Đỗ Nam hải
Chúng ta không đoàn kết, dân tộc đã bị phân hóa sâu sắc và toàn diện! Chúng ta không thắng lợi, đất nước đã bị thất bại cả trong xây dựng và cải tạo, với hàng loạt các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội nối tiếp nhau phá sản! Chúng ta không tiến lên, chúng ta đã bị tụt hậu toàn diện và quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới! Mà vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là: cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn là một Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước!...
*
I – Những cảm xúc về ngày 30/4/1975:
Đường giải phóng mới đi một nửa
Nửa mình còn trong lửa nước sôi
Một thân không thể chia đôi
Lửa gươm không thể cắt rời núi sông
Nửa mình còn trong lửa nước sôi
Một thân không thể chia đôi
Lửa gươm không thể cắt rời núi sông
(trích: Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu – 1960)
Tố Hữu là nhà thơ cộng sản, ông có nhiều bài thơ mà nội dung của chúng gắn chặt với các Nghị quyết, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Miền Nam chính là phần Nửa mình còn trong lửa nước sôi mà ông muốn thể hiện trong 4 câu thơ trên. Bài thơ này được ông sáng tác sau khi Nghị quyết 15 của Đại hội II - Đảng lao động Việt Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) ra đời gần 1 năm. Trong Nghị quyết có đoạn:
“Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang…”
Ngay sau đó là sự thành lập Đường 559, tháng 5/1959, tiền thân của Đường mòn Hồ Chí Minh sau này để đưa người và vũ khí vào miền Nam; là cuộc đồng khởi ở Bến Tre, cuối năm 1959 đầu 1960; là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, 20/12/1960; thành lập Quân Giải phóng miền Nam, 15/2/1961, thành lập Đường Hồ Chí Minh trên biển, 23/10/1961,... Tất cả là để thực hiện đến cùng những nhiệm vụ mà Nghị quyết 15 trên đã chỉ ra.
Rồi ngày 30/4/1975 đến. Nhớ lại buổi trưa hôm đó ở Hà Nội, cả lớp 9 chúng tôi đang học tiết cuối thì thầy giáo dạy sử chạy dọc hành lang hét lớn: “Sài Gòn giải phóng rồi, miền Nam giải phóng rồi, các em ơi!”. Cả lớp, rồi cả trường tôi bỗng chốc như vỡ òa. Mọi người cùng đổ xuống sân trường reo hò ầm ĩ trong không khí rộn ràng của ngày hội lớn. Ai nấy đều vui mừng khôn xiết, nhiều người rưng rưng nước mắt. Tất cả đều hướng về Sài Gòn, về miền Nam thân yêu. Trong khung cảnh đó, tự nhiên tôi nghĩ đến những lời của bài hát Em đi thăm miền Nam mà lũ trẻ chúng tôi ở miền Bắc thời đó rất thích:
Em chỉ mong một ngày thống nhất
Khi ấy không còn nhịp cầu cách ngăn
Đoàn em múa cười xúm quanh Bác Hồ
Thiếu niên hai miền chung sống ngày tự do.
Khi ấy không còn nhịp cầu cách ngăn
Đoàn em múa cười xúm quanh Bác Hồ
Thiếu niên hai miền chung sống ngày tự do.
Nhiều ông bố, bà mẹ cũng đã dùng bài hát này để làm điệu hát ru con. Cuối năm 1975, tôi theo gia đình vào miền Nam. Qua thực tế, tôi và những người bạn cũng mới từ miền Bắc vào như tôi đều rất ngỡ ngàng khi nhận ra rằng: đa số người dân miền Nam mà chúng tôi có dịp gặp gỡ, tiếp xúc lại không hề có nhu cầu về cuộc “giải phóng” này! Nhớ là hồi đó, tôi đã tự hỏi mình: vậy thì cái phần Nửa mình còn trong lửa nước sôi là “nửa” nào?
II – Sự nguy hiểm của chế độ chính trị độc đảng toàn trị đối với dân tộc Việt Nam:
Hơn 1 năm sau ngày 30/4/1975, Nghị quyết Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), tháng 12/1976 có đoạn: “Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã toàn thắng... Thắng lợi ấy làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn nhất và dài ngày nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của tên đế quốc đầu sỏ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, thu hẹp và làm suy yếu hơn nữa hệ thống đế quốc chủ nghĩa, củng cố tiền đồn của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam châu Á, mở rộng và tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các lực lượng cách mạng trên thế giới.”
