Xâm phạm thế nào?*
Ngày 26 tháng 5, 2011, Trung Quốc đưa tàu chiến (dưới danh nghĩa tàu hải giám – surveillance) xâm nhập vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (và thềm lục địa) của Việt Nam, đe dọa tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Petro Việt Nam và sử dụng thiết bị cắt cáp thăm dò của tàu này. Khi đó, tàu Bình Minh 02 đang hoạt động cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý.
Ngày 26 tháng 5, 2011, Trung Quốc đưa tàu chiến (dưới danh nghĩa tàu hải giám – surveillance) xâm nhập vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (và thềm lục địa) của Việt Nam, đe dọa tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Petro Việt Nam và sử dụng thiết bị cắt cáp thăm dò của tàu này. Khi đó, tàu Bình Minh 02 đang hoạt động cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý.
Ngay lập tức tin này trở thành tin nóng, không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam mà còn của nước ngoài (Bloomberg, Bangkok Post, và nhiều báo khác). Chủ đề này cũng trở thành điểm nóng trên tất cả các diễn đàn của người Việt trong và ngoài nước.
Xâm phạm thế nào?
Hình
ảnh do Petro Việt Nam công bố hôm 29/5/2011 cho thấy cáp thăm dò của
tàu Bình Minh 02 bị phá hủy ở ngoài khơi tỉnh Phú Yên hôm 26/5/2011.
Reuters
Với
biên giới trên bộ thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ hết sức rõ ràng. Vì thế
việc xâm phạm (hay xâm lược) của một lực lượng quân đội nước ngoài vào
lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền được coi là chuyện đặc biệt
nghiêm trọng và có thể dẫn tới chiến tranh (cục bộ hoặc toàn diện). Biên
giới trên biển phức tạp hơn nhiều vì, ngoài nhiều lý do khác, biển là
nơi con người không sinh sống được, vì thế cho đến một vài thế kỷ gần
đây, vấn đề biên giới và chủ quyền quốc gia trên biển không được đặt ra.
Từ
khi vấn đề chủ quyền trên biển được quan tâm đến thì nảy sinh ra vấn đề
xác định nó như thế nào? Nếu các quốc gia có thể tùy tiện tự xác định (claim)
chủ quyền thì Lào hay Nepal cũng có thể “claim” toàn bộ Thái Bình
Dương. Vì việc tùy tiện “claim” như thế là khá ngu xuẩn và chỉ dẫn tới
xung đột, thế giới đã cố gắng đạt đến một thỏa thuận chung. Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS, bản dịch tiếng Việt ở đây) là một trong những thỏa thuận như thế (có một số quốc gia không đồng ý với UNCLOS và họ không ký).
Theo UNCLOS, chủ quyền trên biển được chia thành nhiều mức độ dựa trên khoảng cách tiến ra biển từ đường cơ sở (baseline).
Đường cơ sở được hiểu nôm na là đường nối các điểm giáp ranh với biển
của lãnh thổ một quốc gia. Tính từ đường cơ sở này tiến ra biển có một
loạt khái niệm chủ quyền với mức độ khác nhau:
Nội thủy (internal waters): các vùng nước nằm phía trong đường cơ sở.
Chủ quyền của quốc gia đối với nội thủy là toàn vẹn giống như trên đất
liền. Tàu bè nước ngoài không được đi qua nếu không được phép.
Vùng lãnh hải (territorial waters): trong vòng 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Quốc gia có thể tùy ý áp dụng luật pháp riêng, quyết định việc sử dụng và khai thác tài nguyên trên vùng lãnh hải. Tuy nhiên, tàu bè nước ngoài được quyền đi qua không gây hại (innocent passage).
Vùng tiếp giáp lãnh hải (contiguous zone): Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải.
Tại đây, nước chủ nhà có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với
các hoạt động như thuế quan, nhập cư, thuế, và kiểm soát ô nhiễm.
Vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone hay EEZ): được xác định trong vòng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Quốc gia chủ nhà có độc quyền về khai thác tài nguyên thiên nhiên (cá,
dầu lửa, khí đốt…). Tuân theo sự kiểm soát của nước chủ nhà, nước ngoài
có quyền tự do đi lại (trên biển, dưới lòng biển, và trên không). Nước
ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
Thềm lục địa (continental shelf): phần kéo dài của lãnh thổ trên bộ cho tới mép lục địa (continental margin), ít nhất 200 hải lý tính từ đường cơ sở nhưng không quá 350 hải lý và không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500 m (2500 meter isobath)
một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại phần thềm lục địa ngoài EEZ, nước
chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh
vật sống.
Trong trường hợp các quốc gia có các Vùng lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, hoặc Thềm lục địa chồng lấn lên nhau thì UNCLOS cũng đưa ra các nguyên tắc để phân định công bằng.
Tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Petro Việt Nam ngoài khơi tỉnh Phú Yên hôm 26/5/2011. Reuters
Trường hợp đe dọa tàu Bình Minh 02 của Việt Nam do quân đội Trung Quốc thực hiện hôm 26 tháng 5 vừa rồi xảy ra trong vùng thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và trên Thềm lục địa của Việt Nam. Vùng này cũng không thuộc vùng chồng lấn với bất cứ Vùng đặc quyền kinh tế hay Thềm lục địa nào của Trung Quốc.
Theo ngôn ngữ của UNCLOS, Trung Quốc có quyền qua lại trên vùng biển
này, nhưng không có quyền khai thác tài nguyên và không có quyền can
thiệp vào việc khai thác tài nguyên của Việt Nam. Vì cả Trung Quốc và
Việt Nam đều ký UNCLOS, hành vi này thực chất là vi phạm luật pháp quốc
tế mà cả hai nước đều công nhận.
Xâm phạm chủ quyền: đối phó ra sao?
Do sức ép và lịch sử phá hoại của phương Bắc, các tàu thăm dò địa
chấn của PVN và các liên doanh giữa PVN với nước ngoài trên vùng EEZ của
Việt Nam vẫn thường được các tàu quân sự hộ tống. Trong trường hợp của
Bình Minh 02, tàu này cũng được 3 tàu quân sự của Việt Nam hộ tống. (Có
lẽ) vì lẽ đó tàu Bình Minh 02 không bị tấn công. Tuy nhiên, các tàu hộ
tống này đã không làm gì được trước việc 3 tàu chiến (dưới danh nghĩa
tàu hải giám) của Trung Quốc vào cắt đường cáp do Bình Minh 02 đặt.
Điều này ít nhiều thể hiện sự lúng túng của các tàu hộ tống của Việt Nam trước động thái khiêu khích và phá hoại của Trung Quốc.
Cách đây không lâu Philippines cũng gặp một vụ tương tự nhưng cách xử lý của họ hơi khác. Bloomberg dẫn lời của Thiếu Tướng Juancho Sabban
cho biết vào ngày 3 tháng 3, hai tàu tuần dương của Trung Quốc đã ép
tàu thăm dò địa chất của Philippines (làm việc cho hãng Forum Energy
Plc) phải rời khỏi khu vực tranh chấp – cách đảo Palawan của Philippines
khoảng 250 km. Các tàu tuần dương của Trung Quốc chỉ bỏ đi sau khi
Philippines cử hai máy bay chiến đấu tới vùng biển này.
Cần nhớ các động thái này của Trung Quốc cơ bản là để nắn gân các nước như Việt Nam và Phillipines. Nó có hai tác dụng chính.
Thứ nhất, nó giúp dò xét thái độ của các nước này như thế nào. Điều
này hết sức quan trọng vì từ phản ứng của Việt Nam và Philippines, Trung
Quốc có thể xác định được nên “lấn tới” (trong trường hợp hai nước kia
“nhân nhượng”) hay nên kiềm chế bớt động thái khiêu khích.
