Tác giả: Carl Berstein và Marco Politi
Lời giới thiệu (1996): Thế giới biết tới Đức Thánh cha Gioan Phaolô II như một thủ lãnh tôn giáo đầy quyền uy với sự điều khiển khéo léo việc truyền thông, nhưng cho đến nay, sống trong bầu khí cởi mở của Vatican, vị ấy còn giữ lại điều gì khó hiểu.
Lời giới thiệu (1996): Thế giới biết tới Đức Thánh cha Gioan Phaolô II như một thủ lãnh tôn giáo đầy quyền uy với sự điều khiển khéo léo việc truyền thông, nhưng cho đến nay, sống trong bầu khí cởi mở của Vatican, vị ấy còn giữ lại điều gì khó hiểu.
Phần trích này, lấy từ cuốn từ cuốn His Holiness,
xuất bản năm 1997 của hai tác giả Carl Bernstein và Marco Politi, cho
chúng ta một cái nhìn rất con người và sâu xa vào bản thân của Đức Thánh
cha. Đây là câu chuyện đặc biệt về một thanh niên Ba Lan ít người biết
đến nhưng sáng chói, kẻ mà áng mây thảm kịch thời trai trẻ ám ảnh suốt
cuộc đời còn lại của mình; một trí thức, với một ít ham muốn các công
việc của quốc gia, học để làm một bậc thầy về khoa địa lý chính trị. Và
trên hết, là một con người cầu nguyện, nhưng cũng là kẻ làm việc mật
thiết với Tình báo Hoa Kỳ để cứu quê hương mình và tạo hình cho lịch sử
hiện đại bằng những cách thức trước đây chưa bao giờ được tiết lộ.
——————————————————
Dì
phước Vincenza bước vào phòng ngủ dành cho Đức Thánh cha lúc hơn năm
giờ sáng một chút. Dì thường đặt một cốc cà phê ngay bên ngoài cửa phòng
ngủ của Đức Thánh cha vào lúc bốn giờ rưỡi mỗi sáng. Khi thấy cốc cà
phê không được đụng đến, dì kinh hoảng. Vì thế, dì bước vào trong phòng,
lùa bức màn.
Đức Gioan Phaolô I nằm
co người trong tư thế đọc sách, dù chết, tay vẫn giữ chặt các trang
giấy, khuôn mặt ngài cứng lại làm thành một nụ mỉm cười.
Hôm
ấy là ngày 29 tháng Chín năm 1978. Sinh hoạt trong Dinh Đức Thánh cha
rơi vào cảnh hoàn toàn đảo lộn. Ngày 26 tháng Tám trước đó, Hồng y đoàn
đã họp tại Vatican bầu ngài lên kế vị Đức Phaolô VI. Ngài là Đức
Albino Luciani, 65 tuổi, thượng phụ thành Venice. Ngài lấy hiệu Gioan
Phaolô I, xuất xứ từ tên hai vị tiền nhiệm liền ngay trước ngài. Mọi sự
đã dường như ổn định cho những năm sắp tới.
Đến
7:42 sáng, Đài Phát thanh Vatican loan báo cái chết của Đức Thánh cha –
nhưng cũng tường thuật một điều không thật. Việc tiết lộ rằng Dì phước
Vincenza đã thấy thi hài của Đức Thánh cha trong bộ đồ ngủ của ngài, là
điều không thể tưởng tượng nổi. Vatican đã đưa ra các chỉ thị nghiêm
nhặt: Không thể nói với thế giới rằng một phụ nữ là người trước tiên
bước vào phòng ngủ của Đức Thánh cha. Do đó, lời loan báo chính thức là,
một trong những vị nam thư ký của ngài đã khám phá ra thi hài ấy.
Theo
thông lệ, vị bộ trưởng ngoại giao ra lệnh thu dọn các vật dụng cá nhân
của cố giáo hoàng, gồm kính đeo mắt, dép, và thuốc uống trên bàn bên đầu
giường.
Một trong các vị thư ký riêng của Đức Thánh cha, sau đó, nói giản dị:
– Ngài kiệt sức bởi gánh nặng quá lớn đối với đôi vai mỏng mảnh và bởi sức nặng của sự cô đơn vô hạn.
