Wednesday, December 21, 2011

Chiến Tranh Lạnh Hãy Còn



Vi Anh - Sau khi các nước CS Đông Âu và Liên xô sụp đổ, người ta mừng tưởng Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Mỹ vươn lên như đệ nhứt siêu cường thế giới. Nhưng vạn vật vô thường, nhiều thay đổi trong bàn cờ kinh tế, chánh trị, quân sự trên thế giới. Trung Cộng  chuyển sang kinh tế thị trường, mở rộng cho dầu tư ngọai quốc vào nước đông dân nhứt hòan cầu này.
Tây Phương viện trợ, giúp đỡ và đầu tư dồn dập vào TC với hy vọng kinh tế tự do sẽ chuyển hóa chánh trị độc tài tòan trị của TC sang tự do, dân chủ. Nhưng TC khóa chặt chánh trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa và một thời gian sau TC trở thành một thách thức lớn của Mỹ ở Á châu.
Thực vậy, sau khi các nước CS Đông Âu và Liên xô sụp đổ Mỹ trở thành đệ nhứt siêu cường thế giới. Một trật tự mới của thế giới ra đời do Mỹ cầm còi, nhờ sức mạnh quân sự và kinh tế. Hai bản chỉ đường do Mỹ dựng lên: về kinh tế tự do toàn cầu, về chánh trị dân chủ hóa hoàn vũ, theo kiểu Mỹ. Học giả Francis Fukuyama lạc quan tiên đoán “lịch sử sẽ chấm dứt”. Lịch sử chấm dứt vì hết xung đột, hết chống đối, hết chiến tranh, hết biến cố lớn; còn gì quan trọng nữa đâu để ghi lại thành lịch sử.
Nhưng đã lầm to. Chỉ hơn 10 năm sau, lời tiên đoán ấy đi chệch hướng, hướng về phía Á châu.Tinh thần quốc gia của các nước lên cao, sau cái “thế giới đại đồng” do Đế quốc CS Liên xô cầm cán tan rã. Các nước cựu Xô viết trở thành cộng hòa đòi tự trị, tách ra khỏi Nga. Chiến tranh qui mô lớn không xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn có như Chiến Tranh ở Nam Tư, A phú hãn và Iraq.  Mỹ cùng những nước đồng minh thân Mỹ đứng ra giải quyết để đem lại hòa bình tương đối.
 Xu thế toàn cầu và tự do theo kiểu Mỹ không chiếm được đa số con tim và khối óc của nhiều quốc gia. Vì mỗi quốc gia có quyền lợi riêng của mình, mà nước Mỹ là nước nêu gương tích cực bảo vệ quyền lợi Mỹ mạnh nhứt. Uy thế Mỹ theo báo International Herald Tribune ngày 24-6- 2005 viết, xuống thấp nhứt. Chưa bao giờ hình ảnh Washington tệ hơn bây giờ: “Ngay Trung Quốc cũng còn khá hơn.”
TC  mạnh lên là nhờ Mỹ. Và Mỹ rất lâu về sau mới học được bài học Đông Phương: nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Đó là Mỹ viện trợ hào phóng cho Nga sau khi Liên xô sụp đổ, cho TC sau khi chuyển sang kinh tế thị trường, giao thương tích cực, nhập cảng tràn ngập đồ TC. Nhưng thay vì Á Châu  được tự do, dân chủ, thì hai nước lớn ở Á châu, Nga hậu CS vẫn độc tài dưới bình phong dân chủ của Putin và TC kinh tế tự do nhưng chánh trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Trục chống Mỹ và Thế Giới Tự do thành hình. Trong các hồ sơ nóng trên thế giới và tại Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga và TC thường chống đối Mỹ nói chung và Tây Phương và thế giới tự do nói chung.
Lịch sử thế giới  chứng tỏ xu thế chánh trị, lý tưởng thường được bành trướng nhờ thế lực quân sự hơn là kinh tế dù kinh tế và chánh trị là  môi với răng. Cách Mạng Pháp 1789 gieo rắc ý tưởng khắp và ngoài Âu Châu cũng nhờ quân sự. Tương tự,  Cách Mạng CS Tháng Mười của CS Nga thách thức Tây Phương, bành trướng sang thế giới thứ ba, bằng họng súng hơn là chủ nghĩa CS, như Mao Trạch Đông đã công thức hóa, nói quyền lực nằm ở đầu súng.
Hai, nước Nga hậu CS với Putin một cựu KGB độc tài đội lốt dân chủ và TC  độc tài cộng sản chính danh chẳng những tâm không phục, mà khẩu cũng không phục Mỹ. Hành động thách thức Mỹ không chút dè dặt. Tháng 6 năm 2005, ba bộ trưởng của ba nước lớn Á Châu này họp tại Vladivostok. Cả ba nước minh thị tỏ ra bất phục tùng trật tự mới do Mỹ cầm còi. Gần đây Nga và TC tập trận chung trên Bác Thái Bình Dương mà từ sau Đệ Nhị Thế Chiến Mỹ xem là cái hồ của Mỹ. Hầu hết những quyết nghị do Mỹ đề xướng trừng phạt những nước dộc tài, Nga và TC không bỏ phiếu trắng thì cũng phủ quyết như Liên xô và TC đã làm trong thời Chiến tranh Lạnh.
