Sunday, December 16, 2012

NHẠC SĨ “TÂM THẤT LỘT” LỜI NÓI “NÔN MỬA”



Lỡ hẹn bà con hôm qua sẽ bình về trả lời phỏng vấn của Nhạc sĩ Tôn Thất Lập trên BBC, giờ Trí Nhân Media đã có một bài phê phán mạnh mẽ: NHẠC SĨ “TÂM THẤT LỘT” LỜI NÓI “NÔN MỬA”. Tiếc là tác giả bài viết đã đưa ra những lập luận chưa thuyết phục lắm, song riêng cái tựa thì rất … chuẩn.

2Có thể thấy BBC thực hiện nội dung phỏng vấn liên quan phong trào học sinh sinh viên, sáng tác âm nhạc chính trị ở miền Nam đúng vào thời điểm người Việt trong và ngoài nước đang sục sôi phong trào chống giặc Đại Hán bành trướng là một cách làm khéo. Cái khéo đó cùng với người phỏng vấn đã lột tả nhân cách con người ông nhạc sĩ nổi tiếng một thời này.
Giờ đây, khi nhiều người bạn đã từng tranh đấu cùng TTL năm xưa, đã lại phải “xuống đường”, trong khi ông ta ngồi đó “ca” tiếp một bản nhạc xưa cũ. Cuộc xuống đường giờ đây không phải để tiếp tục một phong trào thiên tả, rất rõ ràng đã được “các thế lực thù địch” với chính quyền Sài Gòn xúi giục và trợ giúp (nhưng TTL thì vẫn cố tránh né), mà là ngược lại, đang lật mặt “các thế lực thù địch” đó. Trong sâu thẳm của nó là bắt đầu một cuộc sám hối vĩ đại, thực sự trở về với Dân tộc, chứ không còn mê muội triền miên với thứ chủ thuyết ngoại lai  hoang tưởng nữa.
Bài phỏng vấn cho thấy sự so sánh về hai nền dân chủ. Một bên là nền dân chủ cách đây ngót nửa thế kỷ, dù trong chiến tranh khốc liệt, nhưng sinh viên, học sinh vẫn được ca hát, đấu tranh chính trị khá là tự do. Còn nền “dân chủ” ngày nay thì sao? Chỉ riêng hình ảnh nhạc sĩ Việt Khang bỗng nhiên trở thành tên tù nhân nguy hiểm cũng đủ để minh họa cho cái nền dân chủ đó. Và TTL đã tự bộc lộ khi bị dẫn dụ bởi những câu hỏi tưởng là giúp mình tự sướng với một thời trai trẻ mụ mị. TTL bị “lột” cả quả tim đen, chứ không phải chỉ một phần – “tâm thất”.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
"Vì sao hát cho đồng bào tôi nghe?"
Cập nhật: 13:47 GMT - thứ ba, 11 tháng 12, 2012
BBC - Nhạc sỹ Tôn Thất Lập khẳng định với BBC rằng phong trào sáng tác ca khúc "Hát cho đồng bào tôi nghe" có vai trò chính trị trong cuộc chiến 30 năm ở Miền Nam Việt Nam.
Ông nói phong trào có sự liên hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự chỉ đạo của Mặt trận dù phủ nhận bản thân có tiếp xúc với cán bộ văn nghệ từ miền Bắc.
Nhạc sỹ Tôn Thất LậpTôn Thất Lập viết nhiều bài "Hát cho đồng bào tôi nghe"
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ gần đây tại Việt Nam, ông so sánh nhạc Việt giữa hai miền, cũng như với với nhạc phương Tây giai đoạn 1960-1970. Trước tiên, ông nói về xuất phát điểm của phong trào văn nghệ chính trị này.
Tôn Thất Lập: Phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" chính thức ra mắt vào năm 1969, tháng 12/1969. Nhưng trước đó, phong trào văn nghệ trong sinh viên đấu tranh, cũng như phong trào văn nghệ của toàn bộ cả miền Nam về âm nhạc dân tộc, về những trí thức yêu nước, nói chung những phong trào văn nghệ, đã phát triển rất mạnh.
