Tác giả: Philippe Papin và Laurent Passicousset
Người dịch: Hoàng Hà Bản tiếng Việt của trang: Anhbasam
Nhà xuất bản l’Archipel: Đây là cuốn sách thứ 6 nằm trong bộ sách “Đất nước và con người”. Trước đó, năm 2006 đã có cuốn “Tunisie – đất nước của những điều nghịch lý”, năm 2008: “Israel liệu có tồn tại?”, “Hussein, cha và con” và “Sống với người Trung Quốc”. Năm 2009 có cuốn “Sống với người Mỹ”.
Mục lục
Lời tựa………………………………………………………………tr 13
Đề dẫn…………………………………………………………………..tr 17
Lần đầu đi chơi tỉnh………………………………………………tr 21
Đường kẻ đỏ chói tai…………………………………………………tr 21
Đảo cán bộ……………………………………………………………tr 25
Thời luận nhỏ về một âm mưu lớn…………………………………tr 29
Ngoại ô cuối cùng, giới hạn đầu tiên………………………………tr 34
Đất cũ, thách thức mới……………………………………………..tr 37
Sống giữa hai cơn bão………………………………………….tr 43
Cơn bão chết người tầm thường………………………………….. tr 44
Hội An: ngập lụt hàng thế kỷ…………………………………….. tr 52
Quảng Ngãi: tàn phá bên bờ biển…………………………………tr 57
Mái trường thân yêu………………………………………….. tr 63
Trường tư nơi “hổng” trường công……………………………… tr 64
Trường công: thu chính, thu phụ……………………………….. tr 74
“Hối lộ hợp pháp”………………………………………………. tr 79
Ở bậc học cơ sở thế tốt rồi, lên trung học có thể làm tốt hơn…… tr 83
Công-Tư: trò ảo thuật cũ rích………………………………… tr 89
Thăng trầm một gia đình doanh nhân…………………………… tr 90
1975: Hà Nội gặp thị trường……………………………………. tr 95
Muốn cứu chế độ, phải cứu Nhà nước!…………………………………. tr 101
Công-Tư: tù mù………………………………………………… tr 104
Nền y tế thiếu đồng bộ ……………………………………. tr 111
Đời sống hai mặt của Hùng, một bác sĩ giỏi………………….. tr 112
Đau đớn và giải thoát…………………………………………. tr 116
“Bàn tay nhờn mỡ của công chức”………………………… tr 123
Những chân gỗ khó tránh và tốn kém…………………………. tr 124
Tuân thuyết phục các bạn ra sao?……………………………….tr 128
Nhà công vụ và bất động sản…………………………………..tr 134
Các yếu tố làm trầm trọng thêm tình hình: tản quyền và mua chuộc cán bộ………………………………………………………………tr 137
Người ta cảm thấy gì và nghĩ gì?……………………………….tr 144
Trò chơi phong bì, ai được ai mất?……………………………..tr 149
Hiên, một trường hợp kết nạp đảng điển hình……………..tr 153
Tiếp cận và vận động kết nạp………………………………………tr 154
Kiểm tra và kết nạp………………………………………………..tr 158
Chi bộ đảng hoạt động như thế nào?……………………………….tr 165
Càng trong đảng, càng ít làm chính trị……………………………..tr 171
Quân đội: Nhà nước trong Nhà nước, Đảng trong Đảng……….. tr 179
Cán bộ dân sự học quân sự………………………………………….tr 179
Dịch vụ cho người nghèo và người “không nơi nương tựa”………..tr 184
Giải ngũ, tái vũ trang……………………………………………..tr 189
Lực lượng dân quân trong công sở, nhà máy…………………….tr 192
Tự chủ và làm ăn trong quân đội…………………………………tr 195
Tư nhân hoá một phần rất nhỏ các doanh nghiệp quân đội………tr 199
Rắc rối những đối tượng bất đồng chính kiến…………………….tr 202
Bạn của người có thể “xin lại cái quần đùi”………………………tr 205
Việc làm: “Tay làm hàm nhai”…………………………………tr 211
Chim non tìm tổ……………………………………………………tr 211
Kinh tế tư nhân hay phi chính thức?………………………………..tr 215
Việt Nam cũng có thất nghiệp………………………………………tr 223
Sống chui trong thành phố………………………………………….tr 226
Xuất khẩu lao động ư? Vay nợ đi trước đã!……………………………… tr 235
Mất đất!…………………………………………………………tr 243
Tam Đảo, nông dân rời ruộng……………………………………..tr 245
Một thày bói thạo tin giải toả………………………………………tr 250
Nông dân: một gương mặt điển hình, vinh quang và quen thuộc….tr 253
