Sunday, January 1, 2012

Những “Cặp” Sự Kiện Nổi Bật Liên Quan Đến Việt Nam Năm 2011



HƯNG VIỆT (Brisbane)  - Mỗi dịp cuối năm, các nhà làm truyền thông thường có thông lệ viết các bài tổng kết như “10 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Trong Năm”, hay “10 Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Năm”, hoặc “10 Cú Làm Bàn Hay Nhất Trong Năm”, hoặc “10 Bản Nhạc Hay Nhất Trong Năm” v.v…

Vì thế, hôm nay, chúng tôi cũng xin được gởi đến quý vị, những nhân vật, hiện tượng có liên quan đến Việt Nam đáng chú ý nhất trong năm 2011 vừa qua.
Vì khuôn khổ của trang blog có giới hạn nên chúng tôi chỉ xin liệt kê 2 sự kiện / nhân vật được xem là tiêu biểu trong mỗi lãnh vực.
(1) HAI KHUÔN MẶT NỮ GỐC VIỆT ĐẶC BIỆT NHẤT
(Nguồn: http://congdong.cz/home/)
• Natalie Trần, cô gái gốc Việt nổi tiếng trên YouTube, tiếp tục được bình chọn là một trong 100 gương mặt đẹp nhất thế giới 2011.
Năm ngoái, Natalie đứng ở vị trí số 88. Cô gái được mệnh danh là “nữ hoàng YouTube” đã vượt qua nhiều tên tuổi của làng giải trí thế giới như Kate Winslet, Natalie Portman, Emma Stone…, chiếm vị trí thứ 17 trong danh sách 100 gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2011 do tạp chí điện ảnh Mỹ Independent Critics bình chọn. Năm ngoái, cũng danh sách này, Natalie đứng ở vị trí số 88. Như vậy, năm nay, Natalie “nhảy vượt” tới 71 bậc.
Natalie Tyler Trần
Natalie Tyler Trần (sinh ngày 24/7/1986) có tên tiếng Việt là Trần Đình Tố Hân. Cô là một video blogger hiện đang “làm mưa làm gió” trên YouTube. Natalie Trần đang là sinh viên năm cuối ngành Digital Media, đại học New South Wales, Australia.
Nhờ những thành công của Natalie trên mạng chia sẻ video hàng đầu thế giới mà cô đã được Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd “để mắt”, mời giới thiệu một nhu liệu ứng dụng di động cho trang web về du lịch của Chính phủ nước này.
• Vẻ đẹp ‘lạ’ của cô gái mang dòng máu Việt lai Phi
Huỳnh Thị Cẩm Tiên, cô gái mang mang hai dòng máu Việt và Cameroon, đạt giải trình diễn ấn tượng tại Chung kết Ngôi sao thời trang bởi ngoại hình rất đặc biệt của mình.
Mới nhìn, ai cũng ngỡ Tiên là một người đến từ nước ngoài. Nhưng cái tên Huỳnh Thị Cẩm Tiên cùng với chất giọng “rặt” miền Tây của cô đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Huỳnh thị Cẩm Tiên
Huỳnh Thị Cẩm Tiên sinh năm 1993. Bố của cô vốn là một người Cameroon, làm việc ở Liên Hợp Quốc tại Anh. Trong một chuyến đi về Việt Nam, ông đã ghé thăm Long Xuyên và gặp cô gái Việt Nam. Hai người yêu và cưới nhau rồi sinh ra Tiên.
Mặc dù ngay từ khi còn bé, Tiên bị chọc ghẹo khá nhiều vì màu da đặc biệt nhưng cô đã sớm ý thức rằng phải tự hào về những gì mình đang có.
Cô nói. “Chưa bao giờ Tiên hy vọng mình có thể thay đổi ngoại hình. Vì bố mẹ đã cho mình cơ thể như thế này, mình cảm thấy rất yêu nó cho nên mình cũng không muốn thay đổi bất kỳ điều gì cả!”.
Có lẽ chính vì điều này đã khiến Tiên gặt hái được không ít thành công trên con đường trở thành người mẫu của mình.
(2) HAI CHÍNH TRỊ GIA GỐC VIỆT SÁNG GIÁ NHỨT
• Philipp Roesler: Ngày 13/5/2011, ông Philipp Rösler đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (FDP), đồng thời giữ chức Phó thủ tướng Đức.
Philipp Roesler sinh vào tháng 2/1973 tại Khánh Hòa. Ông sống trong một trại trẻ mồ côi Công giáo cho đến khi một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi ông qua một tổ chức cứu trợ trẻ em. Ông mới 9 tháng tuổi khi đặt chân đến Đức.
Ông Philipp Poesler và vợ Wiebke
Lên bốn tuổi, cha mẹ nuôi của ông ly hôn và Roesler sống cùng cha nuôi, một quân nhân chuyên nghiệp. Ông học y khoa tại Hanover và từng phục vụ trong lực lượng vũ trang Đức với vai trò là bác sĩ quân y.
Năm 1992, ông gia nhập Đảng FDP. Là ngôi sao mới nổi trong Đảng, vị bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực này được bầu làm lãnh đạo Đảng ở bang Lower Saxony năm 2005. Một năm sau, ông trở thành Bộ trưởng kinh tế, lao động, giao thông của bang và giữ vị trí phó cho Thủ hiến bang Lower Saxony.