Từ năm 1965, Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã chính thức ra một nghị quyết “dùng văn nghệ để đấu tranh cho khát vọng của sinh viên, quyền lợi của sinh viên, cho phong trào hòa bình của đất nước.” Và từ đó phong trào rộng mạnh. Và tôi là người chính thức đứng ra triệu tập các nhạc sỹ trong phong trào sinh viên, để cùng nhau bàn bạc và đưa những âm nhạc này vào trong phong trào, xuống đường, đấu tranh của các trường đại học, cũng như các trường trung học ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt và Cần Thơ v.v...
"Bị bắt tiếng Việt gọi là bắt cóc bỏ đĩa, cuộc biểu tình nào mình tham gia, bị bắt, rồi bắt xong, chính quyền Sài Gòn cũng phải thả ra, vì dư luận người ta đấu tranh, lên án đàn áp sinh viên"
Cuối cùng trong những cao trào của phong trào sinh viên rất rộng rãi lúc đó, năm 1967, 1968, 1969, có những cuộc xuống đường của tổng hội sinh viên Việt Nam, và trong đó có cả những sinh viên quốc tế tham dự. Vào đêm Noel năm 1969, chúng tôi tập hợp lại và quyết định ra mắt phong trào văn nghệ lấy tên là phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe.” Cái tên này tôi lấy tên khởi từ bài hát chính của tôi là “Hát cho dân tôi nghe.” Anh em đồng ý đặt tên gọi cho phong trào là Hát cho đồng bào tôi nghe.
BBC: Có thể phát những bài hát này trên đài hay không hay là chính quyền không cho phép?
Chính quyền đâu có cho phép phát trên đài. Nhưng khoảng những năm 1966-1967, thì sinh viên Sài Gòn, vì nó là một tổng hội của sinh viên quốc gia, nên họ họ đấu tranh, thì chính quyền Sài Gòn cũng cho khoảng mỗi tuần cũng được phát thanh trong vòng nửa tiếng. Trong nửa tiếng đó, anh em vẫn hát những bài hát này và nói những tin tức. Nhưng về sau, qua những chương trình, thấy nó tác động mạnh quá, chính quyền cấm luôn.
BBC: Ông nói là chính quyền đàn áp nhiều, nhưng tại sao họ không đàn áp và chấm dứt được phong trào đó?
Bởi vì nó là ở trong một phong trào đấu tranh chính trị, một phong trào của nhân dân của đồng bào Sài Gòn, và cũng như các tỉnh, cho nên họ có đàn áp, nhưng đàn áp xong thì bị tất cả các thế lực của xã hội. Ví dụ như tổ chức công giáo, tổ chức phật giáo, tổ chức những người làm báo, tất cả vừa đàn áp thì bị các lực lượng tất cả đều viết bài, đăng báo, đòi công khai, đòi thả những người đó ra, bắt buộc chính quyền Sài Gòn phải thả, không thả thì các cuộc biểu tình càng lớn hơn. Dư luận xã hội quan trọng lắm, những tiếng nói.
BBC: Ông bị bắt lúc nào?
Tôi bị bắt trong phong trào đấu tranh. Trong cuộc xuống đường hôm 179 sinh viên Sài gòn bị bắt, tôi cũng bị bắt trong đó, đưa vào chỗ quận nhất. Sau tất cả 5 ngày, họ phải thả toàn bộ ra. Tôi đang là sinh viên Văn khoa Sài Gòn, thì tôi cũng được thả ra. Bị bắt tiếng Việt gọi là bắt cóc bỏ đĩa, cuộc biểu tình nào mình tham gia, bị bắt, rồi bắt xong, chính quyền Sài Gòn cũng phải thả ra, vì dư luận người ta đấu tranh, lên án đàn áp sinh viên.
'Bị cấm'
Nhạc sỹ Tôn Thất LậpÔng Tôn Thất Lập từng bị bắt nhưng được thả ngay khi hoạt động trong phong trào văn nghệ của ông
BBC: Chính quyền có lệnh, có thông báo nào cấm đoán phong trào không?
