Chu Phong – Zhu Feng "...Những sự cố ở đập thủy điện Myitsone và sông Mekong che phủ những dự án này, khiến cho Trung Quốc lo sợ sẽ xảy ra một phản ứng dây chuyền có thể phá hỏng nỗ lực kéo dài hai thập kỷ của Trung Quốc..."
Bắc Kinh – Chính sách "láng giềng tốt" của Trung Quốc đang phải chịu áp lực lớn chưa từng thấy; quả nhiên, nó đang ở vào vị thế tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Những va chạm mỗi lúc một nhiều với các nước láng giềng đã gia tăng trong thời gian gần đây.
Từ những tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Phillipines trong vùng biển Đông, đến căng thẳng với Miến Điện và Thái Lan, những mối quan hệ được xem là vững bền, nếu chưa hẳn thân thiện, đã trở nên gay gắt. Việc Miến Điện quyết định hoãn dự án xây đập Myitsone(1) do Trung Hoa tài trợ là một chấn động đối với Trung Hoa. Tương tự, việc giết chết 13 thủy thủ Trung Hoa trên sông Mekong(2) vào đầu tháng 10/2011 là một lời cảnh báo nghiêm khắc rằng vùng biên giới phía Nam Trung Hoa vốn dĩ bình yên gần 20 năm qua, nay giống như một loại láng giềng thù địch nhất.
Đập thuỷ điện Myitsone xây dựng ngay trên hội lưu của 2 dòng sông Mali Hka và N'Mai Hka tạo ra dòng chính của sông Irrawaddy. Đây là một quy định cấm tuyệt đối khi làm đập thuỷ điện của các hiệp hội các dòng sông thế giới, vì nó làm biến đổi khí hậu và huỷ diệt môi trường khu vực cũng như toàn cầu do nguồn nước bị cạn kiệt. (hình của Internet - ND)
Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đặc biệt bất mãn vì vụ giết người trên sông Mekong, điều này chứng tỏ một lần nữa sự bất lực của chính phủ trong việc bảo vệ công dân của mình ở nước ngoài trước vụ thảm sát, mặc dù Trung Quốc gần đây đặt được vị thế cường quốc. Vì vậy có hai câu hỏi tất nhiên được nêu lên: Tại sao các nước láng giềng của Trung Quốc không thèm nhìn ngó đến quyền lợi của họ? Và tại sao chính quyền Trung Hoa, mặc dù uy thế lên cao, càng tỏ ra không có khả năng đảm bảo sinh mạng và quyền lợi thương mại của người Trung Hoa ở nước ngoài?
Những lo lắng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này bao trùm bối cảnh hình thành chính sách của Trung Quốc. Với sự sụp đổ chính quyền của Muammar el-Qaddafi ở Libya, các công ty Trung Hoa mất khoảng 20 tỷ Mỹ kim đầu tư, và chính phủ mới của Libya đã cho biết khó lòng mà thu hồi lại được. Nhiều người Trung Hoa đã tỏ ra lo lắng khi chính phủ quyết định sơ tán công dân Trung Hoa ở Libya, và họ mọng muốn một nỗ lực cưng rắn hơn nhằm bảo vệ tài sản thương mại quốc gia tại đây.
Cũng trong chiều hướng này, lập trường lập lờ của chính phủ Trung Quốc sau này, và hầu như bất ngờ, trong việc chính thức công nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia của phe nổi dậy là đại diện của chính quyền Libya đã làm dấy lên sự khinh bỉ lan rộng trong nước. Dù sao đi nữa, Trung Quốc đã sử dụng vốn liếng chính trị quý giả của mình để phản đối những cuộc không kích của NATO vào lúc mới bắt đầu can thiệp vào Libya, để rồi cuối cùng ủng hộ những lực lượng mà NATO đã giúp lên năm quyền. Đây là một chính sách ngoại giao vị lợi, duy thương mại vô bổ nhất của Trung Hoa.
Đối với phần lớn người Trung Hoa, Libya là một quốc gia xa xôi, nằm ngoài tầm tay của Trung Hoa, vì năng lực hạn chế của Trung Hoa. Vì vậy, người Trung Hoa chấp nhận một cách miễn cưỡng việc khôi phục lại lợi ích thương mại của Trung Hoa ở Libya nếu không muốn nói là không hiểu nổi. Tuy nhiên, Miến Điện và các quốc gia sống quanh sông Mekong khác phải được xem là những "láng giềng tốt", và hoàn toàn nằm trong tầm tay của Trung Hoa, vì vậy sự tức giận của công chúng đối với những mối đe dọa liên quan đến lợi ích của đất nước ở những nơi này rất mãnh liệt.
Những lợi ích đó bao gồm một đường ống dẫn dầu mới chạy từ Miến Điện đến Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Trong khi đó, Trung Hoa cũng đang làm việc trên các dự án "kết nối" - cụ thể là, mạng lưới đường sắt và đường cao tốc nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế và xã hội giữa Trung Hoa với các nước ASEAN. Những sự cố ở đập thủy điện Myitsone và sông Mekong che phủ những dự án này, khiến cho Trung Quốc lo sợ sẽ xảy ra một phản ứng dây chuyền có thể phá hỏng nỗ lực kéo dài hai thập kỷ của Trung Quốc để đạt được sự hội nhập khu vực sâu rộng hơn.