Phó Thủ tướng Đức gốc Việt cho hay, từ nhỏ ông nhận thức được bản thân khác những đứa trẻ khác vì là người gốc châu Á. Tuy nhiên, cha ông luôn khuyến khích ông không để tâm tới vấn đề đó. Roesler cũng không bị bạn bè bắt nạt do “người ta luôn nghĩ rằng người châu Á là các chuyên gia karate”, ông nói.
Philipp Roesler kết hôn với Wiebke, cũng là một bác sĩ, được 6 năm và có hai cô con gái sinh đôi.
• Ông Lê Văn Hiếu: một người gốc Việt, có thể trở thành Toàn quyền bang Nam Australia, sau khi ông Kevin Scarce mãn nhiệm vào năm 2012. Theo báo The Advertiser, ông Hiếu nổi tiếng từ khi được Nữ hoàng Anh Elizabeth II bổ nhiệm Phó Toàn quyền tiểu bang Nam Autralia vào ngày 31/8/2007. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Ủy ban đa văn hóa và sắc tộc của tiểu bang và cũng là người Á châu đầu tiên được bổ nhiệm chức vụ này.
Ông bà Lê văn Hiếu
Phó Toàn quyền Lê Văn Hiếu sinh năm 1954 tại Quảng Trị. Cha mất sớm, nên ngay từ nhỏ, cuộc sống của ông gặp nhiều khó khăn hơn những đứa trẻ khác. Tuy vậy, cái khó, cái khổ dường như chỉ thôi thúc ông càng quyết tâm phải học thành tài để vươn lên.
Sau khi học xong trung học tại Đà Nẵng, ông đã theo học và tốt nghiệp khoa Chính trị Kinh doanh tại Đại học Đà Lạt. Năm 1997, ông và vợ – bà Phương Lan rời Việt Nam, khi ông 23 tuổi và sống ở Pulau Tengah (Malaysia) một thời gian trước khi sang Australia lập nghiệp. Tại đây, ông tốt nghiệp bằng cử nhân về kinh tế và kế toán, bằng thạc sĩ quản lý kinh doanh và bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Adelaide.
“Người Việt tuy là một trong số nhiều cộng đồng sắc tộc tại Australia và đến Australia nhiều lắm cũng chỉ mới khoảng trên 30 năm, nhưng sự thành đạt của cộng đồng người Việt ở khắp mọi nơi là điều khiến nhiều người phải ngạc nhiên”, ông Lê Văn Hiếu cho biết.
(3) HAI CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI VIỆT GÂY SÔI ĐỘNG NHỨT
• Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, là quả phụ ông Ngô Đình Nhu (em trai và cố vấn của cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm). Bà có bốn người con, hai trai, hai gái, trong đó trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thủy đã thiệt mạng năm 1968 trong một tai nạn giao thông ở Paris.
Bà Trần Lệ Xuân
Ngày 1.11.1963, khi bà Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California) thì ở Sài Gòn, đã xảy ra đảo chính và Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu đều bị giết
Sau năm 1963, bà cùng những người con còn lại (lúc đó đều còn bé) chuyển về sinh sống tại Rome trong nhiều năm liền, nơi giám mục Ngô Đình Thục, đang tá túc cho qua ngày đoạn tháng.
Sau khi ông Ngô Đình Luyện qua đời vào đầu năm 1990 ở Paris, bà Trần Lệ Xuân đã rời Ý sang Paris cư trú cho đến khi từ trần.
• Cựu Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ từ trần vào khoảng 1 giờ sáng thứ Bảy ngày 23 tháng 7-2011, theo giờ Việt Nam.
Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh năm 1930 tại Sơn Tây, nhập ngũ và qua khóa huấn luyện sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam ở khóa Nam Định năm 1952, rồi được tuyển đưa đi học phi công ở Marrakech, Morocco, cho tới năm 1954.
Ông Nguyễn cao Kỳ
Trong Không quân Việt Nam Cộng Hòa, ông tiến nhanh từ chức vụ phi đoàn trưởng vận tải lên tới chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Ông được qua Hoa Kỳ một thời gian để theo học trường chỉ huy tham mưu không quân ở Alabama và khi trở về nước đã thăng cấp mau chóng cùng với nhu cầu phát triển của không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1963 ông tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm và sau đó được thăng cấp Thiếu tướng, giữ chức vụ Tư lệnh Không quân.
