Friday, March 2, 2012

Chuyến Tầu Cuối Cùng Của Đảng CSVN



Phạm Trần - Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị bầu đòan thê tử đi chuyến tầu chót cho hết chặng đường còn lại của cuộc cách mạng vô sản.

Quyết định này được đưa ra tại Hội nghị lớn nhất từ trước đến nay với sự có mặt của 1,000 cán bộ toàn quốc do Bộ Chính trị triệu tập để gọi là “quán triệt, triển khai thực hiện” Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" diễn ra tại Hà Nội từ 27 đến 29/02/2012.
Ngòai 14 Ủy viên Bộ Chính trị còn có mặt tất cả Ban Chấp hành Trung ương đảng, lãnh đạo các cơ quan, ngành từ Quân đội đến Công an cho đến các cấp lãnh đạo Mặt trận Tổ Quốc và chính quyền, đảng bộ từ trung ương xuống địa phương.
Lý do có Hội nghị này vì đảng sợ những việc phải làm để xây dựng, chỉnh đốn đảng đưa ra trong Nghị quyết 4 sẽ đi vào vết xe cũ  “trên bảo dưới không nghe” của Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) năm 1999 dưới  thời Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư khoá đảng VIII.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng  chứng minh tệ nạn lãnh đạo bảo dưới không nghe, nước đổ đầu vịt qua nhiều giai đọan  trong diễn văn khai mạc hôm 27/02 (2012) : “Chỉ tính từ Đại hội VI đến nay, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành 8 nghị quyết, Bộ Chính trị ban hành 6 nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng. Ban Bí thư khoá VII đã chỉ đạo tiến hành tổng kết 20 năm xây dựng Đảng thời kỳ 1975 - 1995; Ban Bí thư khóa IX chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới (1986 - 2006), trong đó có phần về xây dựng Đảng.”
Bằng chứng này cho thấy tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, hạn chế, yếu kém, vô trách nhiệm với dân, với nước trong tòan hệ thống đã đến mức  phải cấp thời cứu nguy để ngăn chận làn sóng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang dâng cao và lan nhanh đe dọa sự tồn vong của đảng.
Nhưng những biện pháp đưa ra kỳ này, dù có được “qúan triệt” để “triển khai” tòan diện cũng không khác những điều phải làm đã ghi trong Nghị quyết 6 (lần 2), cách nay 13 năm.
Cũng vẫn là chuyện cũ sao lại như phải quyết tâm “kiểm điểm”, “ tự phê bình và phê bình” và kỷ luật những ai không chịu sửa chữa, tu rèn.
Nhưng liệu lối chữa bệnh kiểu “thoa dầu cù là” như  tất cả các kế họach xây dựng, chỉnh đốn đảng từ xưa đến nay  đã làm và thất bại thì có cứu được đội ngũ đảng viên đã suy thóai trăm, vạn lần hơn thời Lê Khả Phiêu không?
Bởi vì bây giờ, Trọng  nhìn nhận: “Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền, như Lê-nin và Bác Hồ đã từng cảnh báo.”
Tại sao một đảng được gọi là “cách mạng” mà lại có những con người “phản cách mạng” đến thế ?
Có phải “mặt trái” của  nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đã hội nhập với thế giới từ thời có chủ trương “Đổi Mới” ra  năm 1986 đã làm cho “một số không nhỏ cán bộ, đảng viên” tha hoá, biến chất hay chính cái chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và Tư tưởng độ tài, độc đảng của Hồ Chí Minh đem từ ngòai vào Việt Nam từ năm 1930 đã lỗi thời, không còn hấp dẫn với thời đại của thế giới điện tử, văn minh nữa ?
Vì vậy, không phải chỉ từ Khóa đảng VIII  (1996-2000) mà trong mỗi kỳ có đại hội đảng các khoá trước đó, kỳ nào cũng thông qua các kế họach “xây dựng” đảng, nhưng rồi hết khoá này đến khoá khác và từ thời Tổng Bí thư này đến người sau, dù “nước có chảy qua cầu” nhưng “rác rưởi”  vẫn tụ nguyên một chỗ để năm sau cao hơn năm trước.
Vì vậy, Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận : “Chúng ta đã tiến hành công tác xây dựng Đảng thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, với nhiều biện pháp, nhiều cuộc vận động, làm cho Đảng ta ngày càng tiến bộ, trưởng thành; song vẫn còn nhiều hạn chế. Các mặt khuyết điểm, yếu kém chưa khắc phục được bao nhiêu, có mặt còn phức tạp thêm, gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tác động tiêu cực vào sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây thực sự là những cảnh báo không thể xem thường.”
NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT
Nhưng tại sao  tiêu cực lại chồng lên khuyết điểm cứ theo thời gian mà đè lên nhau khiến đảng ngộp hơi ?
