Saturday, December 1, 2012

Thể Chế Hiện Nay Ở Việt Nam Chỉ Làm Gia Tăng Tham Nhũng



Võ Ngọc Phước - Gần đây, tình trạng tham nhũng tràn lan ở Việt Nam đã được cái quốc hội của đảng chính thức công nhận là quá “thách thức” vì ngang nhiên hành xử hằng ngày ở mọi cấp mọi nơi trong nước, gây ra sự bất mãn âm thầm ở người dân ngày càng thêm rộng lớn, dù rằng họ không thể bộc lộ được thái độ phản kháng trước các quan chức nhà nước vì lý do lo sợ các hậu họa “bị trù dập” sẽ xảy ra sau đó từ các hệ thống an ninh chìm nổi trong nước hiện nay.

Thêm vào đó, tình hình kinh tế xã hội trong nước không mấy sáng sủa sau những cuộc “kinh doanh phá sản kinh hoàng” làm tan hoang muôn nghìn tỷ bạc” do việc làm ăn bê bối và “tham nhũng ăn chia với nhau” ở các tập đòan kinh tế, Bộ ngành, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng… nên đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thấy cần phải làm một vài “tác động” để trấn an và xoa dịu lòng người, nhất là ở vấn đề tham nhũng, mà trước đây chỉ được gọi là “tiêu cực”.
Tuy rằng, trong thâm tâm, các chóp bu của đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn biết rõ rằng, do bản chất của một guồng máy cai trị độc quyền của một nhóm bè đảng mang đầy tính chất quan liêu phong kiến từ căn bản, chuyện tham nhũng vốn dã có mầm gốc ăn sâu từ thời “kinh tế bao cấp” nay lại gặp được đất đai màu mỡ của “kinh tế thị trường” thì càng mạnh mẽ “đua nở”, không thể nào dẹp bỏ được.
Vì rằng ai ai cũng biết thể chế chính trị độc đảng độc tài ở Việt nam hiện nay là rập theo khuôn mẫu thể chế của Trung Quốc, mà tại đây vụ án tham nhũng của Bạc Hy Lai, ủy viên cốt cán của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc và cũng là ứng viên thế lực cho chức vụ thủ tướng, sở dĩ phải bị đưa ra truy xét để “đưa vị này về vườn” đã xãy một cách quá bất đắc dĩ là vì những tình cảnh “quá tình cờ ”.
Do việc bà vợ của ủy viên này làm ăn kinh doanh lớn rồi phạm phải tội đầu độc sát hại một doanh nhân Anh quốc để “bịt miệng” mà bộ trưởng công an địa phương, vốn là đàn em thân tín của ủy viên Bạc, đã không thể bao che nỗi mà lại còn trốn chạy vào Tòa lãnh sự Mỹ, thổ lộ sự vụ để xin bao che tính mạng, làm đổ bể “chuyện thâm cung của một ủy viên Bộ Chính Trị” ra bên ngoài. Từ đó mới đưa đến việc truy xét làm lộ ra cái tài sản tham nhũng hàng tỷ đô la Mỹ của gia đình này.
Như vậy thì không riêng ủy viên Bạc, ai ai cũng có thể hiểu rằng các chóp bu của đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể dùng quyền lực để mặc tình vơ vét, nếu muốn, vì được cả hệ thống an ninh nhà nước bảo vệ chặt chẽ, không cho ai được đá động đến các cấp ãnh đạo. Gần đây một tờ báo Mỹ cũng đã công bố gia tài kếch sù hàng chục tỷ đô la Mỹ của gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo, vừa mãn nhiệm chức vụ, cũng đã cho thấy sự việc rõ ràng như vậy, nhưng không có sự truy xét nào từ phía Trung Quốc.
Do đó, vì là khuôn rập theo thể chế Trung Quốc, nên các chóp bu của đảng Cộng Sản Việt Nam cùng thân quyến, bè phái cũng có được cái đặc ân “có quyền tham nhũng” mà ít phải lo sợ bị truy tố khi được bao che kỹ càng bởi hệ thống công an., trừ phi ban lãnh đạo đảng cho phép truy xét để mà truy tố. Điều này rất khó xãy ra, vì chỉ có trong trường hợp rất đặc biệt mà đảng nhận thấy bất đắc dĩ quá nên cần phải đưa ra để giữ lấy uy tín đảng mà thôi.
