Friday, May 25, 2012

Tq Xả Độc, Khai tử sông hồng: Cá tôm chết, nước đen đục



Nhà nước Trung Quốc ra độc chiêu để khai tử Sông Hồng của Việt Nam.
Báo Nông Nghiệp của chính phủ VN trong bài viết có tên “Sông Mẹ nhiễm trùng”  đã cho biết tình hình Tq xiết cổ Sông Hồng đã diễn ra từ vài năm nay, và bây giờ ô nhiễm tới mức cá tôm sống cũng hết nổi.


Báo này nêu vấn đề, trong “dăm năm trở lại đây mực nước sông Hồng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Vì đâu sông Hồng trơ đáy, quằn quại vì ô nhiễm, nguồn lợi thuỷ sản bị huỷ diệt?”
Phóng viên báo Nông Nghiệp đã tìm câu hỏi bằng cách đi “từ nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt thuộc thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát về đến thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai” để tìm câu trả lời.
Bản tin nhắc rằng, Sông Hồng (còn gọi là sông Mẹ), mỗi năm mang đến cho vùng đồng bằng Bắc Bộ trung bình 100 triệu tấn phù sa và tổng lượng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỉ m³. Vậy mà giờ đây, người dân sống ở thượng nguồn sông Hồng họ không dám lội xuống sông, không muốn ăn cá sông Hồng.
Bản tin ghi rằng, thực sự ô nhiễm là từ bên kia biên giới.
Bài báo viết, từ TP Lào Cai ngược lên Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát chừng 40 km, dòng sông Hồng có màu xanh nhạt, nhiều nơi đen ngòm đang hoà lẫn vào nhau, có những đoạn hai bên bờ sông bọt nổi lên trắng xoá. Những người dân sinh sống ở đôi bờ thượng nguồn sông Hồng đoạn qua Lào Cai phải ấm ức sống chung với sự ô nhiễm của dòng sông huyền thoại. Màu hồng đặc thù của con sông đang dần bị “biến sắc” nhợt nhạt.
Bản tin mô tả về mùi hôi của sông:
“Có mặt tại điểm con suối Lũng Pô và sông Hồng từ Trung Quốc hợp lưu, chúng tôi sững người khi nhìn thấy nước sông xanh thẫm, mùi hôi nồng nặc. Theo con đường mòn ra điểm tiếp giáp biên giới (cột mốc 92), từ đây một nhánh sông từ suối Lũng Pô đổ ra nhập vào sông Hồng. Một cán bộ biên phòng cho biết: Trước đây nước có hai màu để phân biệt, nước sông nơi đây chảy cuồn cuộn, ào ạt nhưng bây giờ dòng đã thay đổi lắm rồi. Sông Hồng nay không còn hồng nữa đã chuyển sang màu xanh. Chẳng biết những năm tiếp theo số phận dòng sông huyền thoại sẽ như thế nào?!
Chúng tôi đi về xuôi chừng 500m, nhìn phía bờ bên kia sông thuộc Trung Quốc thải ra sông một màu trắng, chúng tôi hỏi người dân thì được biết đó là chất thải của một cở sở xay bột đá. Đặc biệt đứng bên bản Tùng Sáng, xã A Mú Sung nhìn phía bên kia sông có con suối đổ ra sông Hồng màu đen ngòm chia dòng nước làm hai màu khác biệt. Mặc dù đứng bên này sông nhưng mùi hôi thối bốc nồng nặc. Theo một nguồn thông tin mà chúng tôi có được thì con suối bắt nguồn từ nhiều làng mạc ở Trung Quốc, trong đó có nhiều nhà máy khai thác quặng và nước thải đổ ra suối cùng nước thải từ các khu dân cư.”
Báo Nông Nghiệp cũng phỏng vấn nhiều cư dân, ghi lời kể về thời xưa nước sạch tới nổi “chí nhiều gia đình còn lấy nước về phục vụ cho sinh hoạt. Nhưng giờ đây, nhìn dòng sông như thế không ai còn đủ can đảm để xuống mé sông, chứ nói gì đến chuyện tắm. Ai đó không may dẫm phải nước sông thì về chân tay lở loét, xuất hiện mẩn ngứa.”
Bài báo cũng phỏng vấn các viên chức Chi cục Bảo vệ môi trường Lào Cai, kể rằng nhiều nơi “nước sông không kịp đẩy trôi các chất cặn bã đã gây hiện tượng ứ đọng và có mùi hôi tanh.”
Trong khi đó, dân trên sông kéo lưới cả ngày cũng chỉ  ít những con cá nhỏ.”



src: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-192492_15-2/

No comments:

Post a Comment