LTS: Nửa năm trước
báo chí đưa ra con số nợ của Vinashin là khoảng 8000 tỉ đồng. Dư luận ồn
ĩ một hồi rồi im bắt. Im vì thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng tuyên
bố đã “tái cơ cấu” thành công Vinashin và tập đoàn này bắt đầu có lãi.
Cuối năm rồi, VnExpress đã bình chọn ông Dũng là “Nhân vật của năm 2010“. Một trong những lý do mà tờ báo này đưa ra là thủ tướng đã “tái cơ cấu” thành công Tập đoàn Tầu thủy Việt Nam Vinashin.
Kế
đến, ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thay mặt chính phủ phát biểu
trước quốc hội rằng, vụ này không tìm ra sai trái và không kỷ luật quan
chức chính phủ nào. Ông Dũng và chính phủ đã phù phép Vinashin ra sao,
không ai biết, chỉ biết rằng giờ đây số nợ của Tổng công ty này không
còn dừng ở 8000 tỉ mà đã lên tới 9500 tỉ. Giờ đây, ông Dũng lại chuẩn bị
cho một đợt “tái cơ cấu” nữa vào quý III năm 2011 này.
—————————————-
Kết
thúc quá trình thanh tra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
(Vinashin), Thanh tra Chính Phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt khuyết điểm,
sai phạm dẫn đến thua lỗ, thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ nhà
nước và mắc nợ trên 96.000 tỷ đồng.
Chi hơn 8.000 tỷ đồng mua tàu cũ
Từ
cuối năm 2005, Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rất lớn từ các
nguồn trong và ngoài nước dưới các hình thức vay các tổ chức tín dụng,
vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu doanh
nghiệp… (tổng số vay tính đến 30-6-2010 là trên 72.000 tỷ đồng).
Tuy
nhiên, Tập đoàn đã tùy tiện, buông lỏng quản lý, vi phạm pháp luật
trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn, gây ra những hậu quả
nghiêm trọng trên nhiều mặt.
Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Thanh Bình (nguyên giám đốc Vinashin)
TTCP
cho rằng, Tập đoàn đã cố tình làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
và các quy định của pháp luật khi bỏ ra hơn 8.100 tỷ đồng để mua 25 tàu
biển cũ, trong đó có 12 chiếc quá “nát” nên không được đăng ký tại Việt
Nam, gây lãng phí và thiệt hại lớn trong đầu tư. Tính riêng thiệt hại
trong việc mua tàu Hoa Sen là trên 550 tỷ đồng.
Cũng
theo TTCP, chính việc đầu tư dàn trải, tùy tiện, không hiệu quả là
nguyên nhân khiến Vinashin không đủ năng lực để thực hiện các hợp đồng
đã giao kết với khách hàng. Từ 2006 đến nay, Vinashin đã ký 85 hợp đồng,
giá trị 58.224 tỷ đồng.
Tuy nhiên,
chỉ mới hoàn thành được 15 hợp đồng, đạt tỉ lệ 12%. Số hợp đồng đã bị
huỷ và dự kiến huỷ chiếm tới 47% (54 tàu trị giá 27.223 tỷ đồng), theo
tính toán của cơ quan chức năng, số tiền Vinashin phải trả lãi tiền đặt
cọc và phạt hợp đồng là trên 1.000 tỷ đồng.
Dùng tiền đi vay che giấu thiệt hại
Quá
trình thanh tra còn phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, dùng thủ đoạn
hoán đảo các khoản nợ để che dấu thiệt hại của Vinashin khi sử dụng
1.000 tỷ đồng từ nguồn vay trái phiếu quốc tế để mua lại khoản nợ của
các đơn vị thành viên và bản thân Cty mẹ.
Mặt
khác, Vinashin còn bị cáo buộc có hành vi cố ý làm trái các quy định
của Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng khi cho Cty CP Đầu tư xây dựng
Cửu Long vay 300 tỷ đồng để đầu tư một số dự án nhưng không có hợp đồng
và thực tế Cty này không sử dụng đúng mục đích khoản vay. Ngoài tiền
gốc, hiện còn trên 60 tỷ đồng tiền lãi chưa đòi được, có nguy cơ mất
vốn.
Tương tự, từ năm 2004-2009,
Vinashin còn cho Tổng Cty CNTT Nam Triệu vay hơn 3.200 tỷ đồng nhưng
không thu bất kỳ khoản nợ nào; cho Cty CNTT Sài Gòn vay gần 14,5 tỷ đồng
không thời hạn, không khế ước, không quy định lãi suất.
TTCP
cũng xác định có nhiều sai phạm trong việc quản lý sử dụng khoản vay
750 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế; khoản 300 triệu USD trái
phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành; khoản vay 600 triệu USD của 15
ngân hàng và 2 quỹ đầu tư nước ngoài…
Việc
Vinashin sử dụng vốn vay tuỳ tiện, dàn trải trên 615 dự án khiến bình
quân mỗi dự án chỉ được đáp ứng khoảng 50% vốn và làm toàn bộ các dự án
hiện vẫn dở dang, gây lãng phí lớn.
Theo
báo cáo tài chính đã kiểm toán, giá trị tài sản và nguồn vốn của tập
đoàn tại thời điểm 31-12-2009 là trên 102 ngàn tỷ đồng. TTCP xác định:
Nếu loại trừ công nợ nội bộ theo kết quả đối chiếu, xác nhận của tập
đoàn thì giá trị nguồn vốn, tài sản của Vinashin là gần 93 ngàn tỷ đồng.
Về
nợ phải trả, theo TTCP thì số nợ phải trả của Vinashin tại thời điểm
31-12-2009 là trên 96 ngàn tỷ đồng, lớn hơn số báo cáo của tập đoàn
11.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu ghi nhận kết quả đối chiếu nợ nội bộ của
Tập đoàn, từ đó loại trừ đi hơn 9 ngàn tỷ đồng, thì số nợ phải trả là
86,7 ngàn tỷ đồng.
Văn Phòng Chính
phủ vừa ra thông báo số 3456/VPCP, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính
phủ về việc xử lý sau thanh tra tại Tập đoàn Vinashin.
Theo
đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hành Nhà
nước phối hợp kiểm soát chặt chẽ việc cơ cấu vốn mà Vinashin đã đầu tư
vào các lĩnh vực không trực tiếp gắn với hoạt động của Tập đoàn;
Nghiên
cứu trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành trong quý 3-2011 cơ chế tái cơ
cấu tài chính, giảm thiểu tổn thất về tài sản, tiền vốn Nhà nước khi
thực hiện thoái vốn, chuyển nhượng dự án. Đồng thời, có cơ chế xử lý
nguồn vốn tài chính để Tập đoàn tái cơ cấu thành công.
Nguồn: Tiền Phong Online. Đàn Chim Việt minh họa và viết lời tựa.
No comments:
Post a Comment