Wednesday, January 23, 2013

Mở đường cho “hươu tham nhũng” chạy?



Phúc Lộc Thọ - Đầu năm 2013, trong bài trả lời phỏng vấn của TTXVN, trước những băn khoăn lo lắng của nhân dân mà chính TBT cũng đã nhận thấy: “dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như “hòa cả làng”, chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất…) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, cho rằng “không thành công” vì không kỷ luật được ai…” TBT đã cho biết đối sách của ông, người đứng đầu cơ quan Đảng:“Cần nhận thức rõ rằng Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý “…

Trong tình thế các nhóm lợi ích, các đường dây tham nhũng ngày một tinh vi hơn, bặm trợn hơn, quyết liệt hơn, nhơn nhơn hơn, bất cố liêm sỉ hơn… thì liệu cái đối sách mà TBT đề ra ấy có là một cách “ mở đường cho hươu tham nhũng “ chạy thoát…Cái đám này từng đã giương khẩu hiệu: Hy sinh đời bố, củng cố đời con; chỉ cần xong một quả, xong một nhiệm kỳ là coi như xong việc…
Chưa kể trong cái tình thế Đảng đang bị chi phối bởi nguyên tắc số đông thống trị, áp chế số ít, người ta tham được một cục, người ta sẵn sàng cúi rạp mình van xin, nhỏ nước mắt cá sấu nhận khuyết điểm, xin tha rồi sau đấy đâu lại hoàn đấy, lại kéo bè kéo cánh, lại dùng tiền để mua phiếu, phân phối lại để mua nắm các vị trị then chốt trong bộ máy hành pháp ? Vậy thì liệu cái xin nhận khuyết điểm, xin sửa chữa khuyết điểm có giá trị gì, có hiệu lực gì ???
Cái chiêu sách “nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý …” này đồng nghĩa với sự xuê xoa, mang tính chất xử lý nội bộ Đảng trong khi các oogn đảng viên này lại đang lũng đoạn bộ máy nhà nước; Về nguyên tắc: đã là luật pháp thì phải nghiêm minh, bất vị thân, sòng phẳng, sai đến đâu xử đến đấy vì luật pháp còn mang tính treo gương; cái sự “ nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý nếu ai không chịu nhận khuyết điểm “…ấy liệu có góp phần làm nhờn luật pháp ?!
Cách đây hơn 2000 năm khi Vệ Ưởng được vua Tần hỏi về kế sách trị nước, Vệ Ưởng đã thẳng thắn trả lời đại ý: Nước Tần loạn là do bở những kẻ cầm đầu không chấp pháp nghiêm minh luật pháp: Khi Vệ Ưởng được trọng dụng, việc đầu tiên ông chủ trương thượng tôn luật pháp và cái uy của kẻ cầm đầu: vua không nói chơi…
Cách đây một tuần, tình cờ ra chợ, người viết bài này đã bật cười, thấy mình lạc hậu khi nghe câu “ vua không phải nói chơi “ được thốt lên từ miệng của một cô bán hàng thịt; Cô này nói ra câu trên khi cam kết với khách hàng về một lời hứa gì đó liên quan đến thịt, cá…Đến dân bán thịt thời buổi kinh tế thị trường còn dùng cái uy “vua không nói chơi” ra để ững xử với khách hàng, để giữ cái uy, chư tín trong chuyện làm ăn mặc dù cái uy của một cô hàng thịt chỉ liên quan tới mấy kg gam thịt bò, thịt lợn ?! Còn bây giờ cái đám xôi thịt trong chính phủ, trong nội bộ Đảng ngay càng đông, khi thấy TBT cho phép cứ vi phạm khuyết điểm rồi nếu biết xin lỗi và hứa…lèo thì chẳng sao cả thì tội gì không tranh thủ làm mấy tỷ ( USD )…
Chuyện Đông Chu còn nói về việc Thân Bao Tư một bề tôi cũ của nước Sở quay lại trừng trị thảm khốc những đối thủ  chính trị cũ trong đó có vua Sở, một bạn cũ của ông khuyên can nên lấy cái tình cũ mà đối xử với vua tôi nước Sở, Thân Bao Tư đã trả lời: Trời tối, đường xấu buộc phải đi ngược làm trái…không có cách nào khác…
Xưa nay chính trường không phải là đất sống của những kẻ nhu nhược, khí lượng đàn bà, con trẻ; Đất nước đang loạn lạc và có dấu hiệu càng loạn hơn nếu kỷ cương luật pháp không nghiêm minh, người đứng đầu như nhược, xuê xoa…
 P.L.T.

No comments:

Post a Comment