“Bỏ” nhà được đền bao nhiêu?…………………………………………………..tr 258
Nhà ở xã hội thành đối tượng đầu cơ……………………………….tr 261
Đất xanh bóng trắng…………………………………………………tr 265
Chiến lược vét đồ rơi vãi……………………………………………tr 271
Nhà đầu cơ dễ mến………………………………………………tr 275
Hệ thống chia phần: ăn mồi có tổ chức……………………………..tr 277
Hà Nội, sào huyệt của giới đầu cơ………………………………….tr 283
Tôn giáo: Trời hay đất?………………………………………………………tr 287
Một câu chuyện tôn giáo với hai nhát bào………………………..tr 288
Công giáo: Thoả hiệp và kháng cự………………………………..tr 292
Nhà thờ được người ngoại đạo ủng hộ…………………………….tr 296
Đạo phật bị chia nhỏ……………………………………………….tr 298
Sự quan liêu hoá thận trọng của các tôn giáo………………………tr 302
Thánh hoá chính trị…………………………………………………tr 305
Đầu óc phê phán và chế giễu dưới chế độ độc đảng……………tr 307
Giới trí thức mưu mẹo……………………………………………..tr 308
Ngôn từ nước đôi và trở mặt……………………………………….tr 313
Khi nhà báo muốn đưa tin………………………………………….tr 316
Khi tự kiểm duyệt làm tê liệt……………………………………….tr 323
Bà Anastasie trong những bộ đồ nhàu nát………………………… tr 328
Những kẻ chế nhạo………………………………………………… tr 333
“Người buôn gió”…………………………………………………..tr 338
Blog, bất đồng chính kiến, Trung Quốc: khi chính quyền thấy sợ……………………………………………………………… tr 343
Blog, “thông tấn xã vỉa hè”……………………………………….tr 344
Blog và Bloc (khối): sự kết hợp bất đồng chính kiến…………….tr 349
Những phiên toà bất công để sân khấu hoá sự bất công……………tr 353
Trên Internet, các “thế lực thù địch xúi giục bất ổn”………………tr 357
Bóng đen Trung Hoa, bùng nổ chủ nghĩa dân tộc………………….tr 360
Sợ vết dầu loang……………………………………………………tr 364
Sao cho 100 hình ảnh này lan xa!…………………………………..tr 369
Đề dẫn…………………………………………………………………..tr 17
Lần đầu đi chơi tỉnh………………………………………………tr 21
Đường kẻ đỏ chói tai…………………………………………………tr 21
Đảo cán bộ……………………………………………………………tr 25
Thời luận nhỏ về một âm mưu lớn…………………………………tr 29
Ngoại ô cuối cùng, giới hạn đầu tiên………………………………tr 34
Đất cũ, thách thức mới……………………………………………..tr 37
Sống giữa hai cơn bão………………………………………….tr 43
Cơn bão chết người tầm thường………………………………….. tr 44
Hội An: ngập lụt hàng thế kỷ…………………………………….. tr 52
Quảng Ngãi: tàn phá bên bờ biển…………………………………tr 57
Mái trường thân yêu………………………………………….. tr 63
Trường tư nơi “hổng” trường công……………………………… tr 64
Trường công: thu chính, thu phụ……………………………….. tr 74
“Hối lộ hợp pháp”………………………………………………. tr 79
Ở bậc học cơ sở thế tốt rồi, lên trung học có thể làm tốt hơn…… tr 83
Công-Tư: trò ảo thuật cũ rích………………………………… tr 89
Thăng trầm một gia đình doanh nhân…………………………… tr 90
1975: Hà Nội gặp thị trường……………………………………. tr 95
Muốn cứu chế độ, phải cứu Nhà nước!…………………………………. tr 101
Công-Tư: tù mù………………………………………………… tr 104
Nền y tế thiếu đồng bộ ……………………………………. tr 111
Đời sống hai mặt của Hùng, một bác sĩ giỏi………………….. tr 112
Đau đớn và giải thoát…………………………………………. tr 116
“Bàn tay nhờn mỡ của công chức”………………………… tr 123
Những chân gỗ khó tránh và tốn kém…………………………. tr 124
Tuân thuyết phục các bạn ra sao?……………………………….tr 128
Nhà công vụ và bất động sản…………………………………..tr 134
Các yếu tố làm trầm trọng thêm tình hình: tản quyền và mua chuộc cán bộ………………………………………………………………tr 137
Người ta cảm thấy gì và nghĩ gì?……………………………….tr 144
Trò chơi phong bì, ai được ai mất?……………………………..tr 149
Hiên, một trường hợp kết nạp đảng điển hình……………..tr 153
Tiếp cận và vận động kết nạp………………………………………tr 154