Đối với những người lãnh đạo trong ĐCSVN, họ coi như đã đi trọn vẹn con “đường giải phóng” mà Tố Hữu đã đề cập trong đoạn thơ trên. Và kể từ đây thìĐường lên chủ nghĩa xã hội thênh thênh rộng mở. Chúng ta đoàn kết, chúng ta xây dựng, chúng ta cải tạo, chúng ta tiến lên! Thế nhưng, hơn 37 năm đã trôi qua, nếu đối chiếu với hiện tình Việt Nam hôm nay với những “quyết tâm chính trị” kia của ĐCSVN thì ai cũng thấy là kết quả đã lộn ngược: Chúng ta không đoàn kết, dân tộc đã bị phân hóa sâu sắc và toàn diện!
Chúng ta không thắng lợi, đất nước đã bị thất bại cả trong xây dựng và cải tạo, với hàng loạt các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội nối tiếp nhau phá sản!
Chúng ta không tiến lên, chúng ta đã bị tụt hậu toàn diện và quá xa so với các nước trong khu vực và thế giới!
Mà vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là: cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn là một Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước!
Cũng trong khoảng thời gian trên, Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đứng đầu là Liên Xô đã sụp đổ tan tành. Bốn nước còn sót lại là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba đều có điểm xuất phát thấp hơn hẳn những nước kia, và nay thì hết thảy đều trong cảnh chợ chiều, rã đám. Nó đang lụi tàn hàng ngày hàng giờ, xét cả về 2 mặt quan hệ sản xuất cũng như tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất “xã hội chủ nghĩa”. Những luận điểm đại loại như:Dưới chủ nghĩa xã hội, Quy luật năng suất lao động không ngừng tăng lên, để từ đó: Của cải xã hội tuôn ra rào rạt mà các nhà lý luận Mác xít vẫn thường rao rảng không biết nhàm chán thì nay, nó chỉ còn là trò cười ra nước mắt đối với những người dân sống trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa.
Trên chính trường Việt Nam, những người lãnh đạo trong ĐCSVN qua nhiều thế hệ, trước sau như một đều cương quyết không chấp nhận sự ra đời và không chấp nhận sự cạnh tranh với các đảng phái khác. Điều này chính là nguyên nhân gốc nảy sinh ra một hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương và cơ sở cực kỳ tàn ác, chuyên quyền, hư hỏng, tham nhũng và lãng phí.
Ngay cả ông Trương Tấn Sang, hiện là Ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN, Chủ tịch nước CHXHCNVN trong tháng 5/2012 vừa qua cũng đã phải thừa nhận một phần về hiện tình đất nước: So với mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, chúng ta làm chưa tới, chưa thành công... Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm...
Ở Việt Nam hôm nay không phải như Lê Nin từng nói: Cách mạng là sự nghiệp, là ngày hội của quần chúng mà chính tham nhũng mới thật sự “là ngày hội, là sự nghiệp” của nhiều người! Chỉ có điều là khi mà "sự nghiệp" của họ càng "đại thành công" bao nhiêu thì sự nghiệp của cả dân tộc lại càng đại thất bại bấy nhiêu!
Như trong bài Việt Nam Đất Nước Tôi, viết vào tháng 6/2000 tôi cũng đã có dịp trình bày: Khi nồi canh có một con sâu đã là "rầu" rồi, nhưng nếu nồi canh ấy đầy sâu thì vấn đề là phải xét lại chính "người nhặt rau", hay nói chính xác hơn là phải xét xem tại sao lại có cái "cơ chế nhặt rau" tai hại ấy! Theo tôi, nếu không có sự thay đổi sớm thì một nền kinh tế Việt Nam với nợ nần lút đầu, mất khả năng chi trả; đất nước bị xé lẻ ra để bán; vốn trong các xí nghiệp quốc doanh hoặc các liên doanh có một bên góp vốn thuộc sở hữu nhà nước chuyển dần sang tư nhân bằng nhiều cách khác nhau là sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn tới nguy cơ mất nước kiểu mới.
... Cũng từ sự bất lực trước quốc nạn tham nhũng, cộng với sự bất lực trước quốc nạn buôn lậu và sự cực kỳ lãng phí của công đã làm cho nạn hàng giả, hàng nhập lậu trốn thuế tràn vào bóp nghẹt hàng nội địa. Hậu quả là sản xuất đi xuống và nạn thất nghiệp đi lên. Nó đẩy hàng triệu nông dân Việt Nam - thành phần chiếm gần 80% dân số từ các vùng thôn quê đổ về những thành phố để kiếm sống lây lất qua ngày; đẩy hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam phải bỏ học để vào đời sớm và cũng đẩy hàng trăm ngàn những cô gái Việt Nam phải bước vào cuộc sống dưới ánh đèn đêm,...