Rõ ràng, chính phủ mới của Miến Điện không muốn làm trầm trọng thêm mối bất hoà tại vùng biên giới vốn không ổn định của họ, nơi mà các nhóm nổi dậy đã sử dụng dự án đập thủy điện để tập hợp lực lượng kêu gọi những cuộc biểu tình mới. Nỗ lực của chính phủ mới ở Miến Điện muốn chia sẻ quyền lực với các lực lượng chính trị trong những vùng bất ổn ở Miến Điện, và như vậy sẽ làm suy yếu quyền lực của các lãnh chúa địa phương, điều này rõ ràng đã đóng góp trong quyết định ngưng xây dựng đập thủy điện Myitsone.
Về phần mình, các nhà đầu tư của Trung Hoa vào việc xây dựng đập Myitsone, họ đã tin tưởng quá sâu đậm vào quan hệ song phương hai nước, mà xem nhẹ các rủi ro chính trị của dự án. Động thái của họ cũng phản ánh tinh thần ỷ lại vào lời cam kết của chính phủ trong chính sách trọng thương, cũng như sự tự mãn của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Hoa, nó chi phối hầu hết những đầu tư ở nước ngoài của Trung Hoa. Với tư duy là làm ăn dưới sự hổ trợ hoặc bảo lãnh của chính phủ khi các công ty này thất bại - họ đã đầu tư một cách phóng túng.
Sự kiện sông Mekong nói lên một câu chuyện ảm đạm khác. Con sông liên kết 5 quốc gia, đã từ lâu nổi tiếng là một nền tảng cho tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, cờ bạc, và buôn lậu. Nền kinh tế đang rộ nở của Trung Hoa đã gia tăng sự tương tác giữa Trung Hoa và các nền kinh tế chợ đen ở khu vực sông Mekong. Vụ giết hại 13 thủy thủ Trung Hoa có liên quan đến xu hướng này. Nhưng phương cách tốt nhất để Trung Hoa có thể tránh những thảm kịch tương tự không phải bằng cách chứng tỏ sức mạnh cơ bắp, mà bằng cách xây dựng hợp tác đa phương nhiều hơn để chống lại tội phạm xuyên quốc gia dọc theo sông Mekong.
Những sự kiện Myitsone và Mekong làm nổi bật mối quan hệ Trung Hoa với các nước láng giềng phía Nam. Hóa ra chính sách láng giềng tốt của Trung Hoa đã chuyển hướng sang thành vấn đề ngoại giao khu vực tại những vùng xa lạ
Thật vậy, những quốc gia láng giềng của Trung Hoa sẽ không xem trọng quyền lợi của Trung Hoa trừ khi và cho đến khi Trung Hoa bắt đầu cung cấp những lợi ích thiết yếu - không riêng gì về thương mại mà còn là việc xây dựng những chính quyền khu vực trên cơ sở pháp trị, tôn trọng nhân quyền, và tăng trưởng kinh tế khu vực. Nếu không, sự đổ vỡ như những sự kiện ngưng xây dựng đập thuỷ điện Myitsone và giết người Trung Hoa dọc theo sông Mekong sẽ tái phát. Nó tạo cho Trung Quốc cảm giác bị cô lập và hoảng hốt sâu đâm hơn.
Project Syndicate
BS Hồ Hải dịch
Trọng Khiêm hiệu đính
BS Hồ Hải dịch
Trọng Khiêm hiệu đính
Bài viết gốc: China’s Trouble with the Neighbors
Ông Chu Phong (Zhu Feng - 朱锋) là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược, thuộc Đại học Bắc Kinh.
Ghi chú của người dịch:
(1) Sự kiện đập thuỷ điện Myitsone: Vào ngày 30/9/2011 chính phủ Miến Điện thông báo ngưng dự án đang xây dựng đập thuỷ điện Myitsone trên sông Ayeryawady hay còn có tên là sông Irrawaddy. Nó là con sông lớn nhất ở Miến Điện chảy theo hướng Bắc Nam có độ dài khoảng 2170km. Sông Irrawaddy này hợp lưu bỡi 2 nhánh sông Mali Hka từ tây bắc Miến Điện và dòng N’Mai Hka từ phía đông bắc miến Điện. Dòng Mali Hka bắt nguồn từ phía tây nam dãy núi Hymalaya thuộc Tây Tạng. Dòng N’Mai Hka bắt nguồn từ bang Kachin phía Bắc Miến Điện nó cũng có nguồn gốc từ phía Nam Tây Tạng, nhưng ở đông nam dãy Hymalya. Đây là một thất bại lớn của ngoại giao Trung Hoa.
Bản đồ sông Irrawaddy ở Miến Điện
(hình internet)
(2) Sự kiện giết người dân Trung Hoa trên sông Mekong: Vào ngày 05/10/2011 13 công dân Trung Hoa là thuyền viên đã bị 9 binh sĩ Thái Lan giết chết. Chính phủ Thái Lan tuyên bố sau khi bắt 9 binh sĩ với lời khai báo là họ hành động theo lệnh của thế giới ngầm mafia của địa phương, chứ không phải do lệnh của chính quyền Thái Lan.
http://ethongluan.org/component/content/article/936-rac-roi-cua-trung-hoa-voi-cac-nuoc-lang-gieng.html
No comments:
Post a Comment