Wednesday, October 12, 2011

Sự Phân Rã trong hàng ngũ Tập Thể Chiến Sĩ



Chu Việt - Tháng 9, 2011 vừa qua, có cuộc họp “chấn chỉnh nội bộ” của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH (TTCS) tại Houston, Texas do ông Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện, Phó Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại (1) chủ tọa.


 Đây là lần đầu sau nhiều năm bất động, TTCS cố gắng trỗi dậy sinh hoạt. Sau khi bầu bán các chức vụ của tổ chức, có sự đề xuất giải pháp gọi là “chống Cộng cứu nước”. Người trong cuộc chưa kịp hành động thì đã dấy lên dư luận phản đối và đả kích, đặc biệt nhắm vào một vài nhân vật trong tổ chức, cho rằng họ đã có tư duy xu thời, nhẹ dạ (2). Khách quan mà xét, phê bình hay phản biện cũng là điều tự nhiên trong sinh hoạt dân chủ. Nhưng nếu chỉ đặt điều vì một ý đồ tư lợi hay phá bĩnh thì không phải là một hành vi chính đáng. Mặt khác, người bị chỉ trích cũng nên tự kiểm điểm, xem mình có phạm lầm lỗi gì không, vì không có lửa sao có khói? Chưa biết đây có phải là cái “dớp”, một tiên báo của vết bánh xe đã đổ nhiều năm trước? Hy vọng là không.
Trung Tâm Điều Hành TTCS đầu tiên nhóm họp năm 2003 tại Cali với Thiếu tướng Lê Minh Đảo (3) phụ trách đã quy tụ đông đảo người tham dự và được sự ủng hộ tinh thần cũng như yểm trợ tài chính của đồng hương. Sau nhiều cố gắng kể như tích cực để kết hợp và thống nhất các nhóm tập thề ở khắp nơi, trong và ngoài nước Mỹ (gồm Úc, Canada, và vài nước Liên Âu), ông đã nhận thấy có sự thiếu đồng cảm và phải đối diện với nhiều vấn nạn không thể giải quyết. Ông thú nhận có s phân rã trong hàng ngũ những người một thời đã cùng nhau sát cánh chiến đấu chống kẻ thù xâm lăng Cộng sản. Nỗ lực của ông kể như bất thành.
Sự phân rã của xã hội Việt Nam (mà cộng đồng tị nạn hải ngoại là thành phần), thật ra, đã bắt đầu từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) được thành lập năm 1930. Đảng tiến hành “đu tranh giai cp”,  tự cho mình là đại diện “giai cp vô sn” để tiêu diệt những thành phần dân tộc khác, đặc biệt “trí, phú, đa, hào”, dành độc quyền thống trị đất nước. Trong quá trình đó, những đảng phái quốc gia dần dần bị truy diệt để sau cùng, dưới danh xưng Việt Minh, ĐCSVN đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền năm 1945. Xã hội VN từ đó gồm hai thành phần: cộng sản và không (hay chống) cộng sản. Những diễn biến sau đó đã trở thành lịch sử: sau rốt ĐCSVN đã hoàn toàn thắng thế và thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa như hiện nay. Ngoài ra, sự phân rã cũng phần nào phản ánh những thói tật đê tìện, hà tì của “người Việt xấu xí” như ghen ghét, đố kỵ…
Nỗ lực gom góp, tập hợp những cựu chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) thành một tập thể thồng nhất có thế giá trong cộng đồng người Việt tị nạn đã được thể hiện từ nhiều năm qua. Đó là công việc cần thiết phải làm không những để phục hồi danh dự cho tất cả những “bại binh” đã một thời chiến đấu dũng cảm mà còn đề có một tiếng nói mạnh mẽ và có uy tín trong mục tiêu đấu tranh cho tự do dân chủ, triệt tiêu quyền lực của bè đảng mafia đang đẩy dân tộc Việt đến bờ vực thẳm.
Chúng ta dẫu sao cũng cần ghi nhận tinh thần vị tha của tất cả những vị đã trước sau đứng ra tự nguyện gánh vác trách nhiệm vô ơn đó, dù thành hay bại.
Là một tập thề, dĩ nhiên phải có lãnh đạo, xứng đáng hay không, cần sự thử thách của hành động hiệu nghiệm qua thời gian. Tối thiểu, phải biết mình và biết người, những cộng sự viên của mình. Nhưng trên hết, nhất thiết phải có lập trường kiên định và minh bạch. Lập trường đó là gì? Chẳng cần phải minh thị rốt ráo dài dòng, tóm một lời, đó là triệt để chống Cộng, kẻ thù đã khiến chúng ta trở thành tị nạn lưu vong xứ người.