Dường
như dấu chỉ sự ra đi của Đức Gioan Phaolô I đã được báo trước. Không
lâu trước ngày từ trần của mình, ngài nói với một trong các thư ký:
–
Có thể tuyển chọn một vị khác tốt hơn tôi. Đức Phaolô VI đã chỉ ra kẻ
kế vị ngài. Vị ấy từng ngồi ngay trước mặt tôi trong Nhà nguyện Sistine
(tức Đức Hồng y Ba lan Karol Wojtyla). Ngài sẽ đến vì tôi sẽ ra đi.
Tại
Krakow, Ba Lan, lời loan báo về cái chết của Đức Gioan Phaolô I tràn
ngập đài truyền thanh. Tài xế của Wojtyla nghe tin ấy, vội đến toà hồng
y. Lúc vào nhà bếp, anh có thể ngửi thấy mùi bánh mì, trứng và cà phê.
Đức Hồng y Wojtyla đang ngồi trong phòng kế thảo luận chương trình trong
ngày với những phụ tá thân cận nhất của ngài. Ngài luôn luôn dùng điểm
tâm cạnh nhà bếp, giữa mùi nấu nướng khiến ngà nhớ lại thời thơ ấu.
Người tài xế nói với một trong các dì phước phụ trách nhà bếp:
– Đức Thánh cha ở La mã từ trần rồi.
Dì phước biểu lộ vẻ sửng sốt:
– Nhưng ngài đã qua đời tháng trước rồi mà.
– Không, vị mới lên ấy.
Anh ta thò đầu vào căn phòng nơi Đức Wojtyla đang dùng điểm tâm với thư ký của ngài, và nói:
– Thưa Cha, ngài nghe tin Đức Gioan Phaolô I qua đời chưa?
Đức
Wojtyla vừa cho muổng đường vào ly cà phê. Ngài lạnh người, tái nhợt,
đưa bàn tay phải mình lên.
Trong im lặng, chỉ có tiếng động của chiếc
muỗng rơi xuống bàn.
Giấc mơ của người mẹ
Cho
tới khoảnh khắc ấy, cuộc hành trình dài của Đức Hồng y đã bắt đầu từ
ngày 18 tháng Năm, 1920 khi mẹ ngài, bà Emilia Wojtyla chuyển bụng.
Người phụ nữ 36 tuổi ấy sức khoẻ mỏng manh. Sáu năm trước đó, bà bỏ một
đứa con gái; lúc này, bà sắp sửa sinh nở đứa khác.
Karol
chồng bà ở bên cạnh. Ông giữ chức trung úy trong quân đội Ba lan, không
ra mặt trận vì đã 40 tuổi. Vì thế, ông được sống với vợ trong trong
thành phố tỉnh lẻ Wadowice và chăm sóc cậu con trai 13 tuổi Edmund trong
thời gian vợ mình thai nghén.
Vào
ngày bà Elimia chuyển bụng, Thống chế Josef Pilsudski khải hoàn trở về
thủ đô Warsaw sau chiến trắng quân sự lớn lao nhất của lực lượng Ba Lan
đối với Hồng quân Nga: chiếm được thành phố Kiev của Ukraina. Hôm đó,
hàng ngàn người Ba Lan xếp hàng dọc theo đường phố nghênh đón người
chinh phục Kiev. Đó cũng là ngày mà 59 năm sau, Ba Lan trải qua một ngày
đầy hân hoan và hi vọng khi cậu bé ra đời trong ngày ấy tại Wadowice
cũng khải hoàn trở về Warsaw.
Cậu bé
được bố đặt tên là Karol, nhưng bà mẹ gọi cậu là Lolek. Cậu có tính sôi
nổi, hay khôi hài với khuôn mặt giống hệt mẹ. Khi cậu con lớn ở nhà
trường, bà Emilia dành hết thì giờ rãnh rổi cho cậu bé, chơi với cậu,
đọc cho cậu nghe và kể các chuyện trong Kinh thánh.
Lúc
Lolek sáu tuổi bắt đầu đi học thì sức khỏe luôn luôn yếu kém của bà mẹ
trở nên tệ hại. Bà thường bị dán chặt vào giường vì đau lưng ghê gớm và
những cơn chóng mặt.
