Nguyễn Nhơn - À, cái dzụ nầy không phải do tui bày đặt! Là tui chỉ nói dựa theo hai ông học giả người gốc Hoa. Một ông nói gần. Đó là ông Gordon Chang, thuộc hệ thống truyền thông Forbes, khi ông đặt tựa bài viết:”Đảng Cọng sản Trung Quốc chắc chắn sụp đổ trong năm 2012”. Một ông nói xa. Đó là ông Minxin Pei, Giáo sư Claremont Mc Kenna College, viết trên báo Wall Street Journal rằng: “ Nếu như lịch sử cung cấp chỉ dấu nào đó thì đảng cọng sản Trung quốc sắp đi vào thập kỷ khủng hoảng và có lẽ thời gian còn lại nhiều lắm là 10-15 năm nừa.” ( The Chinese Communist Party has governed for 62 years. If history offers any guidance, it is about to enter its crisis decade, and probably has at most 10-15 years left on its clock.)
Bây giờ nói về chuyện gần trước.
ĐẢNG CỌNG SẢN TRUNG QUỐC SỤP ĐỔ TRONG NẰM 2012
Ông Gordon Chang phân tích và lập luận như vầy: “ Do đó, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ hoặc, khả dĩ hơn, đà trượt dốc trong nhiều thập niên theo kiểu Nhật. Dù kịch bản nào xảy ra đi nữa, những khó khăn kinh tế đang xảy ra ngay đúng lúc xã hội Trung Quốc đang trở nên vô cùng bất mãn. Những vụ phản kháng không những tăng vọt – theo một thống kê, năm ngoái có 280.000 ”biến cố quần chúng” – mà còn ngày càng bạo lực như làn sóng gần đây của những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa, bạo loạn và vụ đánh bom cho thấy. Đảng Cộng sản do không thể hòa giải sự bất mãn xã hội nên đã chọn cách tăng cường trấn áp đến mức chưa từng thấy trong hai chục năm qua. Ví dụ, nhà cầm quyền đã phủ kín các thành phố và làng xã khắp nước bằng công an và binh lính có vũ trang, và tăng cường theo dõi hầu như mọi hình thức thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “kiểm soát” và ”hạn chế” được bình chọn là những từ phổ biến nhất của năm 2011 trong các cuộc khảo sát trên mạng.
Phương pháp cứng rắn đó tính đến nay đã giữ an toàn cho chế độ, nhưng sự ổn định do phương pháp đó tạo ra chỉ có thể tồn tại ngắn hạn trong xã hội ngày càng hiện đại hóa của Trung Quốc, trong đó hầu hết người dân dường như tin rằng nhà nước độc đảng không còn phù hợp. Chế độ đó rõ ràng đã thua trận chiến tư tưởng.
Ngày nay, biến đổi xã hội ở Trung Quốc đang tăng tốc. Vấn đề đối với đảng cầm quyền của nước này là mặc dù người Trung Quốc thường không có ý định cách mạng, những hành động đảo lộn xã hội của họ có thể có những tác động mang tính cách mạng bởi vì chúng diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm. Tóm lại, Trung Quốc hiện nay quá năng động và đầy biến động đến nỗi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản không thể tiếp tục bám víu. Trong năm đến, ở một nơi nào đó, bất kể là một làng nhỏ hay thành phố lớn, sẽ có một biến cố vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh. Vì người dân trên khắp đất nước này có cùng suy nghĩ, ta chẳng nên ngạc nhiên khi họ sẽ hành động giống nhau. Ta đã từng thấy người dân Trung Quốc đồng tâm nhất trí hành động: Vào tháng 6/1989, khá lâu trước khi xuất hiện mạng xã hội, đã có các vụ biểu tình phản kháng ở khoảng 370 thành phố trên khắp Trung Quốc, mà không có ai đứng đầu trên toàn quốc cả.
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này, như ta thấy qua cách Bắc Kinh phản ứng quá mức đối với những cuộc biểu tình có tên gọi “Hoa Nhài” hồi mùa xuân năm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là người thụ hưởng những xu thế toàn cầu, nay lại là nạn nhân của những xu thế đó.
Vậy liệu Trung Quốc có sụp đổ không? Các chính quyền yếu kém có thể tại vị lâu dài. Giới chính trị học, vốn thích lý giải điều không thể giải thích được, cho rằng cần phải hội đủ nhiều yếu tố mới dẫn đến sụp đổ chế độ, và Trung Quốc hiện đang thiếu hai yếu tố quan trọng nhất: một chính quyền bị chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.
