Mai Sỹ Xuân Lâm - Có thể nói nhanh về những nước phát triển, vì sao họ phát triển.? Vì họ tôn trọng nhân quyền. Nhân quyền ở đây có rất nhiều phạm trù, trong bài này tôi muốn nói đến khía cạnh quyền của con người được nêu ý kiến, và ý kiến đó được tôn trọng. Thế nên gọi là tôn trọng nhân quyền.!
Trong kinh doanh hiện đại ngày nay, các Cty như Google, Facebook, Apple, Microsofts, IBM,..v.v…. Họ đều đặt giá trị con người lên hàng đầu, giá trị đã giúp cho họ mau chống phát triển trở thành những Cty quy mô lớn và có sức ảnh hưởng toàn cầu. Đó cũng là bài học trân trọng giá trị con người thông qua thói quen tôn trọng nhân quyền, được truyền đạt cho các bạn trẻ yêu thích kinh doanh và có hoài bảo.
Tôn trọng nhân quyền, chính là công cụ giúp ta có thể cân đong đo đếm sự phát triển kinh tế của một doanh nghiệp, hay một đất nước, cũng như sự phát triển của nền khoa học. Quyền được tự do nêu ý kiến, và ý kiến được tôn trọng trong xã hội thông qua tham gia phản biện để giúp người lãnh đạo có được cái nhìn tổng thể và khách quan, từ đó lãnh đạo có thể lựa chọn giải pháp đúng đắn để quyết vấn đề.
Tôn trọng nhân quyền ở quy mô nhỏ trong doanh nghiệp, chính là việc chủ doanh nghiệp thường xuyên tổ chức họp toàn thể nhân viên để lắng nghe nhân viên. Tôn trọng nhân quyền còn thể hiện ở vai trò thu thập thông tin và ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của Cty làm ra. Tôn trọng nhân quyền còn thông qua các chủ doanh nghiệp tôn trọng ý kiến của khách hàng và đối tác. Những doanh nghiệp làm tốt công tác tôn trọng nhân quyền hầu như đều có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian rất ngắn.
Truyền thống phương Đông có một giá trị mà tôi rất trân trọng đó là tôn sư trọng đạo. Tuy nhiên, chính giá trị này là tác nhân đã kiềm hãm tốc độ phát triển về mọi mặt của phương Đông so với phương Tây. Vì sao tôi có thể nói lên điều này.? Vì truyền thống và tư tưởng tôn sư trọng đạo đã vô tình cản bước học trò bức phá vượt mặt thầy. Điều này cũng đồng nghĩa sự phát triển ở một khía cạnh nào đó đã bị kiềm hãm, làm chậm đà phát triển. Nếu như ở các nước phương Tây, học trò có thể tranh luận cùng thầy, học trò có thể lập ra các giả thuyết mới, từ đó thầy tôn trọng ý kiến của trò bằng thói quen tôn trọng nhân quyền, thầy và trò cùng nhau giải quyết vấn đề. Ở các nước phương Đông không có được sự đột phá ấy. Điển hình ta có thể thấy rằng, vì sao phương tây họ nhận được rất nhiều giải thưởng Fields, và giải thưởng Fields chỉ dành tặng cho những người trẻ tuổi, trong khi đó phương Đông lại vắng mặt.! Điều này là một minh chứng cho ta thấy rõ ở các nước phương Đông không có sự phát triển của nhân tố trẻ, sự phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nhân tố của người lớn tuổi. Trò là một nhân tố trẻ, thầy là một nhân tố lớn tuổi, sự phát triển không chỉ phụ thuộc vào nhân tố lớn tuổi, mà nó còn rất cần ở những nhân tố trẻ.
Việc lớp trẻ dần được thay thế người lớn tuổi trong bộ máy nhà nước, điều này chỉ đơn thuần để người lớn tuổi quyền to, chức to dễ bảo. Và lớp trẻ này chỉ là sự kế thừa truyền thống tôn sư trọng đạo, là cái bóng của người đi trước sau nhiều năm dưới quyền, đôi khi ý kiến của người trẻ vẫn bị tuổi tác lấn át. Điều này có nghĩa, tuổi trẻ có quyền nói nhưng chưa có quyền được làm, vì người lớn tuổi luôn cho rằng, người trẻ tuổi thì không đủ kinh nghiệm. Nhưng tâm lý trẻ và xu hướng trẻ thì người lớn tuổi không theo kịp. Truyền thống phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng nếu gắn thêm thói quen tôn trọng nhân quyền, nhất là tuổi tác tôn trọng tuổi trẻ, tôi tin rằng sẽ có nhiều bước đột phá và phát triển nhanh chóng.