Dù ngày càng
hiếm những khoảnh khắc dễ chịu, bà Emilia vẫn vui vẻ thực hiện các dự
tính với cậu con yêu của mình. Edmund, mà cha mẹ gọi tên ở nhà là
Mundek, đang học bác sĩ ở đại học tại Krakow. Cậu sinh năm 1906, lanh
lợi khác thường, đẹp trai và lực lưỡng.
Karol
theo học trường nam tiểu học. Là cầu thủ bóng đá say mê, cậu xuất sắc
trong việc học, noi theo gương ngoan đạo sâu xa của cha mẹ mình và là
một người Công giáo mộ đạo. Ngay từ đầu, bà Elimia đã tâm sự với láng
giềng giấc mộng muốn con mình thành linh mục.
Ngày
13 tháng Tư năm 1929, lúc cậu bé tám tuổi Karol đang ở trường học thì
người ta mang bà Emilia vào bệnh viện. Bác sĩ khám thấy bà bị viêm cơ
tim và viêm thận.
Cô giáo của Karol, cũng là láng giềng, gặp cậu lúc cậu đi học về, nói huỵch toẹt với cậu:
– Mẹ em chết rồi.
Lúc đó, bà Emilia chỉ mới 45 tuổi.
Cái
chết của bà mẹ cướp mất sự hồn nhi ên của Karol. Cô giáo chú ý đến sự
thay đổi tính khí của cậu. Cậu bắt đầu co rút về bản thân mình, tìm lẫn
trốn trong sách vở, và cầu nguyện.
Từ
ấy trở đi, nguồn suối hân hoan và liên tục độc nhất của cuộc sống Karol
là anh mình. Lớn hơn Karol nhiều tuổi, Edmund là một tay chơi quần vợt
giỏi và là một ngôi sao bóng đá. Vào các kỳ nghỉ của trường y khoa,
Edmund dạy các cậu bé ở Wadowice thành cầu thủ giỏi.
Tình
thương của Edmund dành cho cậu em nhỏ có thể nói là vô bờ. Người ta có
thể thấy hai anh em lừa banh qua các con đường thành phố. Hoặc Edmund
vác em mình trên vai băng qua các cánh đồng.
Với Karol, Edmund là nơi trốn tránh khỏi buồn phiền. Sự tự tin và lạc quan dường như trở lại với cậu bé khi cậu ở bên anh mình.
Năm
1930 Karol được bố đem đến Krakow vì Edmund đã tốt nghiệp trường y. Với
ông Wojtyla lúc này đang sống bằng số hưu bổng khiêm tốn, việc tốt
nghiệp của người con trai lớn cũng có ý nghĩa là sau cùng gia đình đã có
chỗ nương dựa tài chánh. Bằng cấp bác sĩ của Edmund hứa hẹn một tương
lai thuận lợi, thoát khỏi những thiếu thốn mà cả nhà quá quen thuộc với
đồng lương trung úy ít ỏi của ông Wojtyla.
Sau
khi tốt nghiệp, Edmund giữ chức vụ bác sĩ thường trú tại một bệnh viện ở
Bielsko, Silesia, nơi Karol thường đến thăm anh mình.
Rồi
xảy đến nạn dịch tinh hồng nhiệt. Edmund trải qua suốt đêm cạnh giường
một thiếu nữ mà anh đặc biệt tận tâm. Sau đó bị nhiều cơn nhức đầu hành
hạ khổ sở và sốt tới 40 độ, anh nhanh chóng nhận thấy cả mình nữa cũng
bị truyền nhiễm. Anh rung người theo từng cơn kích sốt làm ói mửa và
viêm họng. Ngày 4 tháng Mười Hai, 1932, anh chết cô độc trước khi gia
đình có thể gặp mặt.
Chiều hôm ấy, một người láng giềng tốt bụng tìm thấy Karol cô đơn và thảng thốt ngoài sân chung cư họ ở. Bà kể lại:
–
Tôi ôm lấy cậu và siết chặt cậu và thì thầm, ‘Lolek tội nghiệp, cháu
mất anh cháu rồi’. Với bộ mặt trang nghiêm, cậu bé nhìn lên và nói giản
dị, ‘Đó là ý Chúa’. Rồi cậu nhốt mình trong im lặng.