Chính quyền không chính thức ra văn bản cấm phong trào này, nhưng tất cả những hoạt động mà sinh viên những người sáng tác, ai cũng có hơn một lần bị bắt cả, bắt vào trong thì họ nói họ đang là sinh viên, thì phải thả ra. Còn họ đâu có cho mình tổ chức những chương trình. Chương trình này mình tổ chức vào cái thế dân chúng đứng ra tổ chức, ví dụ tổ chức nhưng những buổi tôi vừa nói, tổ chức ngay trong giảng đường, cái này họ cũng đàn áp.
Nhưng đàn áp xong thì thôi. Phong trào lại tiếp tục, làm chỗ này, chỗ khác. Tức là bị cấm, bị bắt, nhưng cuối cùng trước khí thế đấu tranh của dân chúng, nó nằm trong phong trào của dân chúng, nên chính quyền đâu có thể làm mạnh, nếu làm mạnh hơn nữa, sẽ bị lên án. Cũng có những lần bị đàn áp, nhưng cuối cùng anh em cũng phải ra thôi.
BBC: Các hành khúc của “Hát cho đồng bào tôi nghe” có khác với hành khúc ở miền Bắc “Tiếng hát át tiếng bom” hay “nhạc cách mạng” hay không?
Khác chứ. Ở miền Bắc, những ca khúc đó, họ vẫn viết những hình thức điệu “marche.” Nhưng ở ngoài đó, các nhạc sỹ đều tốt nghiệp ở nước ngoài, tốt nghiệp ở Trung quốc, Liên Xô, Đức hay các trường nên họ có hình thức, kết cấu tác phẩm khác hơn, mang tính chất bác học nhiều. Còn ở trong sinh viên mình cũng cố gắng, cũng có hòa âm đàng hoàng, cấu trúc đàng hoàng, nhưng làm thế nào cho cấu trúc gọn gẽ, dễ nhớ, dễ truyền bá.
BBC: Ca từ của “Hát cho dân tôi nghe” có vẻ không quá trực tiếp về chính trị và khác với một số ca khúc cách mạng được cho là “cổ võ cầm súng” ở miền Bắc?
Những tác phẩm của sinh viên trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” luôn luôn có thẩm mỹ, nó luôn hướng vào những gì mang tính khái quát, có tính chất ấn tượng, đặt những vấn đề về nhân văn, những đòi hỏi và khát khao của con người, như đòi hỏi hòa bình, cũng là khát khao của nhân loại. Không đặt vấn đề trực diện với những vấn đề có vẻ dính tới chính trị, dính tới vũ khí hay là đấu tranh. Nó đặt những vấn đề của xã hội.
Cho nên thẩm mỹ, những bài hát, tuy mình nghe nó khí thế, nhưng nó không phải là có cái gì dữ dằn lắm, nó rất hào hứng, đi vào lòng người, nó hợp với tâm sinh lý của sinh viên.
"Văn hóa chính thức, đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam, thì cái đó, đương nhiên phải bỏ thôi"
BBC: “Hát cho đồng bào tôi nghe” có tác động gì đối với xã hội và chính trị Việt Nam, theo ông?
Những tác phẩm này đặt những vấn đề của đồng bào, của nhân dân, như là nhân dân đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức, đang bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình, cho nên đó là những vấn đề chính trị. Những tác phẩm anh em vừa hát ra, nó truyền bá ngay trước hết trong sinh viên, thanh niên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh. Thứ hai là trong các tổ chức của đồng bào, tổ chức công giáo, Phật giáo yêu hòa bình...
'Lãnh đạo'
BBC: Quan hệ giữa Mặt trận dân tộc giải phóng và “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Có đúng là phong trào của các ông thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng?
Trong tổ chức của thanh niên và sinh viên, đương nhiên về mặt nguyên tắc, có những tổ chức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng lãnh đạo cái đó. Còn phong trào rộng tự phát, tự ý thức, rồi nó nâng dần tư tưởng lên. Nó gặp nhau ở điểm đó.
BBC: Thời đó ông có liên lạc với những đoàn văn công của Mặt trận dân tộc giải phóng không?