Kiểm tra và kết nạp………………………………………………..tr 158
Chi bộ đảng hoạt động như thế nào?……………………………….tr 165
Càng trong đảng, càng ít làm chính trị……………………………..tr 171
Quân đội: Nhà nước trong Nhà nước, Đảng trong Đảng……….. tr 179
Cán bộ dân sự học quân sự………………………………………….tr 179
Dịch vụ cho người nghèo và người “không nơi nương tựa”………..tr 184
Giải ngũ, tái vũ trang……………………………………………..tr 189
Lực lượng dân quân trong công sở, nhà máy…………………….tr 192
Tự chủ và làm ăn trong quân đội…………………………………tr 195
Tư nhân hoá một phần rất nhỏ các doanh nghiệp quân đội………tr 199
Rắc rối những đối tượng bất đồng chính kiến…………………….tr 202
Bạn của người có thể “xin lại cái quần đùi”………………………tr 205
Việc làm: “Tay làm hàm nhai”…………………………………tr 211
Chim non tìm tổ……………………………………………………tr 211
Kinh tế tư nhân hay phi chính thức?………………………………..tr 215
Việt Nam cũng có thất nghiệp………………………………………tr 223
Sống chui trong thành phố………………………………………….tr 226
Xuất khẩu lao động ư? Vay nợ đi trước đã!……………………………… tr 235
Mất đất!…………………………………………………………tr 243
Tam Đảo, nông dân rời ruộng……………………………………..tr 245
Một thày bói thạo tin giải toả………………………………………tr 250
Nông dân: một gương mặt điển hình, vinh quang và quen thuộc….tr 253
“Bỏ” nhà được đền bao nhiêu?…………………………………………………..tr 258
Nhà ở xã hội thành đối tượng đầu cơ……………………………….tr 261
Đất xanh bóng trắng…………………………………………………tr 265
Chiến lược vét đồ rơi vãi……………………………………………tr 271
Nhà đầu cơ dễ mến………………………………………………tr 275
Hệ thống chia phần: ăn mồi có tổ chức……………………………..tr 277
Hà Nội, sào huyệt của giới đầu cơ………………………………….tr 283
Tôn giáo: Trời hay đất?………………………………………………………tr 287
Một câu chuyện tôn giáo với hai nhát bào………………………..tr 288
Công giáo: Thoả hiệp và kháng cự………………………………..tr 292
Nhà thờ được người ngoại đạo ủng hộ…………………………….tr 296
Đạo phật bị chia nhỏ……………………………………………….tr 298
Sự quan liêu hoá thận trọng của các tôn giáo………………………tr 302
Thánh hoá chính trị…………………………………………………tr 305
Đầu óc phê phán và chế giễu dưới chế độ độc đảng……………tr 307
Giới trí thức mưu mẹo……………………………………………..tr 308
Ngôn từ nước đôi và trở mặt……………………………………….tr 313
Khi nhà báo muốn đưa tin………………………………………….tr 316
Khi tự kiểm duyệt làm tê liệt……………………………………….tr 323
Bà Anastasie trong những bộ đồ nhàu nát………………………… tr 328
Những kẻ chế nhạo………………………………………………… tr 333
“Người buôn gió”…………………………………………………..tr 338
Blog, bất đồng chính kiến, Trung Quốc: khi chính quyền thấy sợ……………………………………………………………… tr 343
Blog, “thông tấn xã vỉa hè”……………………………………….tr 344
Blog và Bloc (khối): sự kết hợp bất đồng chính kiến…………….tr 349
Những phiên toà bất công để sân khấu hoá sự bất công……………tr 353
Trên Internet, các “thế lực thù địch xúi giục bất ổn”………………tr 357
Bóng đen Trung Hoa, bùng nổ chủ nghĩa dân tộc………………….tr 360
Sợ vết dầu loang……………………………………………………tr 364
Sao cho 100 hình ảnh này lan xa!…………………………………..tr 369
Lời tựa
Lời
kết mỉa mai của cuốn sách thật hay này chính là chìa khoá. Ban đầu tôi
cũng tự hỏi không hiểu cái cảm giác về một sự rõ ràng, tươi mát, “mới
mẻ” hoàn toàn khi đọc cuốn sách tìm hiểu thực tế Việt Nam này ở đâu ra.
Câu trả lời hoá ra lại đơn giản: đó là do các tác giả đã hoàn toàn bỏ
qua các định kiến, mà suy cho cùng các định kiến ấy là do tính chuộng
ngoại lai mà ra. Chuộng ngoại lai hiểu cho đúng cũng là một dạng dối
trá. Bao giờ cũng dối trá. Chính nó ve vãn và làm khách du lịch lạc lối.