Nhiều
chục năm sau, một nhà báo người Ý trình lên Đức Thánh cha Gioan Phaolô
II một cuốn sách nhỏ đề tặng người anh của ngài, có hình của Mundek trên
tấm áo giấy bọc bìa cuốn sách. Đức Thánh cha chầm chậm áp tấm hình ấy
vào môi mình.
Đến nay, trong ngăn
kéo phòng làm việc của ngài tại Vatican, vị giáo chủ tối cao ấy còn giữ
một báu vật mà ngài nhận được từ nhân viên bệnh viện ở Bielsko: ống
nghe bệnh của anh mình.
Bám sát đức tin
Trung
úy Wojtyla quyết định rằng đứa con trai còn lại của mình sẽ tiếp nhận
trọn vẹn sự nuôi dưỡng, tình yêu và kỹ luật mà ông có thể cung ứng. Bố
và con cùng nhau cầu nguyện, dự Thánh lễ hẳng ngày và chơi giỡn với
nhau. Có lần, một trong những bạn cùng trường của Karol đến thăm và nghe
bên trong cửa rất ồn ào, tiếng la và tiếng dậm chân. Mở cửa, cậu ấy
thấy hai bố con mặt đỏ ửng, đẫm mồ hôi trong phòng khách rộng, đồ đạc
xếp lại hoặc dựng đứng vào vách. Cả hai đang chơi đá bóng với trái banh
quấn bằng giẻ rách.
Karol dành tất cả
thì giờ rảnh rỗi cho nỗi đam mê mới: diễn kịch. Cậu dẫn đầu trong các
kịch phẩm của nhà trường. Với sự khích lệ của thầy giáo, cậu tham gia
một đoàn kịch nghệ. Cậu biểu lộ rất nhiều hứa hẹn tới độ bạn bè không
bao giờ nghi ngờ việc Karol sẽ trở thành một kịch sĩ hoặc một nhà văn.
Cậu nhanh chóng trở thành một ngôi sao sáng. Những năm ấy đối với cậu
thật hạnh phúc. Láng giềng thường nghe cậu hát vui vẻ khi đi xuống cầu
thang để tới các buổi tập diễn.
Vào
tháng Năm 1938, Tổng giám mục giáo phận Krakow là Adam Sapieha tới
Wadocice để cử hành phép Thêm sức. Karol được ban cho vinh dự nghênh đón
ngài, và cậu đã chào mừng ngài bằng một diễn từ cực kỳ tao nhã do mình
soạn thảo. Đức cha Sapieha ngắm kỹ khuôn mặt nhạy cảm, bao phủ bởi tóc
tai bồng bềnh của người học sinh ấy.
Vị Tổng giám mục ấy hỏi thầy dạy giáo lý của Karol :
– Sau khi tốt nghiệp, cậu ấy sẽ làm gì? Cậu ấy có sẽ vào chủng viện không?
Xin phép được trả lời trực tiếp, Karol nói:
– Con sẽ nghiên cứu văn chương và triết học Ba Lan.
Đức tổng giám mục đáp lại:
– Tiếc quá!
Trong
lúc ấy, thế giới chung quanh họ đang thay đổi. Karol kết bạn thân
thiết với Ginka Beer, một cô láng giềng gia đình ở cùng chung cư. Vào
một ngày mùa hè 1938, người thiếu nữ này bất ngờ xuất hiện trước cửa căn
hộ của Karol. Cậu tức khắc cảm thấy có điều gì không ổn. Ginka trước
đây chưa bao giờ đến nhà cậu.
Cô ấy
bảo cậu là bố mình, quản đốc ngân hàng địa phương, đã quyết định cả gia
đình phải di tản. Ba Lan dường như không còn yên ổn cho người Do Thái.
Những tên du côn trẻ tuổi thường hô hào tẩy chay các cơ sở mua bán và
kinh doanh của người Do Thái, đang đập phá cửa sổ của họ.
Bố của Karol cố gắng thuyết phục cô ấy ở lại. Ông lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Không phải tất cả người Ba Lan đều bài Do Thái.
Karol
cũng cố thuyết phục Ginka đừng đi, nhưng vô ích. Cậu bối rối cực kỳ,
tới độ mặt đỏ bừng, và rồi buồn bã không nói nên lời. Karol lần nữa mất
thêm người thân của mình.
