Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh - Năm 2011 đã trôi qua, vào dịp cuối năm, tạp chí Time ngoài bìa đã nêu lên tựa đề chính cho một năm qua “Người của năm”. Báo đã đưa ra một loạt những nhân vật và hình ảnh đáng chú ý nhất, kể cả những cưộc chạy đua tranh cử hay những hình ảnh thời sự không mấy ai quan tâm.
Nhưng đặc biệt tờ tạp chí nổi tiếng trên thế giới trong dịp cuối năm đã dành nhiều trang cho một chủ đề “Người Phản Kháng”. Vậy vào năm 2012 những chuyện gì có thể xẩy ra? Thông thường không ai dự đoán được tương lai, nhưng tôi thiết nghĩ trừ những thiên tai do ông Trời tạo ra, còn mọi biến cố đều bắt đầu từ những suy nghĩ ở trong óc của con người, rồi từ tư tưởng đưa đến hành động là chuyện thường tình.
Bởi vậy chúng tôi muốn nhìn trước hết đến lãnh vực khoa học thay vì chính trị. Tạp chí Khoa học Discover trong số ra ngày Dec 10, với lời ghi chú nhỏ: Báo dành cho tháng January/February 2012, và bìa ngoài ghi “100 chuyện hàng đầu của năm 2011”. Bài đầu tiên số 1 có tựa đề Nhanh hơn Ánh sáng, trong đó nóí đến vụ Cơ quan Khảo cứu Hạt nhân (CERN) ở Geneva Thụy Sĩ, sau 3 năm khảo cứu đã tìm thấy những hạt neutrino đạt được tốc độ nhanh hơn ánh sáng 1 phần 17 triệu của giây đồng hồ.
Một chút thời gian nhỏ xíu đó có ý nghĩa gì mà phải nói đến? Nhưng trong khoa học cấp cao, nó có một ý nghĩa đặc biệt. Thời gian có thể chảy ngược giòng, tức là trước khi nó được gửi di, nó đã tới dích rồi chăng? Cố nhiên theo lý lẽ thông thường nhất, hạt không thể nào chạy tới đích nếu ta không nhấn nút cho nó chạy. Dù vậy điều đó vẫn có ý nghĩa là ta đã nhìn thấy tương lai trong hơn 1 phần triệu của giây đồng hồ. Chuyện của các nhàn khoa học cao cấp có vẻ như một chuyện khôi hài.
Thực tế về ước lượng tương lai.
Chúng ta không thể nào quên thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein. Năm 1905, nhà bác học lừng danh này đã tìm ra thuyết tương dối với tốc độ của ánh sáng. Như vậy ông đã đoán chắc đuợc về tương lai, khi ánh sáng phát ra từ đâu và trong bao lâu nó sẽ tới đích.Và các nhà thiên văn có thể đo được khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trời, cũng như khoảng cách giữa chúng ta và các vì sao.
Trong các ngành khoa học khác, người ta còn thể dự đoán được tương lai một cách rất hữu ích. Chẳng hạn về Y học người ta có thể tìm cách lọc máu để chống bệnh nan y AIDS.
Ngoài ra trong các bệnh như bệnh lao,ung thư, người ta cũng có những phương pháp phòng bệnh kiến hiệu hơn, chống lại bệnh và chữa hết bệnh rất rẻ tiền. Tóm lại đó không phải là những căn bệnh của các con nhà giầu.
Tạp chí Scientific American trong ấn bản tháng 3 năm 2011 đã nêu ra chủ đề về khoa Thần kinh học cho thấy một sự kiện li kì là suy tư, sự nghĩ ngợi trong óc của con người, sau một thời gian qua thường nẩy trở lại như thế nào để khám phá ra những sự bí mật của vũ trụ bao la và những biến cố thiên nhiên có thể xẩy ra trên Trái Đất để từ đó có những sự chuẩn bị và biện pháp thích ứng để chống lại mọi sự nguy biến.
Bộ óc của con người.
Carl Schoonover là một nhà não học tại Đại học Columbia và tác giả cuốn sách “Hinh ảnh của Tâm trí: Một cái nhìn về bộ óc từ thời cổ xưa cho đến Thế kỷ 21”, trong đó ông nói đến một kỹ thuật mới về tạo hình ảnh trong máy computer để cho thấy các phân tử trong óc thông tin cho nhau như thế nào. Các nhà bác học đã thí nghiệm vào một bộ óc của con chuột để xem thấy hình ảnh ba chiều của bộ óc, từng tế bào một trong bộ óc đã thông báo cho nhau như thế nào.
Bộ óc của con người cũng vậy.Hiển nhiên đó cũng là vật thiên tạo, tức là do một bộ máy của Trời tạo ra cho mọi loài sinh vật.Bộ óc người và bộ óc vật càng ngày càng mạnh hơn, dó là cái trí đã tuân theo luật Trời. Riêng tôi có một suy nghĩ nho nhỏ xin bàn góp. Riêng bộ óc của con người ngày càng mạnh hơn, giỏi hơn, vì còn có một yếu tố khác vô củng quan trọng. Đó là ngoài cái trí, còn có cái tâm đức độ của con người. Chính cái tâm đó đã làm con người hơn con vật.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-185240_15-2/
No comments:
Post a Comment