Chúng
ta hãy cùng nhớ tới những lời quảng cáo năm này qua năm khác mời gọi ta
lên đường. Phần lớn những lời quảng cáo này đều có một tính hai mặt
đáng ngờ. Đó chính là nghịch lý căn bản của mỗi chuyến đi, mỗi khám phá
(rởm). Có thể tóm lại trong vài từ. Thứ mà chúng ta đi tận chân trời góc
bể để kiếm tìm, thứ “ngoại lai” rởm ấy chẳng qua cũng chỉ là “đồ sơn”
mà thôi. Cái cứ tưởng là “nơi khác” ấy khiến chúng ta bỏ tiền ra mua lời
hứa hẹn trong các ca ta lô của các hãng lữ hành chuyên nghiệp, nó là
một trò dối trá thô thiển nhằm đáp ứng một nhu cầu mà ta có thể tạm coi
là chủ nghĩa tiêu thụ.
Cái chúng ta
tìm kiếm một cách bản năng khi rời khỏi quê hương, khỏi thường nhật,
khỏi môi trường quen thuộc, đó không chỉ là vẻ đẹp đặc thù của phong
cảnh hay công trình. Chúng ta còn hy vọng sẽ có thêm chút gì thật là
khác thường, một sự lạ nước lạ cái hoàn toàn, một sự “khác biệt” càng
lớn càng tốt. Đi thăm chợ ả rập, phố Ấn độ hay đường mòn châu Phi, chúng
ta muốn được sửng sốt trước những người đàn ông và đàn bà có cách sống
khác, truyền thống khác và thế giới quan khác. Khác tuyệt đối.
Tất
cả những sản phẩm báo chí nói về lữ hành chẳng qua cũng chỉ nhằm tụng
ca một cách ít nhiều khéo léo về sự “khác biệt” này. Phụ nữ cao cổ ở
Myanmar, thầy tu khổ hạnh ở Bénarès, người Inuit ở Groenland, nông dân
còng lưng dưới ruộng ở Việt Nam: đó là sự lạ mà các hãng lữ hành mời
chúng ta tận hưởng.
Vậy mà, cách nhìn
thế giới như vậy là ngược lại với sự thật. Trước hết, cái mà chúng ta
cho là đẹp như tranh thường là do tác động của nghèo đói. Cái mà chúng
ta cho là thú vị (những đám đông chân trần lê bước ở châu Phi, những
thành phố lúc nhúc loè loẹt, những bà nông dân còng lưng gánh củi,
.v.v.), lại chính là nỗi khốn cùng của người trong cuộc. Trong cái cách
mà khách du lịch lượn quanh các chợ nhòm ngó, máy ảnh nháy lia lịa, có
chút gì đó hơi dã man.
Sau đó, phải
thấy là cả thế giới đã thay đổi, nhất thể hoá, đô thị hoá và phát triển.
Những cô bé chăn dê ở châu Phi ngày nay nghe nhạc techno bằng máy kỹ
thuật số; sư sãi ở Việt Nam đi taxi và học vi tính; các dân tộc trên thế
giới cũng, giống như chúng ta, muốn tham gia vào tất cả những gì gọi là
toàn cầu và sự đơn điệu của nó. Sự tầm thường hoá hành tinh đương nhiên
làm chúng ta không thoả được cơn khát ngoại lai. Nó làm ta bực bội. Nên
ta cứ có xu hướng muốn giữ lại sự hư cấu về cái đẹp đẽ đã qua, nhốt
người dân các xứ sở xa xôi trong nhà tù của sự khác biệt. Để đạt được
mục đích ấy, ta sẽ lại sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng, còn giả hơn
cả đề co sân khấu; ta sẽ quay phim như thể đó là một vườn bách thú màu
sắc khổng lồ. Ta sẽ đòi các dân tộc phải giống y hệt ý ta.
Tôi
vẫn còn nhớ một câu chuyện được nghe ở châu Đại dương. Ở quốc đảo
Fidji, chính phủ năm nào cũng yêu cầu nhân dân không mặc quần áo kiểu
phương Tây trong mùa du lịch để khỏi làm khách thất vọng. Nói thế là đủ
hiểu.
Thực ra nước nào cũng có nét
ngoại lai đặc thù của mình và cả một bộ sưu tập các hình ảnh mà người ta
thường quen gán cho nơi ấy. Đối với trường hợp Việt Nam, các hình ảnh
định sẵn ấy trong đầu óc chúng ta có nhiều tầng nghĩa. Tất nhiên trong
đó có những hình ảnh về vẻ đẹp rực rỡ của phong cảnh. Ngay cuối thế kỷ
XIX, những người đầu tiên phát hiện ra Việt Nam đã mê đắm kể về những
ruộng lúa bát ngát bao quanh là những rặng núi ẩn hiện trong mây. Họ tả
về những ruộng lúa sắp xếp khéo léo như những tổ ong, phân cách đất và
nước từng xăng ti mét một, tới tận chân trời; những ô bờ đê bằng đất sét
bao lấy những người đàn bà oằn vai dưới sức nặng của chiếc đòn gánh;
những động tác và nhịp điệu ấy – những chiếc gầu tưới mà hai người đàn
ông đứng đối mặt cùng nhịp nhàng kéo nước, những con trâu bì bõm trong
nước ngập tới nửa ống chân.