Vào lúc mà những thách thức hệ trọng đang tăng chồng tăng chất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp bắt đầu sự chuyển giao [thế hệ] chính trị trong nhiều năm, do đó thiếu chuẩn bị kỹ càng cho những vấn đề mà Đảng phải đương đầu. Hiện đã có những phân hóa rõ rệt trong hàng ngũ chóp bu của Đảng, và phản ứng chậm chạp của giới lãnh đạo trong những tháng gần đây (khác hẳn phản ứng nhanh như chớp hồi năm 2008 đối với những khó khăn kinh tế ở nước ngoài) cho thấy tiến trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang rệu rã. Vậy ta có thể khẳng định yếu tố thứ nhất: chính quyền bị chia rẽ.
Còn về chuyện có một lực lượng đối lập, Liên Xô suy tàn mà đâu cần có đối lập gì cho cam. Trong thời đại biến động hơn nhiều của chúng ta, chính quyền Trung Quốc có thể tan rã giống như những chế độ chuyên quyền ở Tunisia và Ai Cập. Như ta thấy rõ qua “cuộc nổi dậy công khai” ở làng Ô Khảm (Wukan, 烏坎) thuộc tỉnh Quảng Đông trong tháng 12 này, người dân có thể nhanh chóng tự tổ chức – như họ từng làm quá nhiều lần kể từ cuối thập niên 1980. Dù sao đi nữa, nay đâu còn cần đến một cỗ máy vận hành trơn tru để đánh sập một chế độ trong thời đại cách mạng không có lãnh tụ này.
Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay, thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.”
Đó là nhận định hết sức lạc quan mà người Việt Nam hổng ưa cọng sản chắc ai nghe cũng thích, nhưng vẫn ngài ngại vì không dám chắc như vậy!
Nói gần thì ngại trật, bây giờ nói chuyện xa.
ĐẢNG CỌNG SẢN TRUNG QUỐC SỤP ĐỔ TRONG 10-15 NĂM NỮA
Trong một bài báo trên Wall Street Journal, với cái tựa khá bí hiểm “ Giai đoạn hiểm nghèo của nước Trung Hoa cọng sản … 6000/74/7” ( Communist China’s Perilous Phase…6000/74/7), tác giả Minxin Pei viết: “ Tình trạng chia rẻ trong hàng lãnh đạo và sự phản đối ngày càng gia tăng của những người bất đồng chính kiến báo hiệu chế độ độc đảng đang đi tới giai đoạn cáo chung. Ngày nay, các nhà lãnh đạo Trung hoa dường như quá bận rộn lo dập tắt lửa để suy tư về sự tồn tại lâu dài của chế độ. Tháng rồi, họ đã phải bãi miển Ủy viên Bộ chánh trị Bạc Hy Lai trong một cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực bẩn thỉu ngay đêm trước cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo. Tuần nầy, cuộc đào thoát táo bạo của nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị Trần Quảng Thành từ nơi bị quản thúc tại gia phi pháp vào tòa Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh kích động thêm một cơn khủng hoãng nữa. Khi mà những nhà cai trị của một cường quốc bậc nhất trên thế giới mà phải bối rối về hành động thách đố của một người mù thì đó là thời điểm gay go để cho họ suy nghĩ về cái điều không thể suy nghĩ được: Thời kỳ cáo chung của Đảng Cọng sản đã đến rồi chăng?
Trên bề mặt, câu hỏi đặt ra xem chừng vô lý. Dẫu sao đi nữa, từ kinh nghiệm cận tử Thiên An Môn năm 1989, đảng cũng đã thăng tiến vượt bậc. Hàng ngủ đảng viên đã phình lên đến 80 triệu. Quyền bính của đảng được quân đội, cảnh sát, mật vụ và kiểm duyệt Internet hậu thuẩn, xem chừng bất khả lay chuyển.
Thế nhưng, bên dưới bề mặt phô trương quyền lực, là một nền tảng mong manh dễ tan vở. Tình trạng bất hòa của hàng lãnh đạo, sự chống dối ngày càng gia tăng của những người bất đồng chính kiến, đám đông nổi loạn, căn bịnh quan chức tham nhũng và nhiều thứ nữa. Đối với giới sinh viên của thời kỳ chuyển hóa dân chủ, những triệu chứng suy tàn của chế độ như vậy báo hiệu một sự khủng hoảng của hệ thống. Căn cứ vào sự hiểu biết về tính bền vững của các chế độ độc đoán, chế độ cọng sản Trung quốc đang đi vào giai đoạn vô cùng nguy hiểm.
Để đánh giá cơ nguy chết người đang nằm phía trước của đảng, hãy nhìn ba con số 6,000, 74 và 7.