Tôi không liên lạc, nhưng khi ra Hà Nội thì tôi gặp trực tiếp, còn ở trong đó, mình ở trong vùng Sài Gòn mà.
BBC: Có thể in được các ca khúc trên tạp chí hay báo chí ở miền Nam không?
In trên báo của sinh viên thì có. Còn ở đây, các tổ chức như là tờ báo Đối diện của linh mục Nguyễn Ngọc Lan thỉnh thoảng vẫn in những bài đó. Những bài thơ, những bài hát của sinh viên vẫn được in. Và khi in, có khi bị chính quyền Sài Gòn cắt đục, tức là người ta cắt nó đi, nhưng có khi nó vẫn ra được. Do cái thế đấu tranh chính trị giằng co. Khi nào mà thế của phong trào mạnh, người ta in được hết, còn không, cũng vẫn bị kiểm duyệt.
BBC: Khi Việt Nam thống nhất, Đảng Cộng sản muốn thay đổi, muốn quét sạch văn hóa cũ của Sài Gòn, có một phong trào thanh lọc văn hóa của chế độ cũ? Quá trình đó như thế nào?
Văn hóa chính thức, đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam, thì cái đó, đương nhiên phải bỏ thôi. Còn những bài thơ, hay những ca khúc, kể cả của những người đi lính Sài Gòn, nhưng họ viết, họ để lại, bây giờ Nhà nước vẫn cho dùng tác phẩm. Chỉ trừ một vài người có những vấn đề mặt chính trị, còn những ca khúc, bây giờ dần dần cũng cho phép duyệt, hát lại những bài hát cũ.
BBC: Trước 1975, chế độ Sài Gòn có muốn dùng âm nhạc để chống cộng không? Họ có các ca khúc loại đó không?
Nhạc sỹ Tôn Thất LậpNhạc sỹ phủ nhận tiếp xúc với cán bộ văn nghệ, nghệ sỹ miền Bắc trong khi hoạt động ở miền Nam
Nhạc sỹ phủ nhận tiếp xúc với cán bộ văn nghệ, nghệ sỹ miền Bắc trong khi hoạt động ở miền Nam
Có chứ, đương nhiên là họ viết những bài chống thẳng thừng cộng sản, chống Mặt trận Giải phóng. Chính quyền Sài Gòn viết những bài ca ngợi đi lính, như là “Một, hai, ba, chúng ta là lính Cộng hòa”, là những bài chống cộng chứ còn gì nữa.
BBC: Ông còn nhớ một vài ca khúc ‘chống cộng’ nào không?
Cái đó bây giờ không nhớ. Hồi trước thì mình biết. Không nhớ rõ. Những bài tình ca thì nhớ, nhưng những bài đó không nhớ.
'Thanh lọc'
BBC: Có vẻ chính quyền Sài Gòn ít thuyết phục người dân đi theo đường lối của họ, trong khi ở miền Bắc lại dùng âm nhạc tuyên truyền nhiều hơn, trực tiếp hơn, ông nghĩ sao?
Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc. Người ta không nghe.
BBC: Ông nghĩ gì về nhạc Rock du nhập vào Sài Gòn những năm 1960, 1970?
Bản thân nhạc Rock không có tội tình gì. Nhưng khi đất nước đang lúc có chiến tranh, dân nghèo, chủ trương của Chính quyền Sài Gòn, cũng như người Mỹ bỏ tiền vào cho chính quyền Sài Gòn, muốn đưa một hình thức âm nhạc giật gân, kích động con người quên đi những cái hoàn cảnh mình đang sống. Tức là tạo nên một nền nhạc lai căng, coi như đó là nhạc số một, còn nhạc dân tộc, nhạc đấu tranh, cái đó vứt đi, quên đi. Họ vừa chống cái đó, chống âm nhạc dân tộc, chống âm nhạc của sinh viên, họ xây dựng một nền âm nhạc dùng nhạc Mỹ. Chủ yếu nhạc Mỹ là một nền âm nhạc bác học của nhân loại, trong đó nhạc Rock chỉ là một bộ phận.
