
Tôi nói với Công ty ĐẠI ĐÔ THÀNH là hãy mắng chửi Ngân Hàng AGRIBANK là ngu xuẩn. Khi chưa nắm chắx chắn vốn cho vay, thì Tiền cọc chỉ chuyển vào một Escrow Bank trung gian mà thôi. Làm nghiệp vụ ngân hàng, mà AGRIBANK đi chuyển EUR.1’400’000.- một cách cẩu thả như vậy. Lỗi là tại AGRIBANK cẩu thả.

Hệ thống Ngân Hàng Thương mại ham Tiền lời và Hoa hồng cao, mà phát hành nhưng Phương tiện thanh trả Tiền khả thể một cách cẩu thả không xét kỹ khả năng hoàn vốn, thì hệ thống Tín dụng trở thành loạn và dễ tạo Khủng hoảng Tài chánh vậy.

Nhà Nước Việt có thể kềm chế nổi Lạm phát hay không ?

Khi phân tích những lý do chính yếu trên đây đưa đến Lạm phát hiện hành, chúng ta thấy Nhà Nước CSVN khó lòng, hoặc bất lực đưa ra những biện pháp kềm chế nổi Lạm phát. Không thể kềm chế những lý do này theo kiểu dầu cù là thoa bóp ngoài da bởi vì những Lý do chính Lạm phát thuộc vào Cơ chế CSVN.

Trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói chính yếu đến biện pháp giảm chi của Nguyễn Tấn Dũng , hoặc chỉ chi khi thấy có hiệu quả sản xuất, rồi kêu gọi dân đóng góp:

“… so với các nước trong khu vực thì lạm phát của Việt Nam cao nhất và cái cung tín dụng, cung tiền của Việt Nam cũng là cao nhất, và bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là cao nhất, vì vậy cho nên muốn giảm lạm phát thì trước hết phải giảm cung tiền và cung tín dụng.

Tôi hy vọng là kỳ này Ngân Hàng Nhà nước sẽ thực hiện được cam kết của mình vì 2010 thì chỉ tiêu để cung tín dụng là 25% nhưng trong thực tế khi báo cáo trước Quốc Hội tuần trước thì đã xác nhận là đã có tăng lên trên 30% và cung tiền cũng tăng khoảng 30%, như vậy là mức cung phương tiện thanh toán còn rất là lớn, và để giải quyết vấn đề này thì tôi nghĩ rằng chính phủ phải đi đầu bằng cách cam kết cắt giảm bội chi ngân sách, cắt giảm các khoản đầu tư kém hiệu quả và nêu gương trong vấn đề tiết kiệm, và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn và nguồn lực của nhà nước, và đấy chính là sự đóng góp của nhân dân.”

* Đối với những lý do tác động lên (T) Lượng sản xuất Hàng hóa, Dịch vụ, thì những Tập đoàn quốc doanh đang sống ngắc ngoải. Nếu giảm cung vốn, thì họ đi vào phá sản. Đây là điều mà Nguyễn Tấn Dũng không thể để phá sản như vậy vì họ là những con đẻ của Nguyễn Tấn Dũng. Đứng về phương diện hiệu quả sản xuất, thì không thể một sớm một chiều mà tăng được hiệu quả của những Tập đoàn quốc doanh. Lạm phát tăng mỗi ngày, mà hiệu quả của Tập đoàn quốc doanh phải trường kỳ. Nói về vấn đề dân đóng góp, thì Cơ chế Nhà nước chủ đạo Kinh tế đang tụt dốc. Dân mất tin tưởng, làm sao dân bỏ tiền ra cho cho những Tập đoàn quốc doanh thâm thủng, tham nhũng, lãnh phí.

* Đối với những lý do tác động lên (M.V) Lượng Tiến lưu hành, tước hết Nhà Nước bất lực với chính mình bởi lẽ chính Nhà Nước quyết định phá giá đồng bạc để tạo Lạm phát. Đối với hệ thống Ngân Hàng Thương mại đang phát hành những Phương tiện thanh trả Tiền khả thể (Monnaie virtuelle), thì họ đang có những ràng buộc với tương lai. Có những Phương tiện ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, họ không thể ngưng ngay được bởi lẽ những hậu quả tiếp tục trong trung hạn và dài hạn. Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế đòi buộc việc cải tổ hệ thống Ngân Hàng vào những năm 1997 tại một số nước Á châu, thì IMF/FMI phải cung cấp Tiền cho hệ thống. Nhà Nước Việt Nam cạn kiệt Ngân sách và không thể cung cấp vốn cho hệ thống Ngân Hàng Thương mại, thì khó lòng dùng quyền Chính trị mà bắt hệ thống Ngân Hàng này cải tổ, trừ trường hợp dùng độc tài mà đóng cửa một số Ngân Hàng. Trong số những Ngân Hàng Thương mại, những Tổ chức Tài chánh – tỉ dụ như chính của con gái Nguyễn Tấn Dũng – thì đó là con cháu của đảng, làm thế nào Nguyễn Tấn Dũng đóng cửa được.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

http://www.vietthuc.org/2011/04/30/cs-vi%E1%BB%87t-nam-b%E1%BA%A5t-l%E1%BB%B1c-trong-vi%E1%BB%87c-k%E1%BB%81m-ch%E1%BA%BF-l%E1%BA%A1m-phat/

No comments:

Post a Comment