Bổ sung
vào những tụng ca dai dẳng về vẻ đẹp địa lý – quả thật là không thể chối
cãi -, qua thời gian còn có thêm những kỷ niệm về thời thực dân và các
cuộc chiến tranh liên tiếp diễn ra sau đó. Lính Pháp, những cựu binh
Đông Dương, đã góp phần lớn vào việc làm cho đất nước này có một sự “mê
hoặc” đặc biệt. Lính thuỷ đánh bộ Mỹ, vượt qua nỗi đau thể xác và tinh
thần, đã phát triển, và làm lan truyền, một nỗi nhớ Việt Nam lạ lùng và
da diết. Thậm chí họ còn chế ra từ “namstalgie” để chỉ nỗi nhớ này. Qua
bao năm lắng lại, tất cả những hình ảnh này cuối cùng đã tạo ra một Việt
Nam tưởng tượng, một Việt Nam ảo trong đó đời sống của nhân dân ra sao,
xã hội (thực) biến chuyển thế nào ít ai quan tâm. Phần lớn sách báo và
sách hướng dẫn du lịch ở các nước phương Tây đều nói tới nước Việt Nam
tưởng tượng này.
Trong khi đó, nước
Việt Nam thật lại rất ít được biết đến – giống như phía kia của mặt
trăng. Philippe Papin và Laurent Passicousset sẽ giúp chúng ta khám phá
“mặt khuất” này. Để làm được như vậy họ có một thái độ bình tĩnh – thậm
chí hài hước nhẹ nhàng – mà chỉ những người hiểu tường tận đất nước và
ngôn ngữ này mới có được, mà những người như vậy đâu có nhiều.
Với
tất cả những ai, giống như người viết những dòng này, yêu mến Việt Nam
từ lâu nay, với những ai tưởng rằng mình có chút hiểu biết về đất nước
này, có được cuốn sách này quả là duyên trời định, tuy nghe có vẻ nghịch
lý. Khách quan nhưng uyên bác, xây dựng nhưng phê phán, những trang
sách đưa ta thẳng đến thực tế, một thực tế trần trụi nhưng đáng say mê
của một đất nước.
Jean-Claude Guillebaud
Đề dẫn
Với
số dân 90 triệu và nằm ở giữa Đông Nam Á và Đông Á, có thể nói Việt Nam
là một đất nước có vị thế quan trọng. Ấy thế mà còn nhiều điều về đất
nước này mọi người vẫn chưa được biết. Nguyên nhân là do cách trở xa
xôi, hẳn là vậy rồi, nhưng còn bởi những biến cố lịch sử gần đây đã dựng
lên trước đất nước này một tấm màn chiếu phẳng không góc cạnh. Và người
xem bị hút vào những hình ảnh nối tiếp nhau trên cái khuôn hình đó: nào
là Đông Dương, nào là Điện Biên Phủ, nào là chiến tranh và bom na-pan,
nào là những cảnh trực thăng Mỹ lượn đi lượn lại hay sự sụp đổ của chế
độ Sài gòn. Tất nhiên người ta có thể làm cho cái màn hình này dịch
chuyển, nhưng khi đó người ta lại thấy những hình ảnh khác hiện ra: một
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản dân tộc, hay những tấm áp
phích tuyên truyền, và hình ảnh búa liềm. Khi những hình ảnh này trôi
qua, một loạt những hình ảnh mới mẻ hơn, song chẳng kém phần biểu trưng
và loá mắt lại xuất hiện.