"Nhưng nhạc Rock để mình giải trí thì khác, còn khi cổ súy vào, để tất cả đều quay cuồng , say mê, mà quên đi tất cả những thực tế, thì đó là cái không tốt"
Nhưng nhạc Rock để mình giải trí thì khác, còn khi cổ súy vào, để tất cả đều quay cuồng , say mê, mà quên đi tất cả những thực tế, thì đó là cái không tốt. Và chính như vậy cho nên Chính quyền Sài Gòn đã từng tổ chức những đêm nhạc Rock tại sân mà hồi đó gọi là sân Hoa Lư, sân bóng đá nằm bên cạnh Đài Truyền hình.
Chính vợ ông Thiệu, vợ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tới đó để trao giải thưởng, để gặp gỡ. Tức là chủ trương của nhà nước, rõ ràng, đưa những âm nhạc đó vào để làm cho sinh viên, thanh niên quay cuồng, quên đi những thực tế như là mình mất nước, đang bị đô hộ, đang bị cướp nước, đang bị đói khổ như vậy, quên đi để chạy theo cái xa hoa, mà cái đó phù phiếm. Chứ còn bản thân nhạc Rock tốt, có gì đâu.
BBC: Sau 1975, có vẻ người ta cấm nhạc Rock vì nhạc Rock có quan hệ với chế độ cũ và người Mỹ phải không? Thái độ của miền Bắc đối với nhạc Rock như thế nào, theo ông?
Không, nhạc Rock thì những năm đầu hòa bình, thì ngay cả dân chúng, người ta cũng chán. Rồi các nhà văn hóa, nhà nước, người ta không chủ trương phổ biến cái đó. Nhưng đó là trong vài ba năm đầu thôi, còn sau đó, thì những cái gì tốt của nhạc Rock vẫn du nhập, vẫn tổ chức biểu diễn. Cho nên ở thành phố này là nơi đầu tiên tổ chức những đêm liên hoan nhạc Pop, Rock, khắp cả nước về dự. Người ta không có chống cái đó. Nhưng những năm đầu thì dĩ nhiên vẫn đang còn khó khăn này nọ, thì không khuyến khích thôi, chứ không có cấm.
NHẠC SĨ “TÂM THẤT LỘT” LỜI NÓI “NÔN MỬA”
 Hoàng Thanh Trúc - “…37 năm –Một giọt máu có thể lớn lên thành một Nhạc sĩ, giáo sư ,tiến sĩ hay vĩ nhân, nhưng cùng thời gian ấy một con người, nhân cách có thể quay ngược lại thành ấu nhi…” 
Chính xác là vậy, không quá lời – Một khi ai đã đọc tác phẩm  "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn" của Nhạc Sỉ lão thành khả kính Tô Hải (Nụ Cười Sơn Cước) để rồi bất chợt hôm nay nghe và đọc trả lời phỏng vấn của “nhạc sĩ” Tôn Thất Lập, có thể, nhiều người sẽ có cảm giác thật sự “ buồn nôn” này .
Không biết cái dặm trường giũ bỏ quá khứ gốc gác Hoàng Gia để đi theo “đảng” lê gót bằng những nốt “đồ,rê,mi,pha,sol” của ông ông “Lập” có bề dày bằng cái “gót chân” của lão nhạc sĩ Tô Hải chưa ? Khi mà ở tuổi đời của ông “Lập” còn bò lê lết dưới đất nhặt cứt gà ăn thì lão nhạc sĩ “Nụ Cười Sơn Cước” đã trình làng những nhạc phẩm “để đời” cho “đảng” và cho “trăm hoa đua nở” trong lòng mọi người yêu nhạc mãi tận hôm nay để rồi sau chiến thắng vĩ đại của “đảng” trên hàng triệu xác đồng bào mình thì “lão Nhạc Sĩ” đã phải rơi nước mắt khi sau 1975 vào miền Nam chứng kiến sự thật xã hội của VNCH, đã hối hận lấy hết sức tàn lực kiệt cuối đời tặng dân tộc một tác phẩm còn “vĩ đại” hơn những nhạc phẩm của mình là “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” trong đó đầy đủ những nốt nhạc “hỷ nộ ái ố” của một đời nhạc sĩ “nhầm lẫn tai hại” khi ông “can đảm ” xác nhận rằng mình đã phải hèn hạ mà nhắm mắt theo “đảng” . ( trên mạng của Google có lưu trữ - ông “Lập” nếu chưa tham khảo – Đêm về vắng người ông nên can đảm vào gỏ đọc lại thú vị lắm ông ạ ! ) .