Vài người coi như ưu thời mẫn thế đã có tư duy: “đâu còn Cng Sn na mà chng, đâu còn ln ranh Quc – Cng?” Thật là chí lý nhưng không đạt tình, trên khía cạnh lý thuyết. Trong hiện thực, Cộng Sản, như một chủ nghĩa, từ Trung Quốc cho đến Việt Nam, đã bị quẳng vào đống rác Lịch Sử. Nó hết còn hiệu nghiệm như một lý thuyết kinh tế và suýt đã xô đẩy những nước đó xuống vực thẳm của nghèo đói nếu không kịp thời “đổi mới”. Trung cộng cũng như Việt cộng đã buộc phải thay thế nó bằng “thị trường tự do”, nói khác đi là tư bản chủ nghĩa, nhưng họ vẫn khăng khăng “đnh hướng xã hi ch nghĩa”. Xã hội chủ nghĩa là cái gì thì chỉ có Trời biết! Trên thực tế, đó chỉ là một dạng thức của “chuyên chính vô sn” nghĩa là độc tài đảng trị. Như vậy, trên danh nghĩa, Cộng sản vẫn tồn tại tuy ruột nó trống rỗng, chỉ còn trơ ra cái vỏ vẫn được mệnh danh là Đảng Cộng Sản Trung Hoa hay Đảng Cộng Sản Việt Nam, hai đảng gọi là anh em “môi hở răng lạnh” nhưng thực chất là một liên hệ Chủ – Tớ. Chúng ta chống cái Cng đó — dù thực chất như thế nào — và do đó vn tn ti cái ln ranh Quc-Cng.  Nó phân biệt một bên là quốc gia dân tộc đấu tranh cho những giá trị Tự Do Dân Chủ vĩnh hằng và một bên là độc tài đảng trị tham nhũng, đang bóc lột người dân, bán biển bán đất cho đầy túi tham một thiểu số đảng ủy và rất có thề đẩy nước Việt Nam vào tay bá quyền Trung Cộng.
Lại còn một luận điệu thiếu suy nghĩ, tự miệt thị và dối trá, dối người và dối mình là: ”ĐCSVN du sao cũng có công dành đc lp và thng nht cho đt nước”. Trong con mắt một triết gia khuynh tả hàng đầu của Pháp — Jean-Francois Revel –, ĐCSVN đã đánh tráo (misappropriate), nói cho đúng là cưỡng đot (hijack) lòng yêu nước của người dân để áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản, trước tiên là lên Miền Bắc và sau là Miền Nam bằng một cuộc cưỡng chiếm với vũ khí và tài thìết của Khối Cộng Sản (4).
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là công lao ca toàn dân, không riêng gì của Việt Minh (ĐCSVN). Và nếu gọi đó là công của ĐCSVN thì đó là công thay thế thực dân Pháp bằng Quốc Tế Cộng Sản (Comintern) do Stalin lãnh đạo mà ông Hồ là cán bộ đại diện.
Do vậy mà Tố Hữu đã khóc như cha chết khi “Ông” [Stalin] qua đời. Chưa hết. Miền Bắc khi đó còn là mảnh đất mầu mỡ để ĐCSVN reo trồng xã hội chủ nghĩa bằng cuộc “Thổ Điạ Cải Cách” (Cải Cách Ruộng Đất) của Mao Trạch Đông mà hành động khởi phát, khốn nạn thay, lại là xử tử bà Nguyễn Thị Năm vốn từng nuôi dưỡng, bao che những cán bộ cao cấp của họ. Độc lập ở chỗ nào khi hàng vạn nông dân bị sát hại dưới sự chỉ đạo của cố vấn Trung Cộng? Độc lập ở chỗ nào khi chiến thắng Điện Biên Phủ cũng do đề xuất của một ban cố vấn Trung Cộng? Dùng xương máu của hàng trăm ngàn người để đổi lấy độc lập mà thật ra trước sau gì cũng phải đến do xu thế thời đại – thời đại giải thực – không thể cưỡng, có thể gọi là công lao? Ấn độ, Nam Dương, Mã Lai đã dành độc lập mà không tốn một giọt máu của người dân (5). Ai khôn, ai dại, ai hơn, ai kém ai? Độc lập có đem lại cho người dân tự do và hạnh phúc không hay chỉ là kìm kẹp và đói rách?
Thống nhất đất nước thực chất là tiếp tục bành trướng chủ nghĩa CS bằng một cuộc cưỡng chiếm Miền Nam với vũ khí và tài thìết của Khối Cộng Sản, lợi dụng cái khẩu hiệu tuyên truyền “chống Mỹ cứu nước” để lừa mị khơi động lòng yêu nước truyền thống của người dân. Miền Nam coi như thiếu lãnh đạo và thiếu chính nghĩa kể từ ngày Mỹ đồng lõa với đám tướng tá xôi thịt hạ sát ông Ngô Đình Diệm, một đối thủ xứng danh của Hồ Chí Minh. Ông Diệm cũng có những lỗi lầm đáng kể nhưng ông đã cương quyết phản đối việc Mỹ đòi đem quân vào Miền Nam. Chiến lược của ông là tự lực chiến đấu với sự giúp đỡ tiền bạc, vũ khí, và huấn luyện của Mỹ. Nhưng chính sách “be b” (containment) của Mỹ khi đó đã thay đổi hẳn cục diện của cuộc tranh chấp Quốc-Cộng, biến nó thành cuộc chiến tranh của Mỹ khi đổ quân vào Miền Nam. Với chiến lược ngu xuẩn “đánh không cn thng” (no win), Mỹ đã bỏ ngỏ hành lang Trường Sơn cho Miền Bắc mặc