Việc cá nhân ông Ngô Bảo Châu được du học ở phương tây, được thụ hưởng sự tôn trọng nhân quyền, nên từ đó ông Ngô Bảo Châu mới có được cơ hội nhận giải thưởng Fields. Việc lập ra viện toán cao cấp dùng để làm nơi nghiên cứu về toán học và ứng dụng toán, với mong mỏi của ông Ngô Bảo Châu là trong những năm tới sẽ nâng cao vị thế toán học của Việt Nam trên trường quốc tế. Vậy việc lập ra viện toán học cao cấp là có cần thiết không, nếu truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được đặt nặng.? Khi trò không được bức phá qua mặt thầy, thì một người trẻ tuổi nào đó sẽ có được cơ hội vượt qua mặt ông Ngô Bảo Châu không.? Hay để rồi hình ảnh ông Ngô là một cái bóng quá lớn……
Không chỉ riêng ngành toán, mà ngay cả các ngành khoa học khác, nếu không loại bỏ được tư tưởng học sinh phổ phải biết nghe lời giáo viên, hay đại học và cao học giáo điều cho phổ thông. Không có sự tôn trọng nhân quyền, thì cho dù mỗi ngành khoa học có xây dựng nên mỗi viện nghiên cứu cao cấp cũng sẽ không giải quyết được vấn đề gì cho xã hội. Mà thay vào đó, việc nâng cấp các viện hiện tại sẽ tiết kiệm chi phí và tiền thuế của nhân dân, thay gì phải đầu tư mới. Muốn xây dựng một cái mới, tức là cái cũ đã không còn đáp ứng được nhu cầu, nhưng xây một cái mới mà lề thói vẫn là cũ, bình mới rựu cũ thì liệu có hiệu quả trong thời gian ngắn hay không.?
Chi bằng số tiền xây dựng viện mới hãy dành tặng cho người trẻ yêu ngành được đi du học sang các nước phương Tây, sống trong ý thức tôn trọng nhân quyền để người trẻ có cơ hội mang danh tiếng về cho đất nước. Còn hơn là nghiên cứu trong nước nhưng chỉ là núp dưới cái bóng của những ai đó. Và điều quan trọng hơn hết, nếu người đi du học thành tài muốn trở về giúp ích cho xã hội, nhưng vẫn bị đối xử phải tôn sư trọng đạo, tuổi tác lấn át nhân tài thì họ cũng không thể nào giúp đất nước phát triển.
Việc cần trước khi xây dựng các viện nghiên cứu cao cấp và nền giáo dục muốn phát triển nhanh chóng sánh vai cùng các cường quốc, thì chính những người đầu ngành, người lãnh đạo phải tôn trọng nhân quyền, nền giáo dục phải chú trọng giáo dục tôn trọng nhân quyền. Một khi tuổi tác lấn át tuổi trẻ, thì các biểu ngữ sử dụng tuổi trẻ vẫn chỉ là lời hô hào, không sử dụng được lực lượng trẻ chỉ vì không có tôn trọng nhân quyền.
Việc này cho ta thấy ở một khía cạnh khác, đất nước muốn phát triển thì điều trước tiên cần là mọi người trong xã hội phải biết tôn trọng nhân quyền. Nhân quyền càng được tôn trọng thì đà tăng trưởng phát triển sẽ càng tăng, xét về mọi mặt. Ngoài việc tôn sư trọng đạo, thì người lớn cũng cần phải tôn trọng và dám đặt niềm tin vào tuổi trẻ. Chúng ta cứ mãi kêu gào chính phủ, chế độ cải cách, thay đổi lề thói, mà chính chúng ta không thay đổi thì liệu rằng chính quyền sẽ phải thay đổi như thế nào.? Nếu ai chưa từng xem chương trình Dog Wishper trên kênh National Geographic Channel, thì nên xem vài lần. Khi chó ngoan hóa hư, trước tiên người chủ phải cải thiện chính mình để dạy được chó.
Nếu tôn sư trọng đạo để tồn tại sự phân biệt đối xử người có học thức cao và học thức thấp, là một sự tai hại. Tryền thống tôn sư trọng đạo là cần thiết, nhưng đi song song đó cũng rất cần tôn trọng nhân quyền.
Mai Sỹ Xuân Lâm
No comments:
Post a Comment