Đầu tiên là con người trong mỗi đảng viên, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên luôn luôn tìm cách “tự bốc hơi” từ đầy tớ lên làm “ông chủ” để bóc lột, hà hiếp dân.
Chuyện này đảng đã biết. Lãnh đạo nói nhiều mà đảng viên, cấp dưới không muốn nghe, hay nghe xong lại không sửa sai.
Vì vậy tình trạng tham nhũng, quan liêu, cường quyền, hà khắc với dân của phần nhiều cán bộ, đảng viên ngày nay không còn là chuyện phải đốt đuốc mới tìm thấy mà chúng đã hiện ra giữa ban ngày và 24 giờ mỗi ngày.
Vụ cưỡng chế đất của gia đình anh em ông Đòan Văn Vươn và  Đòan Văn Qúy ở xã Vinh Quang, Huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng hôm 5/1 (2012) là một bằng chứng của nạn cường hào, ác bá thời Cộng sản.
Nhưng đây không phải là vụ án cán bộ cướp công, cướp của dân duy nhất xẩy ra trong xã hội Việt Nam. Hàng ngàn, nếu không phải là nhiều  trăm ngàn vụ Đòan Văn Vương đã xẩy ra cho dân từ Nam ra Bắc từ  khi nhà nước tự biến đất của tòan dân làm của riêng từ Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 cho đến các Luật năm 1993 và 2003 rồi lại sửa thêm hai lần năm 1998 và 2001.
Bằng đó Luật chưa đủ, nhà nước còn có “hàng trăm văn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn”, theo Kết luận của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng về vụ Đòan Văn  Vươn công bố ngày 10/02/2012.
Nhưng càng  có nhiều văn bảo bao nhiều thì kẽ hở càng nhiều để cho cán bộ, đảng viên có chức có quyền cấp đất, cho thuê đất và thu hồi đất có thêm “vũ khí” để  bịa đặt ra “luật riêng” sử dụng thu vén của mồ hôi, nước mắt và tước quyền “đất đai thuộc sở hữu tòan dân” ghi tại điều 17 Hiến pháp năm 1992.
Những vụ khiếu kiện đòi đền bù, chống bất công từ cá nhân đến tạp thể người dân đã và đang diễn ra hàng ngày nhưng chẳng bao giờ được giải quyết ổn thỏa đã bắt nguồn  từ những mánh mung của quan chức là một bằng chứng thất bại của chủ trương xây dựng, chỉnh đốn đảng.
Nguyên nhân chính là do đội ngũ cầm quyền từ xã, buôn bản lên đến trung ương đã chà đạp lên luật pháp để sống tham nhũng nên đã  bao che, bênh vực cho nhau làm giầu trên mồ hơi, nước mắt của dân.
Những ngôn ngữ của Cán bộ lãnh đạo từ Hải Phòng đến Xã Vinh Quang và Huyện Tiên Lãng “xổ ra” trong vụ Đòan Văn Vươn trơn tru bôi mỡ chạy quanh, trâng tráo chối trách nhiệm đã bị ông Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ tướng lên án là “thiếu văn hóa” .
Ông bảo: “Hành vi và lời ăn tiếng nói của họ chẳng khác nào "văn hóa quán bia", "văn hóa đường phố". (B áo Tuần Việt Nam, 10-02-2012)
Nhưng có phải Trung ương không biết như ông Vũ Khoan và cả Thế giới biết không ? Đảng biết rõ tất cả nhưng không thanh tóan được những con sâu, con mọt trong hệ thống cai trị vì ruồi bọ chỗ nào cũng có, giết hết thì hết cán bộ phục vụ nên đành nhắm mắt quay ngơ.
Bằng chứng như Bí thư Thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã công khai nói chệch đi Kết luận của Chính phủ và phê bình cả tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch Nước và Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi trường  đã “hùa vào thằng Vươn” (nói tại Câu lạc Bộ Bạch Đằng, 17-02-2012) vì hai ông này đã lên án các viên chức làm sai trong vụ Đòan Văn Vươn mà Trung ương cứ “mũ ni che tai” thì có thuốc gì chữa nổi nạn kiêu binh không ?
CẤM VẪN LÀM
Do đó mà lệnh cấm đảng viên không được làm ghi trong 19 mục của Quy Định 115-QĐ/TW, ngày 07/12/2007 đã không thành công.
Tỷ dụ như Điều 1 cấm đảng viên “Nói hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép : công dân, cán bộ, công chức làm”  thì chính những kẻ có chức, có quyền, kể cả tầng lớp lãnh đạo vẫn làm dưới nhiều hình thức.
Khỏan 4 của Quy Định 115 viết không cho phép đảng viên “ Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích,vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với người khác. Đe dọa, trù dập người tố cáo, phê bình, góp ý trái với ý kiến mình” , trong thực tế thì nạn “bè phái, chia rẽ, gây mất đòan kết, đe dọa, trù dập người tố cáo, phê bình, góp ý trái chiều với mình” vẫn “sống nhăn, sống vinh quang” trong nội bộ.
Khỏan 8 cấm cán bộ, đảng viên không được “Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu,lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác” đã bị các “quan cách mạng” vứt vào sọt rác từ khi Quy Định này viết cưa ráo mực.