Vì vậy, dù người ta được biết sự đốn đại trong nhân gian về sự giàu có kỳ lạ của gia đình các cựu tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam nhu Trần Đức Lương, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, v.v… nhưng không thấy đảng Cộng Sản Việt Nam có một sự điều tra hay công bố gì cả. Cũng như những bê bối tệ hại của cấp lãnh đạo Bộ Y Tế trong vài năm gần đây, dù có bị đưa ra chứng cớ công khai rành rành, nhưng rồi các đương sự thì vẫn “bình chân như vại”.
Bời vì đó là một “vùng cấm địa bất khả xâm phạm”, không ai có quyền đá động đến. Từ các Uỷ viên Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành, Uỷ viên Trung Ương, Thủ trưởng các Bộ ngành…, ảnh hưởng của “vùng cấm địa bất khả xâm phạm” này lan tỏa ra một cách có hệ thống từ trên xuống dưới. Do đó, nếu trong dân chúng có ai mà đá động chuyện tham nhũng của quan chức mà nhầm phải các “gốc bự” thì xem như là “tự rước họa vào thân ”.
Tuy nhiên, nhằm biểu dương cho trong và ngoài nước biết là có nổ lực phòng chống tham nhũng, nhà nước của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã cho làm trừng phạt một số tội phạm tham nhũng nhưng phần lớn là các “tham nhũng vặt” ở cảnh sát giao thông, các cán bộ kiểm kê kinh tế, v.v… và một số vụ “tham nhũng quá cộm”ở cấp địa phương hay ban ngành nhưng phần lớn hình phạt do toà án của đảng đưa ra cho bị cáo chỉ là án treo vì lý do là “cán bộ có công với đảng”.
Thật ra, ở trường hợp các cảnh sát giao thông, cũng như các cán bộ kiểm kê…,bị trừng phạt vì hành vi tham nhũng thì chẳng qua đó là việc quá xui xẻo cho họ, vì trong một xã hội như vậy để được” cán đán các công vụ này” để mưu sinh kíêm sống ở Việt Nam hiện nay, họ cũng đã phải hối lộ rất nhiều cho các quan chức phía trên để có “công ăn việc làm”. Do đó, việc “vòi vĩnh thu phí” là điều đương nhiên dễ hiểu, chỉ nhằm để thu hồi lại “vốn đầu tư” mà thôi.
Còn các vụ truy tố “tham nhũng quá cộm” ở cán bộ cao cấp ở địa phương hay ban ngành…, thì là vì lý do “sự việc làm quá lộ liễu” gây dư luận chỉ trích quá quắt.  Nhưng, ở những trường hợp này, thì cứ theo qui luật “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Do đó, nếu có phải bị truy tố thì chỉ đành phải mất chức vụ để về vướn nhưng đã được sự giàu sang cho gia đình; còn án tù, nếu có phải gánh chịu, thì phần lớn chỉ là tù treo hay là sau đó sẽ được ân xá, vì lý do đã là “đảng viên có công lao với đảng”.
Tuy vậy, cũng làm giống như đảng Cộng Sản Trung Quốc là, sau sự hy sinh cho ùy viên Bạc “về vườn”, các lãnh đạo mới của Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố triệt để phòng chống tham nhũng trong kỳ Đại Hội Đảng vừa qua, thì bên này các chóp bu lãnh đạo đảng và nhà nước ở Việt Nam, cũng vậy, đang cho tạo dựng một số “trình diển tuồng lớp” hầu mong làm xoa dịu phần nào sự bất mãn của người dân trong và ngoài nước về vấn đề này.
Như ai ai cũng thấy, biết bao vụ làm ăn bê bối, tham nhũng…quá to lớn ở các Bộ ngánh, các tập đòan kinh tề, công ty quốc doanh, ngân hàng…đã kế tiếp xãy ra từ trung ương đến địa phương, gây hậu quả làm hao tổn biết bao tiền của đến hàng muôn nghìn tỷ đồng trong những năm gần đây, và gây ra nợ nần chồng chất cho người dân và con cháu sẽ phải gánh trả từ đây. Nhưng sau khi phải truy xét thì chỉ những đàn em phải chịu trách nhiệm chế tài, còn những chóp bu “chỉ huy” thì không phải hề hấn gì. Cùng lắm là ra trước cái quốc hội của đảng nói vài lời xin lỗi là xong chuyện.
Chẳng hạn, nhắc lại khi vụ án tham nhũng ở Ban Quản Lý Dự Án Đai Lô Đông Tây bị khởi tố và buột tội rành mạch tại Nhật Bản mấy năm trước đây thì một ủy viên gộc của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã hùng hỗ đứng ra bênh vực cho sự trong sạch của Ban Quản Lý này bằng cách nằng nặc đòi phía Nhật Bản phải trưng ra những bằng chứng cụ thể như hình ảnh, giấy biên nhận lúc giao tiền hối lộ và, hơn nữa, một Thứ trưởng của Bộ Ngoại Giao cũng đã yêu cầu phía chính phũ Nhật ra chỉ thị đừng cho báo chí phanh phui vụ này.
