HANOI (VB) -- Quả đấm thép Vinashin của Việt Nam lại gặp nạn, trong khi “võ trốn nợ” đã được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bao che bằng cách tái cấu trúc, thì các chủ nợ quốc tế vẫn kiên quyết kiện ra trước tòa quốc tế.
Báo Wall Street Journal hôm Thứ Hai cho biết rằng quỹ đầu tư mạo hiểm Elliott Advisers LP đang kiện công ty đóng taù quôc doanh Vinashin của VN ra tòa cao Anh Quốc, theo một hồ sơ đọc bởi các phóng viên báo Wall Street Journal.
Vinashin đã trả không nổi khoản đaó hạn đầu tiên 60 triệu đôla trong khoản nợ 600 triệu đôla hồi tháng 12-2010.
Các công ty đầu tư khác trong khoản nợ, nguyên thu xếp bởi ngân hàng tín dụng Credit Suisse AG hồi năm 2007, trong đó có các ngân hàng Depfa Bank PLC (bảnd oanh ở Dublin) và Malayan Banking Bhd., cũng như Credit Suisse.
Theo đơn kiện, trình lên tòa cuối tháng 11-2011, Elliott đòi trả lại trị giá tương đương khoaả đầu tư, cộng với lãi suất chưa trả và lãi suất còn nợ tổng cộng 13.2 triệu đôla.
Hồ sơ kiện nói rằng 22 trong các công ty chi nhánh của Vinashin là bảo đảm gôác của khoản nợ, và bị chỉ danh là nơi bị kiện ra tòa. Có 4 trong các chi nhánh đã chuyển sang 2 công ty quốc doanh khác -- Vietnam Oil and Gas Group, và Vietnam National Shipping Corporation -- là một phần của việc tái cấu trúc hồi giữa năm 2010 trong khi công an điều tra về gian lận ở công ty này.
Hồ sơ kiện nói rằng 22 trong các công ty chi nhánh của Vinashin là bảo đảm gôác của khoản nợ, và bị chỉ danh là nơi bị kiện ra tòa. Có 4 trong các chi nhánh đã chuyển sang 2 công ty quốc doanh khác -- Vietnam Oil and Gas Group, và Vietnam National Shipping Corporation -- là một phần của việc tái cấu trúc hồi giữa năm 2010 trong khi công an điều tra về gian lận ở công ty này.
Điều kiện trong hồ sơ vay nợ có ghi là cấm Vinashin chuyển tích sản mà không có đồng ý của chủ nợ.
Thực ra, người ký lệnh tái cấu trúc là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và đương nhiên ông Dũng không cần hội ý gì về chuyện hỏi ý chủ nợ khi bàn giao tích sản Vinashin.
Bản tin WSJ nói là một nhân vật quen thuộc với trường hợp này, nói ngay cả sau khi tái cấu trúc, giới đầu tư vẫn “tin tưởng” rằng Vinashin sẽ có khả năng trả khoản nợ đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái vì có lá thư của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 3-2007 gửi giùới đầu tư nói rõ là (chính phủ) ủng hộ việc hoàn trả khoản nợ. Bảo đảm như thế, công ty Standard & Poor’s Rating Services mới cho điểm tín dụng cho Vinashin như điểm nợ chính phủ VN.
Người này tiết lộ, bảo đảm đó chính “là lý do duy nhất tại sao giới đầu tư quốc tế bơm tiền vào công ty này,” trong khi Vinashin lại thiếu hồ sơ giấy tờ và nợ quá nhiều.
Chính phủ VN chính thức nói rằng nợ Vinashin không phải nïợ của chính phủ VN.
Chính phủ VN chính thức nói rằng nợ Vinashin không phải nïợ của chính phủ VN.
Tổng sôá nợ của Vinashin hiện này là 4.4 tỉ đôla Mỹ. Báo WSJ nói tình hình tín dụng xấu ở các hãng quốc doanh VN, giới đầu tư lo ngại khả năng của chính phủ VN không điều hành nổi nền kinh tế VN. Lạm phát gần 20% vào tháng 11-2011, sau khi lên đỉnh lạm phát 23% hồi tháng 8-2011.
Trong khi đó, Vinashin lại gặp thêm nhiều sóng gió: báo VnExpress hôm Thuư Hai nói rằng “Vinashin muốn vay thêm tiền để trả lương công nhân.”
Bản tin từ thông tấn nhà nước nói, “Theo quyết định của Thủ tướng, Vinashin được vay vốn với lãi suất 0% từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để trả lương đến hết 31/12/2011. Tuy nhiên, trong văn bản gần đây gửi Chính phủ, tập đoàn này lại xin vay thêm.”
Tình hình công nhân Vinashin cũng thê thảm. Bản tin VnExpress ghi thêm: “...trên thực tế, ngay cả khi nhận được nguồn hỗ trợ từ VDB, việc trả lương cho người lao động tại nhiều doanh nghiệp thuộc Vinashin cũng rất khó khăn. Theo ghi nhận của VnExpress.net, tại một số công ty con của Vinashin, người lao động chỉ nhận được lương tối thiểu 830.000 đồng trong vòng 2-3 tháng gần đây. Các khoản tiền này cũng thường không được trả đúng hạn và lãnh đạo doanh nghiệp cho biết chưa xác định được thời gian có thể thanh toán các khoản nợ lương còn lại.”
Tuy nhiên, trong khi các công ty quó6ác tế kiện Vinashin ra tòa đòi nợ, thì người công nhân không dám nghĩ tới chuyện thưa kiện Vinashin để đòi lương tử tế hơn.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-184543_15-2/
No comments:
Post a Comment