Đằng sau
tấm màn đó mới là một đất nước thực sự đang cựa mình. Dường như nó không
thể được tiếp cận. Khi ta không biết ngôn ngữ của người dân bản địa thì
đương nhiên việc giao tiếp với họ bị hạn chế. Còn những tiếp xúc nghề
nghiệp mang tính hình thức xã giao, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mà
thôi. Khi chỉ đi lướt qua thì tất nhiên chẳng thể nào thấy được gì
nhiều. Nhưng khi ta lưu lại đây lâu thì lại thấy quá nhiều điều đang
diễn ra. Quả vậy, giờ nếu ta đặt câu hỏi đâu là xứ sở đang chuyển động,
đang sôi lên sùng sục, đang đổi thay liên tục đến nỗi chẳng một ai có
thể đưa ra được một nhận định chắc chắn, thì câu trả lời chính là Việt
Nam. Từ khi Việt Nam mở cửa ra thế giới vào năm 1994, đất nước này chưa
hề vượt qua được một chặng đường dài kì tích như người ta vẫn thường
được nghe đi nghe lại quá nhiều. Mọi người đã quá quen với lề lối cũ,
đến mức một thay đổi nhỏ nhất dù là trước đây hay bây giờ đều được xem
như một sự đảo lộn. Điều đó cũng đúng ngay cả với những điều giản đơn
nhất, chẳng hạn như: từ bỏ chiếc áo bông trấn thủ, chiếc mũ cối xanh hay
đôi dép cao su Bác Hồ; việc thay chiếc mũ nồi xứ bas-kơ bằng chiếc mũ
lưỡi trai kiểu Mỹ; việc mặc quần tất; sự xuất hiện của những chiếc váy
in hoa hay những hoạ tiết nữ tính; và cả việc hạ những chiếc loa phóng
thanh công cộng hay việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư
đường; cuối cùng là quyền phát ngôn, quyền đi lại trong nước và ra nước
ngoài…
Sự đồng nhất cách ăn mặc và
lối nghĩ vốn đã làm người ta bối rối cách đây hai mươi năm giờ đây đã
nhường chỗ cho những sắc thái và quan điểm đa dạng mà ngày nào cũng đập
vào mắt ta. Quả thực là xã hội Việt Nam đã trở thành một cơ cấu phức
hợp, góc cạnh hơn, nhất là trên phương diện kinh tế hay văn hoá, duy chỉ
có hệ thống chính trị dường như có phần biến đổi chậm hơn. Xã hội Việt
Nam đã lật qua một số trang cũ và đã viết thêm vài trang mới. Xã hội đó
đã trở lại là một quần thể được cấu thành từ vô số những cá thể mà không
dễ để ai đó làm phẳng đi. Nó khởi phát từ thành thị, từ nông thôn, từ
bắc chí nam, cho tới miền trung, từ những miền đồng bằng và miền núi, từ
những người giàu và người nghèo, từ lớp người trung lưu mới nổi, từ
giới trẻ, từ người già, từ những cán bộ chính trị, những doanh nhân, rồi
dân ghiền Internet. Hơn bao giờ hết, Việt Nam và người Việt Nam giờ đây
đang chuyển hoá từ đơn thể sang đa thể. Khi ta chối bỏ sự đa dạng này,
khi ta nhìn cuộc sống qua mặt phẳng được bào nhẵn và xem xét con người
bằng những chiếc thước đo, ta sẽ không tránh khỏi sa vào cái mớ những sự
khái quát và những lối nghĩ rập khuôn vốn đã được nghe đi nghe lại quá
nhiều rồi: chúng tôi đã tập hợp tất cả những thứ đó, để thay lời kết
luận cuốn sách này.
Ngay khi đọc
những chương đầu của cuốn sách, độc giả sẽ hiểu ra rằng mục đích của
chúng tôi không phải là chỉ ra phần nổi – bởi lẽ đó là những thứ chẳng
mấy chốc sẽ được coi là chuyện dân gian ở những xứ sở xã hội chủ nghĩa
nhiệt đới -, mà là thực sự giới thiệu những gì ở đằng sau tấm rèm. Những
chuyện đó lại không hề xa lạ với chúng tôi. Chúng tôi đã lục lọi ở
những chốn đó từ hai mươi năm nay và chúng tôi thậm chí nắm giữ cả chìa
chính và chìa phụ để mở một vài cánh cửa (chúng tôi không có chìa để mở
mọi cánh cửa).
Việc chúng tôi tìm
cách tìm hiểu và miêu tả mọi người sống như thế nào giải thích những nỗ
lực của chúng tôi để định lượng, để đếm, sắp xếp lại những thông tin mà
chúng tôi đã thu thập trên thực tế, thuật lại những tình huống xác thực
và những trải nghiệm cụ thể. Mối bận tâm đó của chúng tôi cũng minh
chứng một điểu rằng tiêu chí duy nhất mà chúng tôi đã theo đuổi là nói
những gì có thực dù ở mức độ nào đi nữa.