Lời nói là “bạc” nhưng đôi khi sự im lặng lại là “vàng” – Lý ra người nhạc sĩ có gốc họ “Tôn Thất” phong kiến này ở tuổi cuối đời nếu nhân cách không còn có thể lớn lên với thiên hạ thì nên tự co cụm trong cái “kén” CS/XHCN tự tạo cho chính mình , bằng lòng “vinh thân” trong ao tù nước đọng của cái bả “vinh hoa” Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam và là Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam mà không nên tự đánh bong mình thêm nữa khi phát biểu “lố lăng” chủ quan duy ý chí cá nhân trong cái nhận xét phiến diện về một giai đoạn lịch sử thấm đẫm máu xương oan uổng đớn đau của cả dân tộc còn đầy “tranh cải” này –
Bởi có thiển cận hay ngu suẫn cách mấy khi nhìn Bắc Triều Tiên dù đói nghèo phát sít độc tài cực đoan nhất thế giới nhưng cách nay vài ngày đã phóng thành công một phi đạn tầm xa tới gần lãnh thổ Philippines và phần nữa còn lại là Hàn Quốc phía Nam với quân sự kinh tế tài chính hùng mạnh đủ thách thức đương đầu với mọi cuộc chiến thì mới biết giá trị đích thực của “công thức” vàng khi nào là “cần” và khi nào là chưa “cần” của sự “Thống Nhất” đất nước mà CSVN đã mù quáng lấy hơn 4 triệu nhân mạng đồng bào VN làm nhiên liệu chiến tranh đốt cháy trong 30 năm để nhận về một quốc gia “Thống Nhất” nghèo hèn CSXHCN như trâu chậm phải uống nước đục và càng nhục nhã hơn là cương thổ của tiền nhân bị hao hụt đất trời biển đảo vì “đồng chí – đồng minh” cật ruột CSXHCN “anh em” Trung Quốc ? và còn bị đe doạ tiếp tục xâm lược chưa có điểm dừng như hiện nay–
Mọi sự điểm xuyến, tô hồng, vinh danh cho một cuộc nội chiến mà trên thế giới không có một dân tộc, quốc gia nào mù quáng, cuồng tín và ngu ngốc như CSVN. Sẽ là có tội rất nặng với dân tộc với lịch sử và hàng triệu vong linh đồng bào đã oan uống nằm xuống vì nồi da sáo thịt bởi CSVN .
Tàn nhẫn và dường như là “bất lương” như xát muối vào nỗi đau không bao giời khép miệng trên những vành khăn tang “Mậu Thân 1968”  -  khi là con dân của đất thần kinh “Huế” nhạc sĩ họ “Tôn” lại phát biểu “ Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc. Người ta không nghe. (Tôn thất Lập) .
Hỡi ơi ! – Thưa ông nhạc sĩ  họ Tôn! Chính nghĩa nào ? đường lối dân tộc nào ? Khi 90% trong 8000 (tám ngàn) xác đồng bào Huế bị giết hại dã man Mậu Thân 68 là dân thường Huế vô tội ? Và khi ông 12 tuổi ( T-T- Lập sinh 1942) thì nhà cầm quyền CSVN (ông HCM) đã phát động đấu tố (CCRĐ) giết hại gần 200.000 nhân dân vô tội cho đủ chỉ tiêu để CSVN báo công lập thành tích với cộng sản quốc tế để xin viện trợ quân sự của Nga-Tàu - mà các sự việc ấy ông “Lập” không thể không biết bằng kiến thức của mình ? vậy mà là “chính nghĩa” đó ư !? .