sức tiếp viện cho nỗ lực đánh chiếm Miền Nam. Khi nhà báo Bùi Tín hỏi Thượng tướng Lê Trọng Tấn, tư lệnh QĐ 2 trong chiến dịch tấn chiếm miền Nam: “Ở vào địa vị tướng Westmoreland, ông sẽ đánh như thế nào?” Không do dự, vị tướng này đã trả lời: “Tôi sẽ chẹn cổ họng địch ở Quảng Bình mà đánh” (6). Có thể đây là một đề xuất chiến lược khả thi và hữu hiệu mà không e ngại Trung Cộng can thiệp. Nên nhớ lúc đó (1967), tình hình Hoa lục rối rắm tơi bời trong cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa” do Mao và Giang Thanh khởi xướng khiến quân đội phải ra tay dẹp hàng triệu Vệ Binh Đỏ khắp mọi nơi. Nếu Johnson có gan làm như thế thì ông đã có thể đảo ngược cục diện cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau vụ Tết Mậu Thân 1968, Mỹ biết rằng không thể tiếp tục cuộc chiến trước áp lực dư luận phản chiến nở rộ trong nước nên đã “Vit Nam Hóa” nó, nói cách khác là tìm kế rút quân trong danh dự, trao lại quyền điều khiển chiến tranh cho QLVNCH. Sau khi Mỹ đã bắt tay xử hòa với Trung Cộng, Miền Nam hết còn là “tin đn chng Cng”, chính sách “be bờ” không còn cần thiết, và ông Tổng Thống được báo chí tặng cho biệt danh “Tricky Dick” đã quyết định thương thuyết với Bắc Việt để, bằng mọi giá, rút hết lực lượng quân sự về nước với Hiệp Định Paris 1972. Nên ghi nhận Hiệp định này cho phép hơn 100,000 bộ đội Bắc Việt bám trụ lại Miền Nam VN. Và Mỹ biết trước là, với nguồn quân viện cạn kiệt, trước sau gì, Miền Nam cũng sẽ rơi vào tay ĐCSVN (7).
Công lao gì và cho ai trong vụ thống nhất ấy? Cho ĐCVSN ra tay đánh tư sản mại bản, đuổi dân đi “kinh tế mới”, đẩy hàng trăm ngàn quân, công, cán chính của VNCH vào lao tù gọi là “cải tạo”. Đầy đọa người cách ấy còn dã man và độc ác hơn là xử tử và gây nên hận thù không bao giờ nguôi ngoai. Hàng trăm ngàn người đã phải liều chết — và đã chết – để vượt biên vượt biển. Kết quả là với chính sách “bao cấp”, Miền Nam đã rã rời trong đói khổ. Cho đến tình cảnh hiện nay khốn nạn như thế nào, ai cũng biết. Thế mà nói là công với lao? Lời nói đọi máu.
Còn lời khuyên “tr nên nói chuyn vi cng sn vì cng sn cũng yêu nước”? Chỉ là khuyến dụ “hòa hợp hòa giải” mà thôi. Yêu Nước hay yêu Đảng? Mơ tưởng hão huyền. Một lời xin lỗi cũng chưa có, ở đấy mà hòa giải. Một thử nghiệm cỏn con về hòa giải trong lãnh vực văn học cũng thất vọng đắng cay. Hãy hỏi Khánh Trường của tạp chí Hợp Lưu trong vụ “Tuyển Tập Truyện Ngắn” trong và ngoài nước khoảng mươi năm trước. CS thuận với yêu cầu cho họ kiểm duyệt nội dung trước! Đấy là hòa hợp hòa giải “à la commie”. Không cần dài dòng vô ích, chỉ xin đọc một đoạn trong blog Nguyễn Hưng Quốc của VOA News. Nhà lý luận văn học thời danh viết:
“Mục tiêu của hoà giải, như thế, chỉ nhằm “xây dựng cộng đồng người Việt Nam” ở hải ngoại. “Xây dựng” theo chiều hướng nào? Theo chiều hướng “đoàn kết” với chính quyền trong nước! Nghĩa là, nói cách khác, để biến thành công cụ của chính quyền!
Vậy mà cũng gọi là “hoà giải” sao?
À, tự nhiên sực nhớ chuyện năm 2005 chính quyền Việt Nam đã vận động chính quyền Indonesia và Malaysia đập bỏ tấm bia tưởng nhớ những người bị chết trên đường vượt biển ở đảo Galang và đảo Bidong, nơi dừng chân của cả hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam trước khi được định cư ở một quốc gia thứ ba nào đó.
Chỉ có hai tấm bia nhỏ nhoi ở hai hòn đảo heo hút như vậy mà họ cũng không chịu nổi. Thì nói đến chuyện hoà giải làm gì cho mệt.”
Tôi, người viết, chỉ có một nhắn nhủ đơn giản nhưng quan trọng thay lời kết.
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, cháy nhà mới thò ra những mặt chuột: Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Đinh Văn Đệ…những nội công mà địch đã cài đặt từ lâu, chứng tỏ chúng ta yếu kém hay lơ là trong trách nhiệm rà soát cái lai lịch quá khứ (background) của những kẻ nắm giữ những nhiệm vụ nhậy cảm (sensitive) hay cao cấp.