Sau khi
xong trung học, Karol cùng bố dọn đến Krakow và ghi tên vào Đại học
Jagiellonian. Khi bom của Đức dội xuống thành phố ngày 1 tháng Chín, anh
đang ở trong nhà thờ chánh toà cổ kính. Ngay lúc tiếng nổ dội lại và
tiếng còi hụ vang lên, các toán quân Đức tiến vào Krakow.
Ba
Lan sụp đổ nhanh chóng và kinh hoàng. Từ ngày 6 tháng Chín, người Đức
xâm chiếm Krakow. Ngày 28 tháng Chín, Warsaw đầu hàng và đối với Karol
Wojtyla, bắt đầu cuộc sống trong xứ Ba Lan bị chiếm đóng.
Quân
Quốc xã nhanh chóng siết chặt dây thòng lọng trên dân chúng. Bất cứ ai
làm việc gì mà không được chúng cho phép đều có nguy cơ bị tống xuất đi
Đức. Vào mùa thu năm 1940, Karol làm công nhân tại một mỏ đá điều hành
bởi công ty hoá học Solvay do người Đức chỉ huy ở ngoại ô Krakow. Suốt
tám giờ trên công trường, anh bắt buộc phải làm việc ngoài trời lạnh
cóng dưới 0 độ C.
Điều kiện làm việc
thật ác nghiệt. Có một ngày, Karol thấy một đồng nghiệp tử nạn vì dăm đá
chọc thủng màng tang lúc người ấy sử dụng cưa đá. Anh cảm giác nỗi đau
đớn và cơn giận của những công nhân khác cùng sự quằn quại bi thương
buốt nhói của người quả phụ.
Các công
nhân gọi Karol Wojtyla là “anh chàng sinh viên” và quan sát lúc anh
chịu đựng cơn lạnh mà chỉ mặc áo khoác xanh, quần xanh và đội chiếc mũ
trì cứng trửng mồ hôi. Một ngày kia, anh làm họ ngạc nhiên khi tới mỏ đá
anh xanh mét và run rẩy. Anh đã đem áo khoác của mình cho một người
khốn khổ rách rưới nào đó mà anh gặp trên đường.
Công
việc tại mỏ đá và tình trạng thiếu thốn của chiến tranh thay đổi thể
chất của Wojtyla. Khuôn mặt anh gầy gò và xương xẩu. Khi bước, anh khòm
lưng xuống. Khẩu phần thời chiến thật ít ỏi. Sự việc còn tệ hại hơn vì
người thanh niên này còn có một ông bố đang bị bệnh nặng.
Vào
ngày 18 tháng Hai năm 1941, trời băng giá lúc Wojtyla đi làm việc. Cha
anh nằm liệt giường ở nhà, không thể tự lo liệu cho mình.
Sau
giờ lao động, Wojtyla mang một ít thực phẩm, thuốc men và trở về căn
nhà ở tầng hầm của mình với một người bạn của cô em gái. Anh bước vào
phòng của bố, lát sau có tiếng khóc thổn thức vọng ra. Bố anh đã chết.
Ghì chặt cô gái, mặt đầm đìa nước mắt, Wojtyla khóc than:
– Tôi không ở đó khi mẹ tôi mất. Tôi không ở đó khi anh tôi chết. Tôi không ở đó khi bố tôi từ trần.
Suốt
đêm, người con trai canh thức thi hài thân phụ. Suốt cuộc canh nguyện
này, anh suy nghĩ về chính định mệnh mình. Nhiều năm sau, Đức Gioan
Phaolô II nói về thời điểm ấy:
– Vào tuổi 20, tôi đã mất tất cả mọi người tôi yêu thương.
Trong
những tháng kế tiếp, nỗi thương đau của anh gắn chặt anh hơn vào đức
tin của mình. Sau cùng, năm 1942, người thanh niên ấy đi đến một quyết
định. Ít lâu sau, Đức Tổng giám mục Sapieha giáo phận Krakow được báo
cho biết là Wojtyla muốn trở thành linh mục.