Dẫu
sao, xét ở một góc độ khác thì đất nước này vẫn là một cơ cấu đơn nhất,
một bức tường chắn vững chắc, một chiếc mỏ neo bám chặt vào đất và
không lay chuyển: đó là chính thể một Đảng duy nhất. Đảng đó chưa bao
giờ bị những xu hướng khác thẩm thấu, chưa bao giờ bị chia rẽ hay rạn
nứt; và dù bản thân chính Đảng đó đang đứng trước nhu cầu phải thay đổi
thì điều đó cũng không ngăn cản Đảng vạch ra cái vòng tròn để giới hạn
những gì người ta có thể nói và có thể làm. Và thế là quyền lực tuyệt
đối của Đảng đã thống nhất những sự khác nhau, từ cực này cho tới cực
kia của đất nước, người ta không có sự lựa chọn nào khác là phải qui
thuận theo. Người ta cũng không thể không tính đến sự tồn tại của Đảng,
bởi lẽ sự ảnh hưởng của nó lan toả trong mọi lĩnh vực của đời sống
thường ngày dù ở những mức độ khác nhau. Bởi vì con người ta không phải
là những cỗ máy, cho nên mục đích thực sự của cuốn sách này là miêu tả
chi tiết mối quan hệ, sự không tương thích cũng như nguyên lí giải thích
tại sao cái cuộc sống hàng ngày này lại không hề diễn ra hoàn toàn đúng
theo những gì mà ý chí chính trị mong muốn.
Ngay
khi ta đề cập tới các vấn đề về chính trị, về nhà nước, về hệ thống
kinh tế được tầng lớp lãnh đạo xã hội tạo dựng nhằm đảm bảo lợi ích lớn
nhất cho mình, tất yếu ta sẽ nghe thấy những lời phê phán. Chúng tôi đã
không hề né tránh những chỉ trích đó, bởi vốn dĩ chúng tôi luôn trung
thành với nguyên tắc của mình là luôn theo sát những gì con người đã
trải nghiệm, nhất là những ai ít được phát biểu nhất. Đó không chỉ là
những lời bàn tán giễu cợt đâu đó vốn đã luôn tồn tại, mà là một luồng
dư luận trái chiều thực sự, một luồng dư luận đang hình thành và đang có
xu hướng tách ra thành nhóm. Nhóm này đang bị xử lí nghiêm khắc. Chúng
ta lại không thể nhắm mắt làm ngơ và hành động như thể tất cả mọi người
đều đồng tình với những diễn biến mới đây liên quan tới chính quyền.
Những
lời chỉ trích chúng tôi đưa ra chẳng hề làm giảm đi chút nào những cảm
mến của chúng tôi với Việt Nam. Đúng hơn, những ý kiến đó của chúng tôi
đã minh chứng một điều rằng chúng tôi không hề coi thường những người
dân của đất nước này. Cuối cùng chúng tôi cũng phải thú nhận rằng chúng
tôi đã đắn đo rất nhiều khi viết ra những lời đó. Những do dự của chúng
tôi có hai loại. Đối với loại thứ nhất, chúng tôi đã không nói ra, bằng
cách thay đổi họ và tên, vì chúng liên quan tới sự bình yên của những
người đã kể cho chúng tôi những chuyện nhạy cảm. Thế còn loại do dự thứ
hai thì sao? Nói ra điều không hay hẳn không phải lúc nào cũng dễ nghe,
dù là trong lĩnh vực chính trị. Chính lời nhận xét thẳng thắn sau đây
của một người bạn gái Việt Nam – người mà chúng tôi đã tâm sự nói ra
những e ngại của mình (cô cũng là người hiểu rõ mức độ kiểm duyệt cũng
như cái giá của việc kiểm duyệt nội bộ ) – , đã giúp chúng tôi dẹp đi
những do dự này: “Nếu các bạn không nói ra những điều đó, vậy ai sẽ nói
ra đây ?”.
Phần II: Blog, bất đồng chính kiến, Trung Quốc: Khi chế độ lo sợ
Thật
là sáo rỗng khi nói rằng Internet đã thay đổi tất cả. Ở Việt Nam cũng
như ở Iran và Trung Quốc, điều khẳng định đó có điểm nổi bật riêng: thế
giới thông tin, sự kiểm soát và tiếp cận hoàn toàn thay đổi. Đất nước
được kết nối theo chiều hướng tốt hơn.
Tính
đến năm 2010, có tới 25 triệu người ở Việt Nam vào mạng thường xuyên và
điều cốt yếu là phải nói rằng người ta có thể tìm thấy một hàng
Internet tại bất kỳ một thị trấn nào ở tất cả các tỉnh. Chắc chắn ở
những cửa hàng đó, trang thiết bị đều không mới cũng chẳng chạy nhanh,
nhưng tất cả các quán net đều đông nghịt thanh thiếu niên đang giao tiếp
với thế giới mà chỉ cần dùng đầu ngón tay. Do vậy, chỉ trong vài năm,
các tờ báo truyền thống dưới dạng báo in, vốn rất nhiều song cũng đều bị
kiểm duyệt, đã phải thành lập thêm báo mạng như các cơ quan báo chí
quốc tế, các trang web nước ngoài bằng tiếng Việt, thậm chí có cả những
tờ báo mới của Việt Nam chỉ tồn tại trên Internet và có phong cách khá
tự do kiểu như Vietnamnet.