Tướng Kỳ nổi bật ở giai đoạn 1964-1965 vì tính cách độc lập của ông và vai trò của không quân trong sự tranh chấp giữa các tướng lãnh đưa tới những cuộc đảo chính liên tiếp.
Giữa năm 1965 khi chính phủ dân sự trao quyền lực cho quân đội, tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tương đương Thủ tướng.
Năm 1967, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đắc cử Phó Tổng thống trong liên danh tướng Nguyễn Văn Thiệu và phục vụ tới năm 1971.
Năm 1975 khi quân đội miền Bắc tiến chiếm miền Nam, tướng Nguyễn Cao Kỳ rời khỏi Sài Gòn trước giờ chót bằng trực thăng ra tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu.
Những năm đầu lưu vong tại Mỹ ông Kỳ định cư ở thành phố Westminster, tiểu bang California. Đến năm 2004 ông trở về thăm Việt Nam, và cổ vũ cho các công ty Mỹ vào làm ăn ở Việt Nam. Từ năm 2005 ông Nguyễn Cao Kỳ chính thức trở về sống tại Việt Nam và chỉ trở lại Hoa Kỳ từng thời gian.
Ông Kỳ có ba người vợ. Vợ thứ nhất của ông là một phụ nữ Pháp ông lấy trong thời gian được huấn luyện phi công ở Bắc Phi. Sau cuộc đảo chính năm 1963 ông kết hôn với một nữ tiếp viên Air Vietnam, bà Đặng Tuyết Mai. Người vợ thứ ba là bà Lê Kim, sống cùng ông cho đến cuối đời.
(4) HAI VỤ ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH TÀN BẠO NHỨT CỦA CSVN
Nói đến việc đàn áp biểu tình thì lực lượng công an chìm nổi và quân đội của CSVN rất “chuyên nghiệp” nên vụ nào cũng tàn bạo. Nhưng đáng ghi nhớ nhứt là 2 sự kiện sau đây:
• Vụ công an Minh đạp mặt người biểu tình ngày 17/7/2011:
Công an Minh đạp mặt người biểu tình
Xin hãy đọc những giòng truy tố tên bất nhân này:
- Người Hà Nội : Gửi các bạn yêu nước, những người quan tâm đến vận mệnh đất nước và người dân Việt Nam. Tôi đã nhận ra tên an ninh có hành vi súc sinh đối với người biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ VN, hắn ta tên là Minh hiện nay đang là Đội phó đội an ninh quận Hoàn Kiếm TP-HN, còn tên đứng cạnh Minh chỉ đạo là trung tá Canh – phó công an quận Hoàn Kiếm TP-HN (áo trắng). Tôi gửi đến các bạn để lưu ý và quan tâm khi đến quận Hoàn Kiếm TP-HN mà nhận dạng được những gương mặt ác ôn đã có tội với đất nước và nhân dân VN.
- nick Patrick… : Thằng này đã xô ngã chú Hùng 62 tuổi ở bậc cầu thang xe buyt. Sau đó hắn đấm vào ngực tôi, khi tôi phản đối việc xô đẩy thô bạo người già, lúc chúng bắt chúng tôi lên xe buyt ở địa điểm gần đường tàu (Điện Biên Phủ) ngày 17 tháng 7. Nó vừa đánh người vừa chửi bới rất thô tục. Tôi đề nghị bản án nghiêm khắc cho tên đao phủ này ở một tòa án nhân dân công minh!
Công an Minh khóa cổ người biểu tình
- Một bạn đọc không muốn nêu tên cho biết thêm, cấp bậc của Minh hiện này là đại úy công an, và đang lo lót để chuẩn bị lên cao hơn
Tên đầy đủ : Phạm Hải Minh, hiện đang sống tại 102B, nhà K9, phường Bách Khoa, Hà Nội. Hiện đang chạy chọt luồn lách để lên Thiếu tá.
Số điên thoại di động: 0917372727; Địa chỉ nhà tên Minh: 102 B, Khu tập thể K9, phường Bách khoa (Đường Tạ Quang Bửu- Cạnh Cây xăng và cạnh sân vận động Báck Khoa, ngay chỗ ngã 3 của đường Tạ Quang Bửu rẽ vào Đại Học Mở Hà Nội, Điện thoại nhà riêng: 04 38694087
• Vụ đàn áp ở nhà thờ Thái Hà:
Vào ngày 12/2/2011, Trên 200 giáo dân đã kéo để Ủy Ban Nhân Dân Huyện Đống Đa, Hà Nội để biểu tình bất bạo động vì không được trả lời về việc chiếm dụng phần đất của Thái Hà để dùng làm “nhà máy xử lý nước thải”, như hợp thức hóa việc chiếm đất vĩnh viễn.
Công an và quân đội CSVN đàn áp biểu tình ở Thái Hà
Vào lúc 9:05 giờ sáng, trong lúc các giáo dân trở về lại nhà thờ thì bị hàng trăm công an tấn công một cách khốc liệt vào các cha, đặc biệt, đã bắt đi cha chánh xứ Nguyễn Văn Phượng, cùng 35 giáo dân, trong có những người bị đánh đập, bị thương, bị xỉu và bị chở về Trại Phục Hồi Nhân Phẩm Lộc Hà, trong số 7 phụ nữ bị đánh, có 5 bị trọng thương.
HƯNG VIỆT (Brisbane)
29/12/2011

vietthuc.org

No comments:

Post a Comment