Friday, March 2, 2012

CHỈNH ĐỐN ĐẢNG ĐẨY LUI SUY THOÁI HAY ĐẨY LUÔN VIỆTCỘNG XUỐNG HỐ TIÊU VONG



LÝ ĐẠI NGUYÊN - Tại Hànội có một hội nghị lớn của Việtcộng từ 27 đến 29/02/12, quy tụ hơn 1.000 đại biểu từ Trung Ương xuống tới các tỉnh và các ban ngành thuộc quân, cán đặc biệt của Cộngđảng, nhằm quán triệt, triển khai, thực hiện Nghị Quyết Trung Ương 4 khóa XI về: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”.
 Tổng bí thư đảng Việtcộng, Nguyễn Phú Trọng hô hào: “Cần đẩy lùi suy thoái về chính trị đạo đức trong đảng viên”. Hứa hẹn cải thiện dân chủ trong đảng, Trọng nói: “Sẽ có quy chế cho Ban Chấp Hành Trung Ương góp ý kiến về từng thành viên Bộ Chính trị”. Có nghĩa, cái Hội Nghị to lớn này chỉ là một thứ “Hội Đồng Chuột” chưa thể động tới 14 kẻ cầm đầu đảng. Nhưng có lẽ đã mở màn cho một cuộc đấu đá thanh trừng nội bộ từng ủy viên Bộ Chính Trị một, ở mai sau, theo lệnh quan thầy Bắckinh đã chỉ dậy cho Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức đảng Việtcộng, vừa mới sang Tầu học tập mánh lới chính trị hiểm trá là “răn đe để thu phục”. Chính vì vậy, mà Trương Tấn Sang chủ tịch nước, từ ngày nhận chức đã chưa sang Tầu, nhưng Việtcộng đã xác nhận nội năm nay là Trương Tấn Sang phảỉ đi triều kiến các lãnh tụ Bắckinh, còn Nguyễn Tấn Dũng thì vẫn chưa thấy đá động tới.
Khai mạc hội nghị, Nguyễn Phú Trọng thừa nhận: “Nhiều người dân giảm sút lòng tin với đảng”. Nhưng Trọng vẫn tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Ông chỉ trích: “Có nhiều người cho rằng, phát triển kinh tế thị trường, nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập quốc tế, liên doanh, liên kết với nước ngoài thì cần gì phải có sự lãnh đạo của đảng”. “Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương Lĩnh, Điều Lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người ‘sám hối’ ‘trở cờ’; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của đảng bị vi phạm”. “Họ đang cố tìm ra và dựng lên những ngọn cờ để chống ta. Một số người cơ hội chính trị, bất mãn cũng lợi dụng các diễn đàn, các mối quan hệ để truyền bá những quan điểm sai trái của mình, liên tiếp viết đơn thư, tài liệu vu cáo, đả kích chế độ ta, tác động vào nhân dân, nhất là thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức…”. Nguyễn Phú Trọng đặ ra các vấn đề lớn phải giải quyết, trong đó số một là: “Ngăn chặn. đẩy lui tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nguyễn Phú Trọng là lý thuyết gia của Việtcộng, từng viết ra những văn kiện cho nhiều kỳ đại hội, đã ngu muội không nhận ra rằng: “Chủ Nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, mà Trọng và Việtcộng lấy làm kim chỉ nam cho các văn kiện nòng cốt của đảng, đã bị nhân loại bỏ vào thùng rác lịch sử, hơn nữa, toàn dân Việtnam đã căm ghét thấu xương cái khẩu hiệu hoang tưởng chết tiệt đó. Lại còn cưỡng ép Việtnam phải thực hiện một “Nền Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa lấy Quốc Doanh làm chủ đạo”nửa dơi, nửa chuột “nước tư bản trộn với lửa cộng sản” hiển nhiên lửa phải tắt. Cho đảng viên làm kinh tế tư doanh, Bắt toàn dân phải sống trong chế độ công hữu ruộng đất, để cho cán bộ đảng viên từ dưới lên trên tha hồ cướp ruộng vườn của nông dân, tha hồ hợp tác với tư bản ngoại quốc bóc lột lao động, tha hồ tham nhũng độc quyền làm giầu bất chính, kể cả việc buôn người và bán nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống sa hoa đọa lạc của đảng viên các cấp là do đó. Tình trạng các đảng viên phản tỉnh đối kháng chế độ, cùng với toàn dân chống cộngđảng độc tài, toàn trị, tham nhũng “Hèn với Tầu, ác với Dân” cũng bởi đó.