Tuy việc xử án tham nhũng ở các nước là rất thông thường, vì tính cách đơn lẽ của tội phạm. Nhưng ở đây tại sao một đại diện của Bộ Chính Trị đã phải la lối lên inh ỏi để biện bạch cho sự trong sạch của phía Việt Nam. Có thể là vì các bị cáo phía Nhật đã khai rõ trước tòa án là những lần trao tiền hối lộ đều xãy ra một cách đàng hoàng ở văn phòng Ban Giám Đốc dự án với sự chứng kiến của cả Ban Giám Đốc dự án. Không riêng cho vụ này, việc trao tiền hối lộ ở các dự án khác cũng xãy ra tương tự như vậy.
Dĩ nhiên, trong thể chế Việt Nam hiện tại, không có bộ phận nào có thể chế tài được các chóp bu của đảng và nhà nước một khi “chỉ huy” các hành vi tham nhũng. Điều này có nghĩa là các cơ quan ban ngành có các dự án mà nguồn vốn to lớn đã được “phía trên chỉ đạo” để “kinh tài tham nhũng” để một phần dùng làm “quỹ đen cho cơ quan”, còn phần lớn là để đóng góp cho cấp lãnh đạo phía trên, bới vì đảng lúc nào cũng cần những số tiền lớn cho việc “sinh hoạt đảng” ở cấp lãnh đạo đảng.
Một thể chế dành riêng mọi ưu quyền cho một nhóm bè đảng mang đầy tính cách phong kiến quan liêu từ căn nguyên như vậy thì làm sao mà phòng chống được nạn tham nhũng hoành hành tràn lan trong xã hội hiện nay; nhất là việc những chủ chốt của bè đảng này lại được bảovệ chặt chẽ bởi một hệ thống công an chìm nổi, cho dù rằng họ có làm những sai phạm kinh hoàng đối với đất nước và dân tộc đi nữa.
Một thể chế tệ hại như vậy lại còn được đặt trong một một khung cảnh xã hội với quan niệm xư a cũ là “một người làm quan cả họ mang nhờ” cộng thêm với sự lơ là cho thực thi một chế độ hình phạt đúng mức, dù là phải đối với các công thần của đảng, thì tình trạng tham nhũng sẽ không những không giảm bớt đi mà còn gia tăng, ngày càng thêm “phát huy phàt triển”, đặc biệt ở những cấp lãnh đạo đảng và quan chức nhà nước.
Qua những đặc điểm tệ hại căn bản của thể chế hiện nay ở Việt Nam như vậy, những việc như cải thiện tổ chức nhân sự, v.v… để phòng chống tham nhũng tốt hơn thật ra chỉ là chuyện hoang đường, nếu không muốn nói là tình trạng tệ hại này sẽ vẫn ngày càng rộng lớn ra thêm.
Nhưng sở dĩ đảng và nhà nước cộng sản đang phải cho biểu dương rầm rộ những tuồng lớp như “xin lỗi nhân dân”, “thay hình đổi dạng” bằng cách đổi vai đóng “phòng chống tham nhũng” từ lãnh đão này qua lãnh đạo kia, cho phép cái quốc hội của đảng “bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo”, “sửa đổi hiến pháp của đảng,” v.v… cũng chỉ là những việc làm quá vô ích mà thôi, nếu không muốn nói là “trò hề” chỉ nhằm để gạt thiên hạ là đảng đã có nhiều nổ lực để cải thiện tình hình xã hội và dân chủ. Bởi vì người dân ai ai cũng biết, qua những đặc điểm căn bản của thể chế như đã nêu trên, tình trạng tệ hại tham nhũng sẽ không thể nào cảỉ thiện được.
Nhưng cũng để “làm cho xôm trò” với những tuồng lớp đang diển ra tại Hà Nội, gần đây người ta nghe thầy “chủ tịch nước” Trương Tấn Sang, chắc là muốn “khôi hài” (nói xạo cho vui), nên đã nói là “nếu cả dân tộc đứng ra tố cáo để bài trừ tệ nạn tham nhũng thì trù dập sẽ không xãy ra nữa”. Nếu quả như mong muốn của chủ tịch Sang thì chắc cả dân tộc Việt Nam sẽ phải cùng nhau đứng lên để đạp đổ cái thể chế thối nát hiện nay ngày càng sớm càng tốt, để cho đất nước và dân tộc có một tương lai tốt đẹp.
Võ Ngọc Phước

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-200659_15-2/

No comments:

Post a Comment