Friday, October 19, 2012

Mất nước: khi quyền lực chính trị không thuộc về dân



Đông A  “...Tự Đức phê và tự phê như vậy, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy cần thiết phải từ ngôi...”
Khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân, đó là một nhà nước phong kiến. Năm 1876 vua Tự Đức nhà Nguyễn phê bình và tự phê bình mình qua đạo dụ Tự biếm như sau:

"Trẫm tuổi thơ được nối ngôi báu, nhờ công tổ tiên bấy giờ quốc gia toàn thịnh. Việc nước việc đời, chưa từng kinh nghiệm; không để ý đến lời răn "lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy nan", mải đam mê theo thói vui chơi; cho đến nỗi trên thì trời trách phạt, dưới thì dân oán hờn, ngoài thì ngoại bang giận dữ, trong thì không có kế hoạch tốt hay. Cứ việc đến thì lo, nhưng không giải quyết được công việc. Miễn cưỡng theo mưu kế của bậc lão thần, bỏ đất đai và dân chúng 6 tỉnh Nam Kỳ, để cầu khỏi nạn chiến tranh và yên xã tắc. Trên 200 năm khai sáng gìn giữ gian nan, bỏ trong một sớm; chính là tội của tên tiểu tử này, kể sao cho xiết! Túng sử có lập được nên công đức cũng không đủ chuộc được tội lỗi. Huống hồ Trẫm lại không công không đức, chỉ trơ mặt trơ thân ngồi nhìn, lần lữa cho đến già yếu; tuy thiên hạ không nỡ trách ta, nhưng lòng ta há lại không suy nghĩ".
Tự Đức phê và tự phê như vậy, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy cần thiết phải từ ngôi. Điều này cũng dễ hiểu vì nhà Nguyễn là một triều đại phong kiến, quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân. Dẫu Tự Đức có đề ra hình thức kỷ luật cho mình, nhưng các mệnh quan triều đình, ăn bổng lộc của Tự Đức lỡ lòng nào mà phế Tự Đức chứ. Đạo dụ Tự biếm của Tự Đức chỉ là một trò mị dân. Nhưng chưa đầy 10 năm sau, đất nước trở thành nô lệ. "Vạn dân nô lệ cường quyền hạ / Bát cổ văn chương túy mộng trung".
Đông A
Nguồn: donga01.blogspot.be

No comments:

Post a Comment