Chủng viện bí mật
Đức
Adam Sapieha, giám mục tông toà Krakow là một nhà quý tộc, một người
yêu nước và một chính trị gia. Ở tuổi 72 ngài trụ lại cách cương quyết ở
chức vụ mình khi quân đội Hitler tiến vào thành phố. Ngài giữ liên lạc
với các nhóm kháng chiến, với chính phủ Ba Lan lưu vong ở Luân đôn và
với Vatican. Ngài giúp đỡ riêng tư cho người Do Thái bằng cách cho phép
phát hành các giấy chứng nhận rửa tội để bảo vệ họ thoát khỏi những cuộc
truy lùng của bọn Quốc xã.
Trong
thời chiếm đóng, quân Quốc xã ra sắc lệnh cho Giáo hội không được tiếp
tục đào tạo các chủng sinh. Đức Sapieha bất chấp, thiết lập một chủng
viện ngầm để bảo đảm cho Giáo hội một lưu lượng liên tục các ứng viên
linh mục.
Wojtyla gia nhập chủng viện
bí mật của Đức Tổng giám mục vào tháng Mười 1942. Lớp học được mở tại
các tu viện, nhà thờ và tư gia. Mỗi sinh viên có một giáo sư được chỉ
định để trông nom kềm cặp riêng từng người. Các sinh viên được chỉ thị
giấu người quen kẻ biết việc học hành của mình.
Vào
ngày “Chủ Nhật Đen” 6 tháng Tám 1944, mật thám SS và Gestapo bố ráp mọi
đường phố nhằm đập tan bất cứ sự phối hợp nào của kháng chiến Ba Lan.
Hơn tám ngàn người lớn và thiếu niên bị câu thúc.
Wojtyla
đang cùng với các bạn trong căn hộ mình, nghe tiếng la hét và bước chân
rầm rập của lính Đức. Đang khi anh cầu nguyện trong phòng thì những
người khác cùng chờ đợi với anh, tê liệt vì sợ hãi.
Trên
đầu mình, họ nghe lính Đức ra lệnh tiến lên cầu thang, nhưng trong lúc
vội vã, vì lý do nào đó mà chúng không lùng sục tầng hầm của chung cư.
Ngày
kế tiếp, Wojtyla, né tránh các đợt tuần tra quân sự, tìm đường tới toà
tổng giám mục, nơi Đức Sepieha dấu các chủng sinh trẻ. Sau cùng, trong
nơi kín đáo của chủng viện bí mật, Wojtyla khoác lên người chiếc áo tu
sĩ mà mẹ anh đã muốn anh mặc.
Đức
Sepieha đặc biệt trông nom Wojtyla. Họ thường dùng điểm tâm với nhau.
Ngài yêu thích chàng thanh niên gầy gò, trầm mặc và sau đó, tên của
Wojtyla được xóa khỏi danh sách các công nhân công ty hoá học Solvay.
Ít
tháng sau, vào tháng Giêng 1945, khi sức kháng cự của Đức đối với quân
Đồng minh bị bẻ gãy, Krakow được Hồng quân Nga giải phóng. Karol Wojtyla
có thể chấm dứt việc học của mình tại Đại học Jagiellonian, và vào ngày
1 tháng Mười Một 1946, được Tổng giám mục Sapieha truyền chức.
Việc
thất trận của Quốc xã không giải phóng được Giáo Hội – hoặc Ba Lan –
khỏi áp bức. Sự củng cố có tính cách Stalinnít tại Đông Âu và Trung Âu
rất nhanh chóng và thật ác liệt. Nhưng tại Ba Lan, Giáo hội hậu chiến
lập tức trở thành tiếng nói đối lập thầm lặng.
Trải
qua nhiều thế kỷ, trong chiến tranh và chia cắt, văn hoá Ba Lan và giai
cấp nông dân đã trở thành gắn bó một cách không thể tháo gỡ với Giáo
hội, vốn luôn luôn đứng trên căn bản chống lại kẻ xâm lăng và những
người bản xứ ngoại đạo. Với dân số Công giáo tràn ngập, Ba Lan có tính
cách độc nhất. Các lãnh tụ thịnh nộ của Bộ chính trị ở Mátcơva không thể
hiểu cách giản dị rằng Giáo hội Công giáo tại Ba Lan là một sức mạnh.