Ông “Lập” có thể chỉ ra cho toàn dân Việt Nam thấy CP/VNCH miền Nam có các thành tích “Chính Nghĩa” nào cụ thể to lớn vô nhân đạo tương tự như vậy không ? Hồi nào và tại đâu ? Và chắc chắn ông “Lập” có thể trả lời điều này được : Chính nghĩa nó nằm ở đâu ? Khi gần 200.000 du kích và quân chính qui CS miền Bắc hy sinh bỏ mạng trong hơn 20 thành phố miền Nam ( Mậu Thân 68) mà không có lấy một sự “nổi dậy vì chính nghĩa” nào của người dân miền Nam ? Như lời ông khẵn định là chính nghĩa thuộc về chế độ CSVN ??  .
Và như vậy thì trong ký ức thời sinh viên Sài Gòn của ông cũng còn lưu trữ hàng trăm hàng ngàn hình ảnh đồng bào miền Nam vô tội phải xương tan thịt nát trên đường phố SàiGòn vì chất nổ của “đặc công nội thành CSVN” – Nhiều lắm các đề tài giàu có “Chính Nghĩa” tươi rói một màu “máu” đồng loại của CSVN trên đất nước này để ông thừa mứa làm chất liệu, mà sáng tác để : Hát cho dân tôi ngheHátXuống đườngHát trong tù ..v.v…Như ngày xưa … Ông Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam ơi ! Hãy sáng tác thêm nữa vì “chính nghĩa sáng ngời” đi ông, cho nhân dân Huế có lời ca mà tụng niệm trong xót xa tức tữi mỗi độ Xuân về !
Ông “ Tôn Thất Lập” trả lời phỏng vấn nói về những tác phẩm trước kia của mình “…Những tác phẩm này đặt những vấn đề của đồng bào, của nhân dân, như là nhân dân (Miền Nam) đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức, đang bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình,….
Thật lòng là không buồn nôn thì cũng muốn mửa khi nghe ông “Lập”  nói những lời này –Rặc khuôn của luận điệu “ngậm máu phun người” CSVN - Hiện nay ông “Lập” đang sống giữa SàiGòn – 37 năm sau 1975, ông có thể hỏi lại các cư dân trưởng thượng SG củ hiện còn sống quanh ông để biết hiện nay hay ngày xưa nhân dân “đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức” ?? – Cụ thể hơn – Mới đây thôi sáng chủ nhật 9/12 (SàiGòn biểu tình) vừa rồi một loạt các “đồng chí” tầm cở ngày xưa và hiện nay của ông có cả PCT/MTTQ/TP/HCM (mới và củ) đã nếm mùi “áp bức” rất giang hồ phi luật pháp của chế độ này như thế nào ! Chắc ông biết rồi chứ ? .
Và có buồn cười như “tấu hài” không ? Khi CS miền Bắc phá bỏ hiệp định Genev và Paris vượt vĩ tuyến 17 vào Nam khạc đạn vào đồng bào mình – Thì ông lại đổ thừa thanh niên miền Nam “ bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình, ?? ” – Không biết ông nhạc sỉ họ Tôn này thấy có ai “hàm hồ” hơn mình như vậy không ?? Có người lính miền Nam nào chạy ra Bắc phá tan sự yên bình của đồng bào mình ngoài đó không ? Thưa ông ?? .