Các nhà lãnh đạo  hai nước lớn Nga và TC ở Á Châu không ngừng ở Châu Á. Họ còn bung ra đi Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh. TC bước những bước dài và lớn qua Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Có người Tây Phương cho đó  là bước của người không lồ nhưng bàn chân bằng đất sét. Cho rằng bằng đất sét cũng là bàn chân và chưa có dấu chỉ Mỹ có thể xóa đi được.
Hiện tại, trong vòng 10 năm nữa dù khó có nước nào dù lớn hay nhỏ có thể đương đầu lại với Mỹ như Liên xô đã đối đầu trong Chiến Tranh Lạnh hồi tiền bán thế kỷ 20. Nhưng dù mạnh về quân sự, Mỹ cũng không phải là vô địch. Một hình thái chiến tranh bất qui ước, bất cân xứng của quân khủng bố, của các nước “côn đồ” bất chấp luật pháp quốc tế ra đời chống Mỹ. Lần dầu tiên Mỹ bị tấn công trong nội địa. Cuộc khủng bố 911 là một xúc phạm Mỹ, đánh ngay thủ đô kinh tế và hành chánh, Bộ Quốc Phòng Mỹ. Một chứng minh Mỹ không phải bất khả xâm phạm. Chỉ vài ngàn quân nổi dậy cũng làm cho 148.000 quân Mỹ trang bị tận răng khó khổ ở Iraq, 118 ngàn quân của Tây Phương, trong đo Mỹ có 68 ngàn  gặp  rắc rối lớn ở Afghanistan khiến TT Obama phải tăng thêm 30 ngàn nữa. Vô cùng hao tài tốn của, máu xương cho người Mỹ.
Chẳng những mất tin tưởng nơi Mỹ, các nước còn tỏ thái độ lờn mặt, bất phục tùng mọi mặt, kinh tế, chánh trị, và lối sống của Mỹ nữa. Các tổ chức cực đoan về chánh trị và tôn giáo thổi phòng lên thành vấn đề lớn, chống Mỹ bằng khủng bố, bằng ôm bom tự sát, những hình thái phá hoại không có ở thời Chiến tranh Lạnh.
Khi TT Obama lên, thái độ coi thường Mỹ của TC là rõ nhứt. Chuyến đi Trung Cộng đầu tiên của TT Obama không đạt được một thành quả nào coi cho được cho đất nước và nhân dân Mỹ và làm thất vọng những người Trung Quốc đấu tranh cho tự do, dân chủ - cũng là niềm tin của Mỹ và nguồn cản hứng của người dân bị áp bức  trên thế giới.
Khi xuất hiện chung để phổ biến thông cáo chung với Chủ Tịch Nước kiêm Chủ tịch Đảng CS vào Thứ Ba 17 tháng 11, trước đông đảo các nhà báo ngoại quốc và địa phương,TT Obama sợ mất lòng nên chiều theo ý muốn của Đảng Nhà Nước CS Bắc  Kinh,  không để cho báo chí đặt câu hỏi.
Mỹ muốn TC hậu thuẫn  đối với những vấn đề quốc tế lớn nóng bỏng Mỹ đang gay go đối phó, như vấn đề nguyên tử của CS Triều Tiên, của Iran.. Ô Hồ cẫm Đào chỉ hề hà qua cho chuyện  thôi, không hứa hẹn hay bảo đảm nào cụ thể và thiết thực.
Kể cả chuyện nhỏ, CS Bắc Kinh không phổ biến  toàn quốc  bài nói chuyện của TT Obama nói với sinh viên ở Thượng Hải, một điều bất thường so với  tiền lệ TC luôn phát đi khắp TQ bài nói chuyện của các tổng thống Mỹ trước đây công du TC.
Dù TT Obama rất kỹ sợ hư chuyến đi TC đến đổi Ông trở thành một vị tổng thống Mỹ đầu tiên không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Mỹ, TT Obama cũng không tạo được điều kiện  nào, thúc đẩy được một bước tiến nhỏ nào trong việc thúc đẩy  Bắc Kinh mở lại cuộc đối thoại giữa TC và vị lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng. Báo New York Times của Mỹ khôi hài, nói TT Obama là con nợ đi gặp chủ nợ TC.
Mãi đến cuối năm 2011, Mỹ mới thấm thía bài học nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà qua trường hợp TC. Mỹ dồn dập trở lại Á châu, củng cố thế thượng phong của mình trên Thái bình Dương, lập vòng vây TC tứ Ấn nối Úc, lên Nhựt, lần đầu tiên đổ quân lên Úc.
Quá trễ nhưng trễ còn hơn không, là câu nói an ủi của người Mỹ./.

http://www.vietbao.com/D_1-2_4-184888_2-349_15-2/

No comments:

Post a Comment