Monday, March 19, 2012

Cái xe với các nước nó là phương tiện đi lại của thế giới văn minh, nhưng với ta thì?



Thái Bình - Việt Nam ta tàu điện cao, tàu điện ngầm chưa có vì thế đi lại chủ yếu phương tiện cá nhân. Phương tiện công cộng của ta thì không thuận tiện và không đáp ứng đủ nhu cầu.

Trong hoàn cảnh đó, phương tiện cá nhân như ôtô, xe máy thuận lợi và rất hiệu quả. Đồng thời với nền kinh tế thì đây là ngành mũi nhọn mang lại nhiều công ăn việc làm và nộp nhiều cho ngân sách nhà nước. Nhưng ở Việt Nam ta, chiếc xe bị hắt hủi và bị coi như kẻ thù.
Thứ nhất người ta đổ cho nó gây ra nhiều tai nạn.
Thứ hai người ta đổ lỗi cho nó gây ra tắc đường.
Chính vì thế người ta hành xử với người mua xe con và xe máy như sau:
Trên ti vi ngày hôm qua (16/03/2012) người ta nói, người mua xe phải chịu thuế và lệ phí tới hơn chục thứ, nghe mà choáng.
Người viết xin liệt kê như sau:
1/ Thuế nhập khẩu khoảng 80%
2/ Thuế tiêu thụ đặc biệt (giống rượu bia thuốc lá) tổng giá mua ấn định của ngành thuế với thuế nhập khẩu rồi nhân với 50%
3/ Thuế giá trị gia tăng bằng giá mua cộng thuế nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt, cộng chi phí nhập khẩu, cộng lợi nhuận nhà nhập khẩu, cộng lợi nhuận nhà bán lẻ; tất cả nhân với 10%.
4/ Lệ phí trước bạ 20% của ba mục trên cộng với giá mua và phí nhập khẩu.
Ta thử soát xét lại xem xe mua ở Việt Nam so với giá gốc tăng mấy lần.
Ví dụ mua 1 ô tô giá gốc 20.000USD
+Thuế nhập khẩu: 20.000x80%=16.000USD
+Thuế tiêu thụ đặc biệt: (20.000+16.000)x50%=18.000USD
+Thuế giá trị gia tăng
20.000+16.000+18.000+3.000 (phí nhập khẩu,lợi nhuận)
=57.000USDx10%=5.700USD
+Thuế trước bạ 20%
(57.000+5.7000)x20%=12.540USD
Tổng cộng giá xe (chưa tính chi phí cấp biển số)
57.000+5.700+12.540=62.825USD
So với giá gốc: 62.825:20.000=3,14 lần
Như vậy một người mua xe ở Việt Nam phải nộp cho nhà nước hai cái nữa.
Ngoài ra người sử dụng còn chịu biết bao loại phí nữa, phí xăng dầu, phí sử dụng đường, phí bảo trì đường bộ nay mai và lưu ý mọi người giá xăng Việt Nam có lúc ngang giá xăng Mỹ vì ngoài thuế nhập khẩu, thuế gia tăng còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nữa...
Đến đây ta thấy thu quá nhiều khoản như vậy có giảm tai nạn giao thông không? Phải khẳng định 100% là không bởi thu với tai nạn chẳng có mối liên hệ gì. Thứ hai thu nhiều như vậy có giảm ùn tắc giao thông không? Thực tế đã trả lời những năm qua ùn tắc ngày càng tăng.
Như vậy bản chất là tăng thu cho ngân sách, còn tai nạn hay ùn tắc chỉ là nguỵ biện.
Thu nhiều cho ngân sách nhà nước để phát triển đất nước thì dân mừng và ủng hộ thôi; nhưng với bộ máy cồng kềnh, tham nhũng tràn lan và vô cùng lãng phí thì dân rất băn khoăn đồng thuế của họ đóng cho ngân sách có được bao nhiêu phần trăm hiệu quả?
Hà Nội 17/03/2012
T. B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

No comments:

Post a Comment