Và khi nói về chính phủ VNCH trước kia ông nhạc sỉ họ “Tôn” lập luận như thế này : Văn hóa chính thức,(của CP/VNCH miền Nam) là đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam,Không biết mấy em sinh viên SàiGòn hiện nay có buồn cười nôn ruột khi nghe thấy lời nhận xét này của ông Tôn Thất Lập -Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam không ? Như thế nào là Mỹ xâm lăng ? Khi mà hiện nay 2 quốc gia, Nhật Bản bị Mỹ đánh bại bị chiếm đóng , Mỹ đã trả lại độc lập tự do cách nay gần nữa thế kỷ - Hàn Quốc được Mỹ và đồng minh cứu nguy khỏi nanh vuốt CS Bắc Triều Tiên – Cả 2 quốc gia Nhật- Hàn này đang có mặt hàng trăm ngàn quân Mỹ trên nước họ nhưng kinh tế tài chính quân sự đang phát triển mạnh mẽ không ngừng , hàng năm rất vui lòng bỏ ra mỗi nước hàng tỷ USD chi phí để giữ chân quân đội Mỹ tại nước mình vì sự an toàn cho mình trước CS Trung Quốc đối diện ? Và Việt Nam hiện nay là con nợ nặng ký của 2 nước này và cũng là 2 nơi mà “ giai cấp của đảng CSVN” mơ ước sang làm “osin và cu ly” nhất !?  – Và theo ông “Lập” như thế nào là “xuyên tạc” ? “ nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam,??( Tôn Thất Lập)  ” Khi chính CS miền Bắc mới là kẻ phát động chiến tranh xâm lược VNCH miền Nam, chứ không phải nhân dân miền Nam – Và dẫn chứng hiện nay tại Nhật và Hàn Quốc, Mỹ không có tham vọng xâm lược đất đai của bất cứ quốc gia nào – Ngược lại - Ông “Lập” trả lời ra sao với tập đoàn CS Trung Quốc đã xâm lược biên giới phía Bắc và Hoàng Sa Việt Nam ?? -  Cái quan niệm của ông nhạc sĩ họ “Tôn” này sao mà nó ấu trĩ “lạc loài” không bằng ngay cả với các em học sinh cấp 1 . !? .
Và càng cười ra nước mắt,lên ruột hơn nữa, khi phóng viên hỏi : Các nhạc sỉ thuộc CP/VNCH trước kia có sáng tác âm nhạc chống lại CSVN không ? ông Tôn Thất Lập trả lời như thế này : “- Có chứ, đương nhiên là họ viết những bài chống thẳng thừng cộng sản, chống Mặt trận Giải phóng. Chính quyền Sài Gòn viết những bài ca ngợi đi lính, như là “Một, hai, ba, chúng ta là lính Cộng hòa”, là những bài chống cộng chứ còn gì nữa.( Tôn thất Lập)
Thưa ông Tôn Thất Lập - Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam,(vẫn còn sót một chút lịch sự cùng ông) nói vui cùng ông – Khi cái nhà hay cái biệt thự xinh đẹp của ông, gia đình và ông đang ra sức xây dựng thì thằng hàng xóm nghèo hèn tự nhiên nó ghét nó sanh nạnh nó ra sức phá hoại,nó không muốn ông có nhà cao cửa rộng hơn nó  – ông có thẳng thừng chống lại nó không ? Ca ngợi cổ suý người nhà chống lại nó là lẽ đương nhiên của tất cả mọi người trên cõi đời này đối với các hành vi xâm lược tàn bạo thì ông cho rằng không đúng,không phải,thì không lẽ có lúc hình như ông bị “thiểu năng về trí tuệ” rồi ? – Nó y hệt như hiện nay chế độ CSVN xem người dân Việt Nam tỏ thái độ chống CS Trung Quốc xâm lược là “chống lại đảng CSVN” có đúng như thế không ? Thưa ngài nhạc sĩ họ “Tôn” ?? .
Thử hỏi toàn bộ đồng bào Miền Nam Việt Nam hiện nay (khoản 40 triệu người phía Nam vĩ tuyến 17) có ai không nhịn được cười khi nghe câu nói này của một người đang là một Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam : “…Chính quyền Sài Gòn viết những bài ca ngợi đi lính, như là “Một, hai, ba, chúng ta là lính Cộng hòa”, là những bài chống cộng chứ còn gì nữa.( Tôn thất Lập)  -
Một lần nữa ! Thưa ông nhạc sĩ Tôn Thất Lập tác giả của các quan niệm “Siêu lôm côm” – Nhắc lại cho ông ghi nhớ - Không những nhân dân Việt Nam mà cả thế giới, quá khứ như ông đã thấy và hiện tại đang tiếp diễn sẽ mãi lên án và không ngừng Chống Cộng Sản  – Bởi vì : “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nảy nở trên rác rưởi của cuộc đời”- (Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (Dalai Lama), lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng)
                                                                           Hoàng Thanh Trúc

http://www.webdoithoai.net/index.php?option=com_content&view=article&id=9346:nhc-s-tam-tht-lt-li-noi-non-ma&catid=101:anhbasam&Itemid=69

No comments:

Post a Comment