Trong chế độ độc đảng toàn trị, với bộ máy “chuyên chính vô sản” đồ sộ nắm trong tay đã cho phép nó có khả năng thủ tiêu mọi ý kiến phản biện xuất phát từ lòng dân tộc. Đặc biệt là những ý kiến phản biện đến tận cùng, liên quan đến chế độ chính trị lỗi thời, phản dân chủ và phản dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Đó là nguyên nhân gốc dẫn tới mọi mối quốc nạn và quốc nhục mà dân tộc ta đã và đang phải trải qua. Vì vậy, cái xấu cái ác đã ngày càng lộng hành ngang ngược mà không có một bộ phanh, một lực lượng dân tộc nào làm đối trọng, khả dĩ có thể kìm hãm được.
Nhìn vào những tổ chức chính trị, xã hội lớn ở Việt Nam hiện nay như: Quốc Hội nước CHXHCNVN, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hay Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN,... chúng ta càng thấy rõ hơn cho nhận định này. Thực chất, đó cũng chỉ là những cụm cây cảnh không hơn, không kém nhằm tô vẽ thêm cho cái gọi là “Vườn hoa dân chủ xã hội chủ nghĩa” mà thôi. Sự kiện có quyết định kỷ luật hay không kỷ luật “một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị” tại Hội nghị Trung ương 6, diễn ra vào đầu tháng 10/2012 vừa qua là một ví dụ khá điển hình: nhân dân tẽn tò, đảng viên tẽn tò, làm gì nhau nào!
Ở Việt Nam, nếu ai phản biện và muốn có sự thay đổi về chất chế độ chính trị thì ngay lập tức, toàn bộ cái hệ thống chính trị kia sẽ vội lu loa lên rằng: Đó là bọn phản động cực đoan trong nước, ham danh hám lợi bị các thế lực thù địch bên ngoài mua chuộc, lôi kéo, giật dây để thực hiện diễn biến hòa bình. Ý đồ của chúng là lợi dụng các quyền tự do dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp để phá hoại Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại cuộc sống yên lành của nhân dân. Mục tiêu cuối cùng của chúng là lật đổ chế độ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam.
Tất nhiên, “bọn phản động” sẽ bị “cỗ máy nghiền” vào cuộc để “bề hội đồng”, với vô số những chiêu trò độc ác, tiểu nhân. Trong khi những người bị đàn áp không hề có một tấc sắt, một gam thuốc nổ trong tay thì bên kia là một lực lượng hùng hậu, với súng đạn, nhà tù và “một nền pháp trị xã hội chủ nghĩa tam quyền... nhập một”! Ai là người trong cuộc, ắt là hiểu rất rõ điều này!
Đúng như Milovan Djilas (1911 – 1995), nguyên là Phó tổng thống Nam Tư dưới thời Tổng thống Josept Tito đã viết trong cuốn sách Giai Cấp Mới của ông như sau: Các nhà cách mạng và các cuộc cách mạng không bao giờ từ chối sử dụng các biện pháp vũ lực và đàn áp. Nhưng chưa có cuộc cách mạng nào, chưa có nhà cách mạng nào lại sử dụng bạo lực một cách có ý thức, đưa bạo lực thành hoàn thiện, thành công việc thường ngày như những người cộng sản.
Xét trong toàn Hệ thống xã hội chủ nghĩa, sự tập trung quyền lực ở mức độ cao chưa từng có trong lịch sử loài người vào trong tay duy nhất một Đảng cộng sản cầm quyền. Sau đó lại dồn tiếp cho một nhóm người chính là mảnh đất thuận lợi dẫn tới tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nó đã sản sinh ra những nhà lãnh đạo độc đoán chuyên quyền, sẵn sàng đem cả dân tộc ra để đánh những canh bạc xả láng. Ở Việt Nam cũng vậy, kể từ ngày 2/9/1945 đến nay thì “nhân dân anh hùng” xét cho cùng chỉ là công cụ đáng thương để cho các thế hệ lãnh đạo trong ĐCSVN nối tiếp nhau lừa mỵ, bóc lột và sẵn sàng hy sinh họ. Trước đây trong chiến tranh là vậy và nay, khi các cuộc chiến tranh đã lùi xa nhiều năm rồi cũng vẫn là như vậy!
