Thursday, October 24, 2013

Ngừng thông qua Hiến Pháp là mệnh lệnh của Nhân Dân!



Nhà báo Châu Thành - Tình hình cuối những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, nước ta bị Trung cộng o ép đe dọa, thậm chí trắng trợn cho quân đánh chiếm một số hòn đảo của ta tại quần đảo Trường Sa, đảng cộng sản Việt Nam buộc phải ngã hẳn theo Liên xô để được bảo trợ. Hiến pháp năm 1992 do đảng cộng sản Việt Nam soạn thảo theo mẫu y hệt hiến pháp Liên xô và tự động áp đặt trên đầu nhân dân Việt Nam quyền cai trị độc tài tuyệt đối của đảng.


Chủ nghĩa Mác Lê, chủ nghĩa xã hội mà đảng cộng sản Việt Nam lấy làm cương lĩnh theo Liên xô ngày nào đã bị chính nhân dân Liên xô và 14 nước Đông Âu xóa bỏ, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn bị đeo vào cổ, khiến cho đất nước càng ngày càng bị thụt lùi hàng năm bảy chục năm so với các nước cùng có xuất phát kinh tế như Việt Nam cách đây 40 năm!
Trong khi cả thế giới đi vào dân chủ và đó là con đường tiến đến văn minh; trong khi nước ta lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng về mọi mặt, Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư đảng cho đến nay chẳng đưa đất nước vượt qua được những nguy nan, lại chủ trương sửa đổi hiến pháp! Ông ta thực chất không chút nào vì nhân dân mà chỉ nhằm củng cố quyền lợi phe nhóm của đảng. Bởi qua nội dung mà ông trực tiếp chỉ đạo “sửa chữa” là chỉ thêm bớt râu ria. Bộ hạ của ông ba hoa phụ họa, nào là thêm quyền con người, nào tăng cường kiểm tra giám sát vân vân và vân vân. Nhưng nói trời nói đất cho dài dòng văn tự, cái cuối cùng vẫn giữ chặt quyền làm vua, quyền độc tài quyết định mọi việc của đất nước. Như vậy thì những thứ “dân làm chủ”, những “quyền con người” chẳng có giá trị gì. Nhân dân ta đã quá quen biết cái kiểu nói mà không làm của đám “vua tập thể “ mà cựu chủ tịch quốc hội đã vạch ra và chính ông đã yêu cầu phải thay đổi thể chế.
Chủ trương “sửa đổi hiến pháp” ngay từ đầu nhân dân đã thấy cái kiểu bịp bợm của đảng. Các việc lớn như vừa đem phổ biến hiến pháp “sửa đổi”, vừa lấy ý kiến đóng góp của 90 triệu dân, rồi thu thập ý kiến, rồi tổng hợp, biên tập sửa chữa hoàn chỉnh dự thảo đem thông qua Quốc hội chỉ trong 3 tháng (trong đó có 1 tháng tết là tháng ăn chơi)! Do nhiều ý kiến yêu cầu kéo dài thời gian góp ý, họ buộc phải cho 9 tháng, nhưng sau đó, mới 3 tháng họ vẫn đưa bản “Dự thảo sửa chữa” ra Quốc hội để Quốc hội thông qua!
Trong thời gian kêu gọi nhân dân góp ý, bản thân Nguyễn Phú Trọng đi dâu cũng bô bô phê phán nhưng ai góp ý bỏ điều 4 (quy định đảng cộng sản độc tài cai trị), đòi quân đội phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc (trái với dự thảo quân đội là của đảng phải bảo vệ đảng sau đó mới đến Tổ quốc)... là thoái hóa biến chất, là phản đông... Những ý kiến mà ông trắng trợn đàn áp ấy lại là ý kiến của các nhân sĩ trí thức tầm cỡ hàng đầu của đất nước, trong đó có người từng là thầy dạy ông!
Vì sao Trọng đã ra mặt cay cú với những đóng góp hết sức tâm huyết của trí thức nhân sĩ như vậy? Nếu ông thực lòng vì dân vì nước, với tư cách lãnh đạo mà ông đang nắm, ông cần điềm tỉnh lắng nghe và nếu chân lý là ở phe ông thì ông cứ cho tranh luận công khai, làm gì lại dùng quyền tối thượng để vùi dập những người, trong đó có người ở hàng cha chú của ông như vậy?
Rõ ràng ông Trọng không vì nhân dân trong việc bày trò sửa đổi hiến pháp.
Qua bản “Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992” do ông Trọng chỉ đạo biên soạn, người ta thấy ông chỉ sơn phết râu ria còn thực chất là củng cố lô cốt để độc trị.
Cuộc họp Quốc hội tháng 5 vừa qua, đại biểu Quốc hội đã không thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Lần này, bản dự thảo sửa đổi được trình bày có khác gì bản đã công bố lần trước? Ông Phan Trung Lý đã báo cáo bác bỏ những ý kiến cuộc họp lần trước nêu ra. Vậy làm sao thông qua hiến pháp chỉ do một số người trong ban biên tập, tất nhiên là nhất nhất đều phải theo ý kiến của ông Trọng phán bảo?
Phát biểu gần đây, ông Trọng đã không úp mở mà nói thẳng “cương lĩnh của đảng đứng trên hiến pháp”. Cuộc họp vừa qua, BCH trung ương đảng đã quyết định công việc chuẩn bị tiến hành đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 trong vòng 2 năm tới. Việc vất bỏ chủ nghĩa Mác Lê Mao mà chỉ theo “Đường lối Đặng Tiểu Bình” của đảng cộng sản Trung quốc trong đại hội đảng của họ gần đây, chẳng lẽ không ảnh hưởng tới cương lĩnh của đảng cộng sản Việt Nam trong đại hội lần thứ 12 này? Với những hạn chế sai lầm trong đường lối của đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội lần thứ 11 đã đẩy đất nước kề bên vực thẳm! Nếu đại hội lần thứ 12 tới sẽ có những thay đổi đường lối, chẳng lẽ sau đó ta lại phải sửa hiến pháp lần nữa. Chi bằng cứ tạm thời kéo dài việc thi hành hiến pháp đã có, để sau 2 năm, ta lại chỉnh sửa, như vậy có tốt hơn không?
Việc chủ trương không phải “sửa hiến pháp” mà là “rủa hiến pháp” như đang làm là việc sai lầm cần đình chỉ.
Ngừng việc sửa đổi hiến pháp là mệnh lệnh của nhân dân!

No comments:

Post a Comment