Trong hiện tại, CS đã cài đặt rất nhiều tai mắt trong cộng đồng chúng ta. Nỗ lực tổ chức đầu tiên và ưu tiên trong bất cứ sự kết hợp đoàn ngũ nào cũng phải là điều tra, lựa chọn mỗi cộng sự viên dù trong thứ bậc nào. Đó là bài học đắt giá nhất mà chúng ta đã phải trả. Xin đừng quên. Và cũng cần triệt để đề cao cảnh giác, triệt tiêu ảnh hưởng mà Nghị Quyết 36 của CS đã reo rắc trong cộng đồng người Việt tị nạn, trong đó có Tập Thể Chiến Sĩ.

Chu Việt
© www.Vietthuc.org

1. Xem những trang mạng KBC Hải Ngoại, Ba cây trúc, Minh đức tân dân.
2. Tác giả “Can Trường Trong Chiến Bi”, nguyên Tư lệnh Hải Quân Vùng I, người đã ra lệnh cho HQVN tấn công các tầu chiến Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.

3. Mệnh danh “Người Hùng Xuân Lc”, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 18 BB đã trấn giữ Xuân Lộc trong nhiều ngày, gây tổn thất khoảng 1 trung đoàn quân Bắc Việt. Tù cải tạo 17 năm.

4. Ho Chi Minh: Le detournement du patriotisme, Jean-Francois Revel

« H Chí Minh đã có th được coi là anh hùng sáng lp nên  nước Vit nam hin đi và dân ch, đã có th được coi là nhà lãnh đo đã đưa đt nước ca ông ra khi cnh thuc đa đ bước lên nn văn minh mi, kết hp truyn thng vi đi mi.

Nhưng khn thay, mc tiêu ca ông ta không phi là nn đc lp ca nước Vit nam, mà là s hi nhp vào quc tế cng sn. Mc tiêu ca ông H không phi là giành li cho nhân dân quyn t quyết, quyn bu c, quyn chn la người lãnh đo, quyn có lut pháp ca mình và li sng ca mình. Mc tiêu ca ông ta là cưỡng bc nhân dân phi chp nhn chế đ toàn tr kiu Stalin, vi tt c đc đim ca nó: nhng cuc hành quyết không qua xét x, tri tp trung, s chà đp nhân phm trong ‘’ci to ‘’, qun chúng chết đói và tham nhũng ca k lãnh đo » 

5. Anh trao trả độc lập cho Ấn độ năm 1947, Malaysia năm 1957. Hòa Lan trao trả độc lập cho Indonesia năm 1949.

6. Xem “Mặt Tht” của Thành Tín, Saigon Press 1993. Với dăm ba sư đoàn chốt ngang khúc đèo Mụ Giạ với hải – không yểm hùng mạnh, bộ đội Bắc Việt không dễ gì vượt qua để vào hành lang Trường Sơn.

7. Xem “Decent Interval” của Frank Snepp, Amazon Books, 2002, và “Khi Đng Minh Tháo Chy” của TS Nguyễn Tiến Hưng, Cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh, 2005.

No comments:

Post a Comment