Thứ hai, nó giúp gửi một tín hiệu cứng rắn tới Việt Nam và
Philippines về lập trường của Trung Quốc. Nó cho các nước này thấy (một
phần) sự sẵn sàng của Trung Quốc về việc sử dụng các biện pháp bạo lực
trong trường hợp cần thiết. Điều này có lợi cho Trung Quốc trong các
bước đàm phán với từng nước láng giềng.
Trong trường hợp như vậy, phản ứng mềm yếu của Việt Nam hay
Philippines sẽ là một sai lầm chết người về chiến lược. Nó sẽ giúp Trung
Quốc thêm quyết tâm lấn tới và tăng sức ép với các nước này. Vì thế,
phản ứng mềm yếu sẽ làm vấn đề tranh chấp sẽ càng phức tạp hơn chứ không
đơn giản đi.
Bước kế tiếp của Trung Quốc sẽ là thăm dò và khai thác ở vùng nước
sâu ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và
Philippines, gần với các vùng quần đảo đang bị tranh chấp.
Việc này trên thực tế đang được Trung Quốc ráo riết chuẩn bị tiến hành. Hôm 28 tháng 5 vừa rồi, VietnamNet trích đăng lại từ Tân Hoa Xã
cho biết CNOOC (nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc) có
kế hoạch thăm dò và khai thác 12 lô ở khu vực đông Biển Đông và 7 lô ở
phía tây Biển Đông.
Chiến lược của tập đoàn này là đầu tư 350 tỉ nhân
dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự
nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác
và phát triển dầu khí vùng nước sâu (trong vùng Biển Đông).
Để việc này trở thành câu chuyện “hết sức bình thường”, việc Trung
Quốc sẽ làm là tạo ra một ấn tượng đối với các nước láng giềng rằng ngay
cả các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của họ cũng là vùng chủ
quyền của Trung Quốc. Giống như bà Khương Du (phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Trung Quốc) trả lời liên quan đến sự kiện tàu Bình Minh 02: “Những
gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám
sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc
thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”. Khi nguy cơ ở ngay gần biên ải
thì người ta không thể chú tâm đến những chuyện ở phương xa. Vì thế,
gây sức ép trong các vùng EEZ của Việt Nam và Philippines sẽ làm giảm sự
phản kháng của các nước này khi Trung Quốc thăm dò và khai thác ở các
vùng nước sâu giữa Biển Đông.
Trong việc phản ứng lại với các động thái của Trung Quốc thì cần nhớ
rằng mục tiêu của họ không phải chỉ là gây hấn. Thay vào đó, gây hấn là
một nước cờ trong nhiều nước cờ để đạt đến mục tiêu là thong dong thăm
dò và khai thác dầu ở vùng nước sâu ngoài Biển Đông. Nếu như vài năm
trước đây Trung Quốc không có công nghệ để làm việc này thì hiện nay họ
đã có, và vì thế họ sẽ làm.
Việc ngăn chặn họ thực hiện mục tiêu này sẽ hết sức khó khăn. Và nếu
muốn làm được câu chuyện ngăn chặn này thì ít nhất Việt Nam cũng phải
thành công trong việc không để họ dọa nạt (bully) ngay trên sân nhà –
tức là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Việt Nam và Philippines nên mạnh dạn sử dụng các biện pháp ngăn chặn
(deterrence). Philippines đã thành công trong việc đuổi tàu Trung Quốc
bằng việc cử máy bay chiến đấu ra khu vực xảy ra va chạm. Việt Nam chưa
thành công lắm trong sự kiện Bình Minh 02 khi có tới 3 tàu hộ tống ở gần
tàu Bình Minh 02 nhưng lại không làm gì được khi tàu chiến Trung Quốc
lại gần và sử dụng thiết bị cắt cáp của tàu thăm dò này.
Nhưng đối phó như thế nào? Câu hỏi này nên được trả lời bằng cách
nhìn bằng một góc nhìn so sánh: Nếu Trung Quốc đưa xe tăng qua biên giới
phá hoại một nhà máy ở Cao Bằng thì Việt Nam sẽ đối phó như thế nào?
T. V. D.
Nguồn: Trần Vinh Dự Blog
No comments:
Post a Comment