Thế
nhưng, báo chí chính thống trong nước thì sao? Thoạt đầu, họ im lặng.
Sau, họ đăng bản tin do Thông Tấn Xã Việt Nam viết; nguyên văn như sau:
Ngày
5-6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã
xảy ra các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trước cửa Đại sứ quán
Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TPHCM. Đó là thông
tin sai sự thật.
Trên
thực tế, sáng 5-6, một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại
sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TPHCM để
thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ
quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản
trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang
hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Những
người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi
phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước
Luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Những
người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và
sau khi được các đoàn thể, cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ
đã tự giải tán, ra về.
Thông
Tấn Xã Việt Nam khẳng định là các phương tiện truyền thông quốc tế đưa
“thông tin sai sự thật”. Sai chỗ nào? Sai ở hai điểm: Một, đó là các
cuộc “tụ tập” chứ không phải là “biểu tình”; và hai, các cuộc “tụ tập”
ấy chỉ quy tụ được “một số ít” người chứ không phải là cả hàng ngàn
người.
Như
vậy, cũng là tiếng Việt, nhưng tiếng Việt của giới truyền thông – thực
chất là giới lãnh đạo – Việt Nam khác hẳn với tiếng Việt của người Việt
bình thường. Trong trường hợp này, khác ở hai điểm:
Một,
về số lượng: Với người Việt Nam, một cuộc tụ tập gồm cả hàng ngàn
người, thậm chí, hàng trăm người đã là nhiều. Với cộng sản, đó chỉ là
“một số ít”. Tuy nhiên, ở đây, cũng cần chú ý: Nếu cuộc tụ tập đó là để
ủng hộ chính quyền thì nó lại sẽ trở thành số nhiều, thành “đông đảo”,
thậm chí, thành “nhân dân” ngay tức khắc.
Hai, về khái niệm “tụ tập” và “biểu tình”. Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích:
“Đông người đến môt chỗ làm một việc, nếu để ăn uống, chơi bời, giải
trí thì đó là tụ tập, còn đến để bày tỏ chính kiến thì là “biểu tình”.
Nội dung chính kiến thì ủng hộ, chào mừng… hay phản đối, đả đảo cũng đều
là biểu tình.” Vậy, tại sao Thông tấn xã Việt Nam lại cải chính các
cuộc biểu tình của dân chúng ngày 5 tháng 6 chỉ là “tụ tập”?
Mà
không phải chỉ giới hạn trong hai trường hợp số ít/số nhiều hay biểu
tình/tụ tập vừa nêu, giới lãnh đạo và các cơ quan truyền thông chính
thống ở trong nước thường xuyên thay đổi ý nghĩa và cách dùng từ ngữ như
vậy. Nhớ, năm 2010, khi một số đại biểu Quốc Hội, trong đó có giáo sư
Nguyễn Minh Thuyết, lên tiếng phê phán chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng
đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc điều hành kinh tế quốc
gia, đặc biệt trong vụ làm ăn lỗ lã cả mấy tỉ đô la của Vinashin, báo
chí chính thống đã chỉ trích họ là đã “muốn lạm dụng diễn đàn, đưa ra
những nhận định hay thông tin nhiều màu sắc chủ quan, cảm tính, còn chưa
được kiểm chứng hoặc về những lĩnh vực không phải chuyên môn sâu của
mình nên khó có thể phán định chuẩn xác, thậm chí cả những kiến nghị
không mang tính xây dựng, gây nên những dư luận không tốt trong xã hội.”
Ở đây, lại có mấy vấn đề về chữ nghĩa:
Thứ
nhất, Quốc Hội là nơi, trên nguyên tắc, tất cả các đại biểu đều có
quyền thảo luận thẳng thắn mọi vấn đề liên quan đến quốc gia. Quyền ấy
được ghi rõ trong Hiến pháp. Thế nhưng, nếu các đại biểu chỉ ngồi im gật
gù hay nói hùa theo chính phủ thì không sao; còn nếu họ muốn cật vấn
điều gì thì họ sẽ bị buộc tội là “lạm dụng” và “lạm quyền”. Vậy, thế nào
là “quyền” và thế nào là “lạm quyền”?
Thứ
hai, về khái niệm “chủ quan” và “cảm tính”. Đại công ty quốc doanh làm
ăn lỗ lã đến cả gần 5 tỉ đô la là điều ai cũng biết và không thể giấu
giếm. Hơn nữa, các cuộc điều tra gần đây cho thấy mức độ lỗ lã của nó
còn kinh khủng hơn cả các số liệu được tiết lộ ban đầu. Thế nhưng, khi
phê phán cung cách làm ăn như thế, các đại biểu vẫn bị chê trách là “chủ
quan “ và “cảm tính”. Vậy, thế nào mới là “khách quan” và “lý tính”? Là
dạ dạ vâng vâng trước mọi hoạt động và hành động của chính quyền, kể cả
những khi họ tắc trách và bất lực nhất?
Thứ
ba, về khái niệm “xây dựng”. Góp ý để điều chỉnh các chính sách sai
trái là thiếu xây dựng, còn cứ để mặc cho chính phủ muốn làm gì thì làm,
sai lầm hay lỗ lã thì rán chịu là.... xây dựng? Im lặng để các công ty
Trung Quốc tràn vào Tây nguyên khai thác các mỏ bauxite là xây dựng;
ngược lại, lên tiếng chống đối là thiếu xây dựng? Im lặng để cho Trung
Quốc tha hồ hoành hành trên hải phận Việt Nam, kể cả bắt bớ và giết chết
ngư dân Việt Nam là... xây dựng, trong khi, xuống đường biểu tình chống
lại họ là... thiếu xây dựng và phải vào tù ngồi cho muỗi đốt (như
trường hợp của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và blogger Anhbasg Phan
Thanh Hải)?
Nhớ,
ngày trước, lúc còn học đại học ở Việt Nam, bọn sinh viên chúng tôi
luôn luôn được các thầy cô giáo và cán bộ nhắc nhở: cần phân biệt hiện
tượng và bản chất. Ví dụ: chủ nghĩa tư bản tuy có vẻ giàu có, tự do,
thoải mái, mạnh mẽ như vậy nhưng đó chỉ là “hiện tượng”, còn “bản chất”
của chúng thì lại là nghèo đói, áp bức, bóc lột, mất tự do, đau khổ, và
đang “giãy chết” đành đạch ở khắp nơi. Chủ nghĩa xã hội, ngược lại, tuy
có vẻ nghèo nàn, lạc hậu và nhân quyền bị hạn chế như vậy, nhưng đó chỉ
là “hiện tượng”, còn bản chất thì vô cùng giàu có, tiến bộ, tự do, dân
chủ, càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, v.v...
Một thằng bạn của tôi, nghe những lời giảng như thế, thì thầm vào tai tôi: “Mẹ! Nói vậy mà cũng nói được!”
Nguyễn Hưng Quốc
No comments:
Post a Comment