Saturday, October 20, 2012

TQ Giành Biển Đông: Đặt Tên 7,300 Đảo...; Nam Hàn Bắn Chết 1 Ngư Dân TQ Vào Vét Cá



SEOUL (VB) -- Báo Korea Herald loan tin vào đêm Thứ Tư rằng quan hệ giữa Nam Hàn và Trung Quốc đã tới mức tệ hại nhất sau cái chết của một ngư dân Trung Quốc trong trận bố ráp thực hiện bởi Vệ Binh Duyên Hải Nam Hàn ở Tây Hải hôm Thứ Ba.

Bản tin nói chính phủ TQ bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về chuyện xảy ra, và Bộ Ngoaạ Giao TQ đòi hỏi phải có cuộc điều tra kỹ càng và “các biện pháp cụ thể để ngăn cản tình hình giới chức bạo lực quá độ và các trường hợp tương tự không xảy ra nữa,” theo lời phát ngôn nhân  Hong Lei của Bộ Ngoại Giao TQ trong buổi họp báo.
Trước đó trong ngày Thứ Tư, tòa đaị sứ TQ ở Seoul đã gửi một kháng thư lên Bộ Ngoại Giao Nam Hàn về bạo lưc5 làm chết ngư dân TQ, và thúc giục phaả thực hiện luật pháp trong một phương cách văn minh.
Trong khi đó, báo Korea Times nói rằng báo Huanqiu từ Bắc Kinh trong bài viết hôm Thứ Tư đã kêu gọi chuyện lính Nam Hàn làm chết 1 ngư dân TQ “không nên là nguồn xung đột với Seoul” và kêu gọi “phương pháp xử thế đầu lạnh.”
Mặt khác, bản tin RFI đã tường thuật rằng hôm Thư Ba, lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã mở chiến dịch ngăn chặn khoảng 30 chục chiếc tàu đánh cá Trung Quốc bị cho là hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Cảnh sát biển Hàn Quốc đã bắt giữ hai chiếc tàu trọng tải gần 100 tấn và kéo về cảng Mokpo (miền Tây nam Hàn Quốc), đồng thời câu lưu 23 thủy thủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nguồn tin Hàn Quốc, khi bị chận bắt, ngư dân Trung Quốc đã dùng dao, búa, gậy gộc và nhiều loại vũ khí khác, đánh lại lực lượng tuần duyên. Một nhóm cảnh sát biển Hàn Quốc đã phải dùng súng bắn đạn cao su để chống trả. Một ngư dân Trung Quốc 44 tuổi đã bị trúng một viên đạn cao su vào ngực, và đã qua đời khi được trực thăng chở đến bệnh viện.
RFI ghi nhận rằng, khi phát biểu với báo chí vào hôm Thứ Tư, ông Kang Seong-Hee chỉ huy lực lượng tuần duyên thành phố Mokpo cho biết là thi hài của người ngư dân Trung Quốc sẽ được giảo nghiệm để xác định xem có phải đúng là viên đạn cao su đã gây ra cái chết của nạn nhân hay không. Tuy nhiên, viên chức này xác định: “Chúng tôi không bao giờ sử dụng đến đạn cao su nếu họ không đánh trả”.
Việc tàu đánh cá Trung Quốc ồ ạt lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc trên Hoàng Hải để đánh bắt trái phép không phải là hiếm hoi, và càng lúc càng gia tăng. Theo số liệu của tuần duyên Hàn Quốc, nếu trong năm 210, chỉ có 370 tàu thuyền đánh cá Trung Quốc bị bắt giữ, qua năm 2011, số lượng này đã lên đến 475 chiếc.
Phản ứng của ngư dân Trung Quốc khi bị chận bắt cũng càng lúc càng dữ dội hơn, không ngần ngại tấn công vào lực lượng tuần duyên lên bắt họ. Chẳng hạn như vào tháng tư vừa qua, bốn lính tuần duyên Hàn Quốc đã bị thủy thủ Trung Quốc đánh bị thương.
Thậm chí trước đó, vào tháng 12 năm 2010, một ngư dân Trung Quốc đã đâm chêt một lính tuần duyên Hàn Quốc và làm một người lính khác bị thương năng. Vụ này đã làm công luận Hàn Quốc hết sức phẫn nộ, và vào tháng tư vừa qua, thủ phạm đã bị một tòa án Hàn Quốc kết án 30 năm tù.Trước đó hai năm, vào tháng 9 năm 2008, một người tuần duyên Hàn Quốc cũng bị chết đuối khi tìm cách khám xét một chiếc tầu cá Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, vấn đề được nêu bật trong các vụ đánh bắt cá trái phép này, là thái độ hung hăng của ngư dân Trung Quốc. Trong số các nguyên nhân đã đến thái độ này, có những tuyên bố của giới chức Trung Quốc phản bác các đòi hỏi của Hàn Quốc về vùng đặc quyền kinh tế của mình, qua đó kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa của ngư dân Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc, ít ra là chính quyền một số địa phương Trung Quốc được cho sẵn sàng để cho ngư dân của họ tự võ trang khi đi đánh bắt tại nhưng khu vực mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền nhưng có tranh chấp với nước khác.
RFI cũng nói: “Một trong những ví dụ điển hình là tại Biển Đông. Theo tờ báo Trung Quốc Hoàn cầu Thời báo (Golbal Times) ngày 28/06/2012, lãnh đạo tập đoàn đánh các Trung Quốc Bảo Sa ở đảo Hải Nam đã không ngần ngại cho rằng cần phải võ trang cho ngư dân Trung Quốc “để biến họ thành lực lượng trừ bị trên mặt biển, và dùng họ để giải quyết vấn đề biển Nam Hải”, tên Trung Quốc gọi Biển Đông.”
Trong khi đó, báo Tiền Phong từ Hà Nội loan tin rằng Trung Quốc ráo riết đặt tên chính thức cho 7.300 hòn đảo ở Biển Đông.
Bản tin nói, theo Tân Hoa xã (THX), Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch đặt tên chính thức cho hàng ngàn hòn đảo nhằm khẳng định chủ quyền.
Theo bản tin trên THX, tính đến cuối năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã đặt tên chính thức cho 1.660 hòn đảo và có kế hoạch đến tháng 8 – 2013 sẽ cấp xong tên chính thức cho thêm 1.664 hòn đảo nữa ở Biển Đông.
Cũng theo bản tin của THX, Trung Quốc tính toán rằng ở Biển Đông có hơn 7.300 hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 500 m2 trở lên.

No comments:

Post a Comment