Đề ra giải pháp chỉnh đốn đảng, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến việc Tự Giác, Tự Phê Bình. Ông Trọng nói: “Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí ủy viên Trung Ương, ủy viên Bộ Chính Trị, ban Bí Thư tự giác, gương mẫu tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình”. Ông Trọng thừa nhận: “Nguyên tắc tự phê và phê bình thực hiện rất kém, thiếu thẳng thắn, trung thực, xuề xòa, nể nang”. Vì thực ra với bản chất con người cộng sản vốn được tôi luyện trong cái lò dối trá gian manh che dấu sự thật. Ở những thời có các lãnh tụ độc tài khát máu như Stalin, Mao Trạch Đông, Minh-Chinh-Duẩn-Thọ, vì qúa sợ, nên mỗi đợt ‘chỉnh cán, rèn quân, phát động quần chúng học tập’ thì mọi người đã tự phải bịa ra nhiều tội, mà mình biết đảng gọi là sai phạm, để tỏ lòng ăn năn hối cải, đạt tiêu chuẩn mà đảng đã đề ra, mong được đảng thương tưởng, nếu không thì cũng sẽ bị đồng chí, đồng đội, đồi hội phê bình cho tới cùng. Nhưng đến thời ‘đổi mới’ hệ thống quốc tế cộng sản sụp đổ. Lý tưởng huyễn vọng cộng sản tan biến. Đảng cộng sản muốn duy trì quyền lực thì đảng viên phải nương nhau mà cùng tồn tại để được ăn chia. Lý tưởng Tham Nhũng thay cho lý tường Cộng Sản. Nguyên tắc tự phê và phê bình trở thành bất khiển dụng. Có lẽ chính vì vậy, mà Nguyễn Phú Trọng phải nương nhẹ không dám nói tới việc ‘phê bình’ mà chỉ nhắc tới tự giác, tự phê bình, tự điều chỉnh, tự gột rửa, tự sửa mình, như nhà tu hành khuyên những tín đồ ngoan đạo.
Nhưng nay đảng viên cộng sản ở Tầu cũng như ở Việt, từ trên xuống, đã thành và vẫn cứ mơ thành những ‘đại gia’ quyền thế giầu sang thêm nữa, để cha truyền con nối ăn trên, ngồi trốc. Nay ông Trọng muốn họ tự giác, tự gột rửa, tự sửa mình để trở về với giai cấp vô sản chân chính, một cán bộ trung kiên với ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, một lãnh tụ cộng sản gương mẫu ‘cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư’ như xảo ngôn của Hồ Chí Minh, thì ngay chính Nguyễn Phú Trọng và 13 ủy viên Bộ Chính Trị đã có làm nổi chưa? Hay đây cũng chỉ là bài học ‘ngoa ngôn, xảo ngữ’ của Hồ Chí Minh, nhằm lừa mị người dân lành cả tin. Nhưng người dân Việt ngày nay không còn khở dại như xưa. Giới trí thức trẻ Việtnam đang đứng lên đòi quyền làm người, đòi quyền làm chủ đất nước, đòi quyền lên tiếng trước bất công, đòi quyền chống tham nhũng, đòi giới cầm quyền không được hèn với giặc, ác với dân. Tức là đòi quyền tự do ngôn luận, đòi dân chủ hóa chế độ, đòi tự do hoá xã hội, đòi tư hữu hóa ruộng đất, đòi thị trường hóa kinh tế, đòi minh bạch hóa luật pháp…Chỉ có dân chủ hóa chế độ. Minh bạch hóa luật pháp. Tự do hóa truyền thông, mới chấm dứt được quốc nạn tham nhũng, mới huy động được sức mạnh toàn dân, mới khai triển được tiềm năng văn hóa dân tộc, để làm cho dân giầu, nước mạnh, đủ sức ngăn được cuộc Hán hóa của bọn bành trướng Bắckinh. Còn cứ muốn duy trì độc quyền lãnh đạo quốc dân một cách bất chính, rồi hăm hở chúi đầu vào việc chỉnh đốn đảng, mà cái đảng đó về mặt tinh thần đã đổ vỡ, về cơ chế đã lạc hậu, về lối sống đảng viên đã sa đọa, về lãnh đạo đã mất hướng thì càng muốn đẩy lùi suy thoái về chính trị, đạo đức trong đảng viên, và nghiêm cấm đảng viên không được phạm 19 khoản mới ban hành, thì đảng viên lại càng gian dối tinh vi hơn để cuối cùng đẩy cả đảng xuống hố diệt vong, khi thế nước đổi chiều, toàn dân bừng dậy.
LÝ ĐẠI NGUYÊN Little Saigon ngày 28/02/2012.
 
 www.aotrangoi.com

No comments:

Post a Comment