Phân tích thống kê về sự tương quan giữa phát triển kinh tế và sự tồn tại của các chê độ độc tài cho thấy rằng có ít quốc gia, không sản xuất dầu hỏa, bảo tồn được chế độ độc tài một khi lợi tức đầu người, tính theo mức mãi lực đạt tới con số $6,000. Căn cứ vào các ước tính của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, mức mãi lực tính theo lợi tức đầu người của Trung Hoa là $8382. Điều nầy cho thấy Trung hoa hiển nhiên là một nước độc tài ngoại hạng.
Như vậy, các điều kiện kinh tế-xã hội dẫn tới sự đột phá dân chủ đã hiện hữu ở Trung Hoa ngày nay.
Duy trì chế độ độc đảng trong một xã hội như vậy trở nên tốn kém và sớm thành phù phiếm.
Điều nầy dẫn đến con số thứ hai,74, tuổi thọ dài nhất mà một chế độ độc đảng hưởng thụ trong lịch sử, đó là chế độ cộng sản Nga Xô viết (1917-1991).
Đảng cọng sản Trung Hoa đã cai trị được 62 năm. Nếu như lịch sử cống hiến chỉ dấu nào đó thì Trung cộng sắp đi vào thập kỷ khủng hoảng và có lẽ thời gian còn lại nhiều lắm là 10 tới 15 năm.
Có thể lý do giảy chết của chế độ độc đảng là sự vươn lên của giới chống tập đoàn cai trị, bao gồm nhiều cá nhân tài năng, có tham vọng nhưng thất chí vì bị gạt ra khỏi quyền lực do bản chất loại trừ của chế độ độc đảng. Điều chắc chắn là đảng đã hết sức cố gắng để thu nhận những phần tử sáng chói nhất. Nhưng có giới hạn để làm thế nào đảng có thể thu nhận các phần tử ưu tú nhất.
Vì vậy mà có vấn đề đảng phải đối phó với tỉ số 7:1.
Mỗi năm, các Đại học Trung hoa có 7 Triệu sinh viên tốt nghiệp bậc cử nhân. Đảng chỉ thu nhận một triệu. Như vậy 6 triệu người mới được các đại học đào tạo bị gạt ra ngoài. Bởi vì gia nhập đảng dính liền với cơ hội khả thủ về kinh tế cho nên đại bộ phận bị gạt ra ngoài đó phải cảm thấy mình bị lừa gạt.
Nhiều người sẽ đổ trút sự thất vọng đó cho đảng. Trong thập kỷ tới, nhóm nầy sẽ tăng lên nhiều chục triệu làm thành kho dự trữ để cho phe đối lập chánh trị sẳn sàng tuyển mộ.
Các mối bất đồng xem ra không khá cho những người ở Bắc Kinh muốn duy trì “hiện trạng” một cách vĩnh viển. Họ phải bắt đầu suy nghĩ làm cách nào để rời khỏi quyền lực một cách êm ái, hòa bình. Một điều mà đảng nên làm ngay là chấm dứt sự khủng bố đối với những nhà lãnh đạo có tiềm năng đối lập như ông Trần và Liu Xiaobo, nhà doạt giải Nobel Hòa bình hiện đang tại ngục. Đảng sẽ cần họ như những người dối thoại khi tiến trình chuyển hóa dân chủ khởi sự.”
Vì sao giữa hai nhà phân tích có sự sai biệt thời gian?
Bởi vì ông Chang chủ phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội nội tại của chế độ độc đảng Tàu, trong khi ông Pei dựa vào kinh nghiệm lịch sử trường kỳ trên thế giới nên một đàng mau, một đàng chậm.
Nhưng dù mau, dù chậm, đường nào cũng tới La Mã: Sớm muộn gì chế độ độc tài, đảng trị Tàu cũng hui nhị tì!
Còn đảng cáo hồ An Nam ta thì sao?
NGÀY TÀN CỦA“ĐẢNG CƯỚP SẠCH” VN
DO TOÀN DÂN VIỆT NAM QUYẾT ĐỊNH
DO TOÀN DÂN VIỆT NAM QUYẾT ĐỊNH
Khi bắt đầu lược dịch bài báo của ông Pei để dẫn chứng, bàn chuyện nước nhà, bụng cũng thấy thèn thẹn. Mặc dầu không dính líu gì đến cái đảng cướp sạch VN, trái lại chống bọn chúng từ đầu đến đủa, nhưng chỉ vì là người VN, nên trước sự hèn hạ, mỗi mỗi đều cúc cung tuân lịnh Tàu của bọn con cháu già hồ nên mới cảm thấy nhục lây.
Lần nầy dân ta quyết rửa sạch nhục nầy: GIẢI TRỪ HỌA CS AN NAM một bước trước ngày Tàu đỏ sụp đổ.
Bằng cách nào?
