Wednesday, December 21, 2011

Cú đạp vào mặt dân Ai Cập



Mới đọc thoáng quá, thấy báo Sài Gòn Tiếp thị chạy tít Cú đạp vào mặt dân… , cứ tưởng báo chí Việt Nam cả gan nhắc tới chuyện công an đạp thẳng vào mặt anh Nguyễn Chí Đức, cú đạp làm nhà thơ Hoàng Hưng đã phải đau đớn thốt lên: Hắn đạp vào mặt tất cả chúng ta.

Vâng, nền báo chí lề phải của chúng ta có thể bày tỏ thương cảm cho nhân dân Ai Cập, có thể phẫn nộ vì nhân quyền bị chà đạp ở bất kỳ vùng đất nào trên thế giới, nhưng những nhà báo có lương tâm buộc phải nuốt nước mắt vào trong đối với tình cảnh giống hệt ngay trên đất nước chúng ta. Chớ nghĩ những “giọt nước mắt của lề phải”, theo cách nói của blogger Đoan Trang, nhỏ xuống vô ích. Không, những giọt nước mắt đắng cay ấy chứng minh một điều: “Trong một nền truyền thông nơi báo chí bị coi như công cụ, nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im.”, thì ngày càng có nhiều nhà báo không còn tin vào những gì họ được rao giảng hay bắt buộc phải làm nữa. Như thế, về mặt tư tưởng, họ đã quẫy đạp ra khỏi vòng kim cô mà người ta cố tròng vào đầu họ.
Mà cái gì chẳng bắt đầu trước hết bằng sự giải phóng tư tưởng?
Bauxite Việt Nam
SGTT.VN - Bức ảnh này được chụp lại từ video ghi lại hoạt động biểu tình ở quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo, Ai Cập hôm 17.12. Những binh sĩ quân đội, từng được người dân nghĩ rằng cùng phía với họ trong cuộc khởi nghĩa hồi tháng hai, nay thẳng tay đàn áp nhân dân, kể cả phụ nữ.
clip_image002
Bức ảnh gây sốc cho thấy các binh sĩ Ai Cập đang kéo lê người phụ nữ đã không còn sức chống cự trên mặt đất, đạp mạnh vào bụng cô sau khi đã lật lớp áo bên ngoài. Ảnh: Reuters
Trước khi bị cảnh sát vây đánh, người phụ nữ này đã được hai người đàn ông cố gắng giúp thoát khỏi hiện trường. Ít nhất mười cảnh sát xông vào vây đánh, nắm tóc cô và kéo lê trên đường. Cô yếu ớt dùng tay che chắn khỏi những cú đánh liên tiếp vào đầu. Cho đến khi cô không thể chống cự và nằm im thì một cảnh sát khác không ngừng ra sức đạp vào bụng cô. Hành vi gây phẫn nộ nhất chính là việc cảnh sát kéo làn áo abaya ra và để lộ nửa phần cơ thể trên của cô. Thế giới Arập có điều cấm kỵ là không được sử dụng bạo lực đối với những phụ nữ không có vũ trang.
“Họ có còn là đàn ông? Phẩm giá ở đâu?”, cô gái Toqa Nosseir 19 tuổi nói. Cô đã cãi lời cha mẹ và tham gia biểu tình vì không thể chấp nhận những gì đã xảy ra. Ở gần quảng trường Tahrir, người biểu tình cầm theo những tờ báo có đăng bức hình gây phẫn nộ này và la lớn: “Đây là quân đội đang bảo vệ chúng ta”. Tổng giám đốc cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), người đoạt giải Nobel Hoà bình năm 2005, ông Mohamed Elbaradei viết trên Twitter: “Các người có biết nhục không?”
 
Binh lính đuổi đánh người biểu tình ở quảng trường Tahrir. Ảnh: Reuters
 
Người biểu tình tháo chạy. Ảnh: AP
 
Người biểu tình ném đá chống lại binh lính. Ảnh: Zuma Press
 
Đã có 10 người chết, hơn 400 người bị thương. Ảnh: Zuma Press

C. T.
Nguồn: sgtt.vn

No comments:

Post a Comment