III – Những lời thay cho kết luận:
Cách đây khoảng 40 năm, có một người lính ra đi từ mái tranh nghèo từ vùng quê Thái Bình. Ngày 29/4/1975, anh đã ngã xuống tại vùng đất Củ Chi - Cửa ngõ Sài Gòn. Người mẹ già của anh hơn 30 năm khóc conNước mắt tưởng khô, mấy chục năm không khô nổi. Những đồng đội của anh sau những cố gắng đã giúp đưa được hài cốt của anh về quê. Mẹ anh và gia đình muốn để anh ở nhà trống kèn một ngày một đêm rồi mới đưa anh ra nghĩa trang huyện. Lúc ra đi, con mẹ là một thanh niên cường tráng; nay trở về, con mẹ là một hình hài bé thơ. Một bài thơ do đồng đội của anh làm, có tên Đêm cuối cùng mẹ ru con đã ra đời trong dịp ấy:
... Tám mươi tuổi mẹ lại bồng con, vườn nhà nức nở
Mẹ bồng con à ơi
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế?
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn
Ngủ đi con
Đêm nay mẹ ru con lần cuối...
Mẹ bồng con à ơi
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế?
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn
Ngủ đi con
Đêm nay mẹ ru con lần cuối...
Có lẽ không ai trong chúng ta khi đọc những vần thơ trên lại không khỏi xúc động đến rơi nước mắt, cho dù trong chiến tranh họ từng ở phía bên này hay phía bên kia. Thời gian như một phép mầu đã giúp cho tình tự dân tộc và tính nhân bản của người Việt Nam dần được phục hồi và chiến thắng tất cả. Nó có khả năng hàn gắn được tốt những vết thương của một thời đã bị cuộc chiến tranh lâu dài gây ra. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.
Nhưng một điều cũng rất hợp với quy luật là: khi những vết thương ngày càng được hàn gắn tốt bao nhiêu thì lại càng bộc lộ sâu sắc hơn mâu thuẫn cơ bản trong lòng dân tộc ta hôm nay bấy nhiêu. Đó là mâu thuẫn giữa đại bộ phận dân tộc với một thiểu số nắm thực quyền đang cố duy trì cái thể chế chính trị độc đảng toàn trị ở Việt Nam. Mâu thuẫn này là đối kháng, không có cơ sở dung hòa, khi mà nguyên nhân sinh ra nó vẫn còn nguyên!
Theo tôi, con đường đúng đắn duy nhất của dân tộc ta hôm nay là phải dân chủ hóa được thực sự đất nước bằng con đường hòa bình, bất bạo động. Cụ thể là phải thay thế được một cách triệt để chế độ chính trị ở Việt Nam. Rằng: Muốn chống áp bức, bất công, đói nghèo, tụt hậu; muốn hoàn thành những mục tiêu của một nước Việt Nam mới nhằm hòa nhập được tốt vào thế giới hiện đại; ngoài con đường dân chủ, đa nguyên, đa đảng và pháp trị, nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác!
Việt Nam, tháng 11/2012.
_____________________________________________________
Phụ lục:
1) Việt Nam Đất Nước Tôi (Đỗ Nam Hải, tháng 6/2000):
2) Cảm xúc mùa xuân (Đỗ Nam Hải, tháng 2/2012):
3) Quan điểm và cuộc sống (Nguyễn Hộ):
4) Đêm cuối cùng mẹ ru con (Nguyễn Trọng Luân):
Biền biệt mấy chục năm mẹ đón con về
Đồng đã gặt rồi, đón con rơm vàng xóm ngõ
Tám mươi tuổi mẹ lại bồng con, vườn nhà nức nở
Nức nở … à ơi
Đêm nay nhà mình đèn lại sáng choang
Nước mắt tưởng khô, mấy chục năm không khô nổi
Thức cùng con đêm nay
Mai con lại đi rồi
Mẹ bồng con à ơi
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế?
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn
Cái tên Cửa ngõ Sài Gòn
Ba mươi ba năm, mẹ nằm mơ đêm nào cũng thấy
Ngày một, ngày rằm thắp hương bánh Cáy
Ngày thường, rau tập tàng cua ốc … à ơi …
Mai lại đưa con đi với đồng đội con rồi
Nghĩa trang heo heo gió tím
À … ơi …
Ngủ đi con
Đêm nay mẹ ru con lần cuối
À … ơi…
(Nguyễn Trọng Luân, 2008)
No comments:
Post a Comment