Trước ngày có cuộc biểu tinh ngày 5 tháng 6 năm 2012, tại Saigon và Hà Nội, ít ai dám nghĩ dân ta có ngày đột khởi, đánh đuổi bọn buôn dân, bán nước, nhân danh quyền bính Việt Nam. Dù qui mô nhỏ nhoi, dù bị bạo quyền đàn áp tàn bạo, mười một cuộc biểu tình chống Tàu xâm lăng mùa Hè năm ngoái vẫn hoàn thành sứ mạng lịch sử: 1/ Đặt tiền lệ về tranh đấu chánh trị bằng phương pháp biểu tình. 2/ Gây phấn khởi trong tầng lớp trẻ về ý thức trách nhiệm trước vận mệnh ngả nghiêng của Đất nước và Dân tộc.
Trước khi có tiếng bom, tiếng súng hoa cải ở Tiên Lãng của gia đình Đoàn Văn Vươn, ít ai nghĩ ra được, người nông dân chất phác hiền hòa VN bạo gan, liều mạng chống cường quyền cướp đất, cướp nhà. Việc được thua, còn, mất phú cho trời, đầt. Chỉ bằng vào một câu đạo lý, nhân nghĩa của chị Hiền, hiền nội Đoàn Văn Quý: “ Gia đình em chịu thiệt, để cho xã hội được,” niềm tin nơi chánh nghĩa sáng tỏ như vầng nhật nguyệt. Phận nữ lưu đáng mặt con cháu Hai Bà Trưng, Triệu. Tấm lòng nhân hậu ấy còn mãi tận mai sau.
Gương sáng nầy, ngay tại lúc nầy đây vẫn còn đang có người tiếp nối.
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, sáu trăm nông dân già trẻ, trai gái Văn Giang dựng lều trên mảnh đất cha ông nhiều đời sinh sống, cương quyết chống bạo quyền giữ đất làm sinh kế. Nông dân chỉ có 600, bạo quyền huy động 2,000 binh lực, trang bị tận răng, không phải chỉ “thanh gươm và lá chắn” mà là khiên thép, roi điện, lựu đạn hơi cay, quyết phen nầy xung trận dẹp tan người dân lương thiện làng cây cảnh xã Xuân Quan! Tiêng súng chỉ thiên uy hiếp, tiếng lựu đạn hơi cay, khói tỏa mịt mùng, người dân oan bị đánh đập tàn bạo chỉ biết kêu khóc và trốn chạy thảm thương!
Ngày hôm kia, 9/52012, hai trăm nông dân Vụ Bản, Nam Định, phần lớn là phụ nữ và người già, đêm trước ra ruộng dựng lều, quyết lòng tử thủ giữ ruộng đất. Tất cả đều chít khăn tang trắng tỏ rõ quyết tâm.
Cường quyền huy động 500 binh lực xông vào đập phá tan hoang, đánh đập tàn bạo bất phân già, trẻ. Có cụ bà 70 tuổi bị đánh vào đầu té xỉu bị chúng kéo ra lề đường bỏ mặc! Thanh niên bị bọn ưng khuyển đánh đập dã man hơn hết, có người gãy chân, có người bễ đầu! Khăn tang trắng phơi rải trên cánh đồng Vụ Bản!
Hồi tháng tư, mấy trăm tiểu thương chợ Tân Hiệp kéo xuống thành phố Biên Hòa biểu tình phản đối cường quyền cướp chợ.
Ngày hôm kia 9/5/2012, 400 tiểu thương chợ Bỉm Sơn kéo về UBND tỉnh Thanh Hóa biểu tình phản đối cường hào Bỉm Sơn cướp chợ bán cho tư bản đỏ gọi là Công ty Đông Bắc.
Chỉ kể lại đây những sự kiện nổi cộm, bi hùng. Sắp tới ở Miền Nam, còn tiềm ẩn nguy cơ trùng trùng: 26,000 ngàn hộ Thủ Thiêm sắp giải tỏa còn đang chực chờ đó. Vài ngàn hộ vùng dô thị mới Bình Dương còn chưa nhập cuộc.
Sẽ có một ngày, ly nước tràn đầy! Cường quyền dù bạo ngược lẽ nào, khi người dân đến chỗ cùng đường, vùng lên thành giông bảo, quét sạch loài bán nước, hại dân.
Hởi ai người hào kiệt, hãy đứng lên tựu nghĩa, dẫn dắt dân tộc nầy qua chốn lầm than!
Nguyễn Nhơn
(Thương về Văn Giang-Vụ Bản)
10/5/2012
http://baotoquoc.com/2012/05/10/chung-nao-cong-san-tau-ta-sup-do/#more-38009
No comments:
Post a Comment