Vì vậy mà mọi người vẫn thường nghe đâu đó, nhất là trong mỗi kỳ Đại hội đảng, câu nói quyết tâm chống tham nhũng của đảng đã “tiến được một bước”, nhưng lại thụt lùi cả triệu bước nên tham nhũng vẫn ngập đầu và sống mạnh, sống hùng trong lòng cán bộ từ khi có Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 !
Đến khỏan 9 càng bi thảm hơn vì đây là khu đất mầu mỡ nhất cho cán bộ, đảng viên nên việc mua quan, bán chức dù phải mua bằng gỉa để tiến thân làm giầu và có quyền sinh sát dân như đã xẩy ra với gia đình ông Đòan Văn Vươn ở Huyện Tiến Lãng, họ vẫn làm mà không sợ ai vì nhìn qua ngỏanh lại thì ai cũng “ăn đất” làm giầu như nhau.
Điều này nghiêm cấm đảng viên “Làm trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong những việc: quản lý nhà, đất, quỹ, thuế; kinh doanh chứng khoán, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; các hoạt động giám định quản lý và cấp phát các loại giấy đăng ky, giấy chứng nhận, giấy phép; cấp, sử dụng, chứng thực, xác nhận hồ sơ, tài liệu, văn bằng, chứng chỉ; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, giao, nhận dự án; giao đất; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, kỷ luật cán bộ, công chức và người lao động; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.”
Hành động bao che cho nhau, công kênh nhau, ra luồn vào cúi cũng là chuyện “thường tình”, dù Khỏan 10 đã tuyệt đối cấm : “Can thiệp, tác động đến cá nhân, tổ chức để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đi học, đi nước ngoài trái quy định của pháp luật. Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.”
Từ khỏan 11 đến 19 kê dưới đây cũng đã bị trắng trợn vi phạm năm sau cao hơn năm trước mà đảng cũng chịu bó tay, mặc dù đảng đã nói rõ trong Quy Định : “Đảng viên vi phạm Quy định này phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Hãy xem đảng cấm ra sao trong các điều này để thấy sự “thành công” của lệnh này đã đạt được bao nhiều phần trăm :
(11) Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cố ý để người thân lợi dụng vị trí công tác của mình trục lợi.
(12)- Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái với quy định của pháp luật.
Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định của pháp luật.
13- Kê khai không đầy đủ tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật; trốn, trì hoãn nộp thuế; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định của pháp luật; tham gia hoạt động rửa tiền
14- Dùng công quỹ xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá định mức và sử dụng trái quy định của pháp luật.
15-Dùng công quỹ để tiếp khách, tặng quà trái quy định của pháp luật hoặc để xây đựng các công trình vui chơi giải trí cho một số ít người. Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước được giao quản lý, sử dụng trái quy định của pháp luật.
Bỏ qua Điều 16 không quan trọng để đọc tiếp những điều “cấm kỵ”  còn lại :
17- Tổ chức, tham gia đánh bạc, số đề, cá cược, cho vay trái quy định của pháp luật, sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha, mất tư cách và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số ,và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
18- Mê tín, hoạt động mê tín (hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói; lập đền, miếu trái phép…
19- Tổ chức việc cưới, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ,mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác nhằm vụ lợi.”
Bây giờ, ngau sau khi kết thúc Hội nghị “quán triệt, triển khai thực hiện” Nghị quyết Trung ương 4 thì Nhà nước lại ra lệnh phổ biến Quy Đinh 47-QĐ/TW do  Nguyễn Phú Trọng ký ngày 1/11/2911 để “đổi mới” 19 điều cấm trong Quy Định 2007.
Trong Điều 8 mới, đảng cấm cán bộ “Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.
Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.”
Nhưng liệu đảng viên có làm theo không thì đảng hãy cố giương mắt lên mà chờ.  Kinh nghiệm qúa khứ đã chứng minh ngược lại.
Tình trạng ruỗng nát trong đảng bây giờ nghiêm trọng hơn gấp ngàn lần nên ai cũng  sợ khi chuyến tầu chót chưa tới đích thì đảng  đã rách ra hàng trăm mảnh, may ra chỉ còn lại cái tên mà thôi./-
Phạm Trần
(02/012)

No comments:

Post a Comment