Tình
hình tranh chấp Biển Đông đã đặt các quyết sách cấp cao của Trung Quốc
trước cuộc khảo nghiệm mới kể từ khi bước sang thế kỷ 21. Trung tuần
tháng 4 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một
số chỉ lệnh liên quan tới “Báo cáo về sự phát triển của sự kiện tranh
chấp các đảo ở Biển Đông” do Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân
(PLA) đệ trình.
1. Tăng cường công tác trên các phương diện liên quan tới sách lược ngoại giao và chủ trương “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” theo nguyên tắc hòa bình hữu hảo, xem xét tới toàn cục của Trung Quốc.
2. Tăng cường, nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới tranh chấp, phản đối mưu đồ quốc tế hóa tranh chấp.
3. Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về
tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong toàn quân,
nâng cao ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, các đảo và tài nguyên đất nước.
4. Tăng cường, nâng cao công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như tại vùng biển gần các đảo này, bảo vệ các lợi ích chính đáng của Trung Quốc.
Cũng
liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông, tạp chí "Tranh Minh" cho
biết vào ngày 10/6 vừa qua, Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc còn thông
qua quyết nghị thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông,
do Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình làm
tổ trưởng; Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Phó Thủ tướng
Vương Kỳ Sơn làm tổ phó. Các thành viên tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng
hoảng Biển Đông còn lại gồm có: Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt,
Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Tướng Trần Bính Đức, Tổng cục trưởng
Tổng cục Hậu cần PLA Liêu Tích Long, Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA Trương
Bí Sinh, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Vưu Quyền… Ông Tào Cương Xuyên -
nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng - và
ông Trì Hạo Điền, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, được mời làm cố vấn đặc
biệt. Tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông nằm dưới quyền phụ
trách trực tiếp của Thường vụ Bộ Chính trị, với các chức trách và nhiệm
vụ như sau:
1. Nắm chắc diễn biến của tình hình Biển Đông và dự báo trước sự thay đổi cũng như các tình huống bất ngờ
.
2. Đưa ra phán đoán về sự phát triển và thay đổi của tình hình Biển Đông, đệ trình phương châm và quyết sách chiến lược.
3. Xử lý quyết sách ngay phút đầu xảy ra sự kiện bất ngờ và thay đổi tình hình quân sự ở khu vực tiền duyên Biển Đông.
4. Xử lý các báo cáo về vấn đề tranh chấp kinh tế, quân sự tại khu vực tiền duyên Biển Đông.
Theo “Tranh Minh” Hồng Kông số tháng 7/2011
Mỹ Anh (gt)
No comments:
Post a Comment