Phạm Toàn dịch - Bùn độc của nhà máy Ajka, thảm họa ngày 4 tháng Mười năm 2010 tại Hungary. © DRNăm 2010, một đợt bùn đỏ mang chất độc từ nhà máy alumin Ajka như thủy triều tràn về các làng xung quanh. Hôm nay vùng này đã được phục hồi. Một tấm gương soi.
Một
năm sau thảm kịch ở làng Kolontár và làng Devecser, chúng tôi quay lại
hai ngôi làng Hungary này nơi đã bị nhấn chìm trong đợt nước mang độc tố
tràn ra từ một nhà máy alumin địa phương. Thảm họa này là một thử thách
với chính quyền Hungary, một phép đo dường như là họ đã cao tay vượt
qua nổi. Ngày 4 tháng Mười năm 2010, hai làng nằm ở phía Tây Hungary đã
bị chìm dưới một dòng thác bùn đỏ. Không dưới 700.000 mét khối nước có
chứa độc tố ăn mòn [nhà máy này dùng kỹ thuật hòa tan xút ăn da để sản
xuất oxit nhôm, loại kỹ thuật tạo ra rất nhiều bùn lỏng có độ pH rất
cao], đã tràn ra khỏi các bể chứa của nhà máy alumin Ajka. Thảm họa này
làm mười người chết và 150 người bị thương, phá hủy hàng chục khu dân cư
và toàn bộ cây cỏ trên khu vực hay xã này.
Một năm sau sau vụ “làn sóng đỏ” này, cuộc sống đã trở lại ở Kolontár
và Devecser. Dân chúng đã trở về những ngôi nhà mới và giới chức địa
phương tự khen là đã nhanh chóng phản ứng trước thảm kịch. Thoạt nhìn
thì thấy xã Kolontár đang sống êm đềm. Những người sống sót sau vụ thảm
họa nay đã dọn về ngôi làng như thể được một bàn tay vô hình cho mọc
chồi lên trên đồi, cao hơn vị trí cũ. Nhưng các dấu tích thảm họa vẫn
còn thấy rõ: đường sá phủ một lớp tráng màu đỏ trên bề mặt, và cả những
đồ vật như xe đạp và các thứ đồ bỏ đi khác bên vệ đường cũng thế. Erzsi
Juhász là một nạn nhân chính của “cơn Tận Thế màu đỏ” này. Người đàn bà
30 tuổi sinh sống ở Kolontár này có hai con. Đứa con gái nhỏ của bà khi
lũ bùn xảy ra mới 14 tháng, đã chết và con gái lớn khi đó lên 4 thì chút
nữa bị mù. “Tất cả bắt đầu với một tiếng ầm trầm đục. Khi đó tôi còn ở trong bếp. Năm phút sau, cả ngôi nhà tôi đã đầy bùn đỏ”,
chị vừa khóc vừa kể. Con nhỏ của bà bị sóng bùn đỏ cuốn đi, còn cháu bé
kia thì bị bỏng mắt. Số phận trớ trêu, chồng chị và em rể chị đều làm
trong nhà máy alumin đó.
Chính quyền Hungary đã
thống kê chính xác tất cả những ai mất nhà hoặc thương tích, đề phòng
khai man. Việc tái thiết xã này tốn tất cả là 130 triệu euro. Các doanh
nghiệp được Nhà nước kêu gọi làm công việc tái thiết này đã không tính
đến lợi nhuận. Những nạn dân được quyền di cư sang các khu vực khác,
nhưng chỉ có ba mươi người trong tổng số tám trăm người bị nạn di
chuyển. Do chỗ nguồn sống của một phần ba số dân hai xã là nông nghiệp,
nên chính quyền đã đào bóc 30 centimet đất trên toàn bộ diện tích trồng
trọt bị ngập nước có xút. Không bóc đi như thế thì chẳng trồng trọt gì
được.
472 triệu euro phạt
Cho
tới nay, cả Nhà nước Hungary lẫn các chuyên gia đều không thể tiên đoán
được trong những năm tới sức khỏe của người dân các vùng này sẽ bị tác
hại tới đâu.
“Hàng ngày, người ta vẫn đo độ
pH trong nước, đo chất lượng khí trời và đất. Dân vẫn còn sợ lắm, họ
không uống nước vòi và chọn cách mua nước đóng chai thôi. Không thể
trách họ được, xã trưởng Károly Tili nói. Nhà máy alumin Ajka, bị
coi là thủ phạm rò rỉ chất độc, đã bị tuyên phạt 472 triệu euro vì vụ
thảm họa môi trường này. Ban giám đốc nhà máy cho biết họ không thể trả
món tiền phạt này. Nhà máy đã thực sự tham gia vào việc thống kê các
thiệt hại. Nhà máy mất toàn bộ khách hàng, chẳng còn ai muốn dây với một
doanh nghiệp mang cái vạ tầy đình này.
Tham khảo
Vụ
vỡ đê bao hồ chứa tại xí nghiệp Magyar Alumin Ajka là nguyên nhân thảm
họa bùn đỏ ngày 4 tháng Mười năm 2010. Hơn một triệu mét khối bùn đỏ –
có lẫn cả nước thải khai khoáng chứa kim loại nặng – đã tràn ra bảy ngôi
làng. Theo tổ chức phi chính phủ Greenpeace, tác hại môi trường rất
lớn. Ngảy cả khi chính phủ có những biện pháp giải ô nhiễm hữu hiệu, thì
các tổ chức bảo vệ môi trường vẫn không hài lòng. Các tổ chức này cho
rằng bụi bùn đỏ khô đã thâm nhập vào đất và vào những lớp nước ngầm.
Những phân tử bụi bùn đỏ này chứa kim loại nặng. Ngoài ra, sông Danube
nằm kề đó cũng bị bùn đỏ và nước có độc tố trôi xuống, song“chẳng bị pháp luật quốc tế xét đến”, tổ chức Robin des bois
nhấn mạnh. Sau nữa, các nhà hoạt động xã hội trách chính phủ Hungary
không quan tâm đến việc quản lý các chất thải công nghiệp như các hồ
chứa bùn đỏ này. Mới đây thôi, một bể chứa tương tự cũng bị tổ chức
Greenpeace phát hiện là đặt nằm quá gần sông Danube.
http://boxitvn.blogspot.com/2011/10/tai-hungary-mot-nam-sau-cuoc-tan-mau-o.html#more
No comments:
Post a Comment