Sau
một năm rưỡi du học ở Roma, Wojtyla trở về Ba Lan. Để tạo cho Wojtyla
dễ dàng hội nhập vào hàng ngũ Giáo hội, Đức Sapieha, lúc này đã là hồng
y, chọn cho linh mục ấy một họ đạo ở thôn quê cách Krakow 50 cây số.
Làng đó có 200 dân và một ngôi nhà thờ gỗ.
Nhiều
người kể lại câu chuyện về cách mà Wojtyla, một linh mục gầy gò trong
chiếc áo thầy tu sờn vải, lúc đến mang hành lý của mình trong một túi
xách thể thao, lê bước chầm chậm dọc theo con đường không có lề đường.
Trong
bảy tháng, Wojtyla nếm mùi kinh nghiệm mục vụ: làm phép rửa tội, nghe
xưng tội, cử hành lễ cưới và đám ma, viếng kẻ liệt, dâng Thánh lễ, chăm
sóc cuộc sống tinh thần cho các bổn đạo nhà quê.
Chính
trong ngôi làng quê mùa này mà vị linh mục trẻ nếm trải kinh nghiệm đầu
tiên cùng cách hoạt động của guồng máy Stalinnít. Khi cơ quan công an
mật muốn giải tán Đoàn Thanh niên Công giáo địa phương, thí dụ, họ yêu
cầu một trong các thành viên cung cấp tin tức về toàn nhóm. Người thanh
niên ấy từ chối.
Vào một buổi tối,
công an bắt anh ấy lên xe, mang anh đến làng bên và đánh đập anh nặng
nề. Anh trở về làng sáng hôm sau trong cơn chấn động.
Wojtyla an ủi người ấy và nói về những người Cộng sản:
– Stanilaw, anh chớ lo. Rốt cuộc họ sẽ tự kết liễu họ thôi.
Tháng
Ba năm 1949, Đức Hồng y Sapieha thuyên chuyển Wojtyla tới giáo xứ đại
học St. Florian ở Krakow. Vị hồng y lão thành nhận ra là ở nơi đó, cha
Karol có thể triển khai trọn vẹn mối quan hệ tuyệt vời của ngài với
thanh niên.
Wojtyla bắt đầu làm những
chuyến đi tới núi non hoặc sông hồ với các thanh niên nam nữ trong đại
học. “Các cô và các cậu” – qua cách mà ngài nói với họ – cảm thấy sự
nồng ấm đặc biệt đối với ngài. Hằng ngày, ngài bắt đầu với Thánh lễ, rồi
dẫn đầu một đoàn dài các trại sinh leo núi hoặc bơi thuyền.
Ngài
mặc quần áo như người thường, thường là áo thun và quần cụt để che giấu
hành tung của một linh mục. Chính quyền nghiêm cấm giáo sĩ không được
hướng dẫn các nhóm thanh niên ở bên ngoài nhà thờ của mình. Các sinh
viên gọi ngài là “chú” – phần vì yêu mến, phần vì tránh bị nghi ngờ.
Ngài
thường chọn riêng ra một sinh viên để suốt ngày trải qua những giờ tận
tâm cách riêng với mỗi người. Thanh niên cởi mở với ngài và thẳng thắn
thảo luận về mọi loại vấn đề – kể cả cuộc sống tình ái của mình.
Năm
1954, Wojtyla bắt đầu giảng dạy môn luân lý tại Đại học Công giáo
Lublin. Ngài thường đội mũ bê rê màu đỏ tiá vui nhộn, đeo kính gọng sừng
và chiếc áo dòng màu đen sờn vải từ thuở ngài thường hay quì gối.
Tại
đại học, ngài tham gia một nhóm nhỏ các giáo sư bí mật tụ họp thảo luận
về tình trạng gay go của Giáo Hội. Không khí chính trị và tôn giáo tại
Ba Lan trở nên quyết liệt hơn. Các tu sĩ bị bắt bớ. Tuần báo Công giáo ở
Krakow bị đóng cửa vì từ chối đăng lời cáo phó Stalin ngay trang đầu.
Khi
Giáo hội Công Giáo chiến đấu tìm cách chung sống với Cộng sản, Karol
Wojtyla, một linh mục ít người biết tới của Krakow, sắp đặt bước chân
đầu tiên của mình lên điểm ánh đèn sân khấu rọi sáng.
No comments:
Post a Comment