Mặt khác,
mạng Internet cho phép mọi cá nhân đều có thể tiếp xúc với những người
truy cập khác trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt có cả cộng đồng kiều
bào ở nước ngoài, thông qua các trang báo điện tử, các trang web cá
nhân, các diễn đàn và trang blog.
Chính
những trang blog này khiến chúng tôi quan tâm. Ít ra cũng là những
trang blog chính trị hơi thiếu tôn kính một chút, bởi với những trang
blog khác phải nói thật là chán ngắt, chỉ thoả mãn với việc đăng tải
những chuyện tình cảm thầm kín, những kết quả thi đấu thể thao và những
lời khuyên về các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp (ngay cả khi những trang
blog đó thể hiện tính đa dạng và chủ nghĩa cá nhân trong một đất nước
cộng sản giống như các dạng tạp chí đã tận dụng những phương tiện này).
Những người dám đề cập đến lĩnh vực chính trị và thời sự là những người
có nhiệt huyết và có rất nhiều trang blog như vậy.
Các trang blog, “những thông tấn xã vỉa hè”
Blog
Osin nêu những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội hiện tại nhạy cảm
nhất. Huy Đức, người quản trị trang blog này, không hề lùi bước trước
bất cứ thứ gì khi lưu trữ các bản tin hài hước mà ông đã đăng tải gần
như hàng ngày. Người ta tìm thấy ở đó những bản tin về Đảng, về các quan
chức, về Trung Quốc, bất động sản, giải phóng mặt bằng, mức sống sa sút
và tình trạng thất nghiệp bị che giấu, nạn tham nhũng, buôn lậu, sự
thông đồng trong hệ thống thể chế: tất cả những gì mà ở Việt Nam phải
nói thầm. Là một người rõ ràng có nguồn tin rất nhanh nhạy chứ không
phải một người Việt Nam bình thường, nhưng ông không tiết lộ nguồn tin
riêng, cũng không chạy theo những chuyện ngồi lê đôi mách. Chiến lược
của ông tinh tế hơn nhiều, chỉ thể hiện suy nghĩ của mình về những sự
việc hoặc thông tin đơn giản được cung cấp từ nguồn báo chí chính thống
mà bất cứ ai cũng có thể đọc được. Chính lời bình của ông mới đáng chú ý
và ông trình bày như một lời kết luận logic về những điều ông vừa đọc
được trên báo chí.
Khi bình luận về
những số liệu thống kê chính thức được Viện Kiểm sát công bố, trong đó
nhấn mạnh việc giảm được 12% các vụ tham nhũng và 18,7% lượng can phạm
trong sáu tháng vừa qua, trước hết ông nhận định rằng những kết quả khả
quan này phù hợp về mặt thời gian với việc đưa vào áp dụng “Luật phòng
chống tham nhũng” như một sự ngẫu nhiên, nhưng sau đó lại dẫn chứng một
cuộc thăm dò của một văn phòng phương Tây cho thấy hơn 80% số doanh
nghiệp phải đối mặt với vấn đề này. Từ đó, ông khiến người đọc thắc mắc
cả về tính xác thực của các số liệu chính thức, hiệu quả của luật quy
định các cán bộ phải kê khai tài sản cũng như tỷ lệ tham nhũng thực tế ở
Việt Nam; ông tiếp tục đưa ra lưu ý rằng những kẻ bị kết án chỉ thuộc
những cấp thấp trong hệ thống chính quyền chứ không bao giờ ở những cấp
gần tới trung ương. Theo quan niệm của ông, chiến lược Osin rất tốt bởi
nó dựa trên việc diễn giải, vốn không bị cấm, chứ không tiết lộ thông
tin vì điều này có thể sẽ không được phép.
Một
trang blog khác cũng rất có tên tuổi là Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu,
37 tuổi, hiện sống tại Hà Nội. Ngoài việc cáo buộc thẳng thừng cách xử
sự của Hà Nội với Bắc Kinh, ông cũng đề cập thẳng thắn đến những vấn đề
chính trị, đặc biệt phê phán cách điều hành của chính phủ trong việc
xung đột với Giáo hội Thiên chúa giáo mà ông rõ ràng cũng là thành viên.
Trong
bản tin gần đây nhất của mình, ông đã đăng tải những bức ảnh cho thấy
sự đàn áp cộng đồng giáo dân Đồng Chiêm, phá bỏ thánh giá, hai phụ nữ bị
công an đánh đập, những bộ quần áo đầy máu me nằm trên một đống gạch.
Trong số những trang blog táo bạo này cũng cần phải kể đến các trang
Điều Cầy ở Thành phố Hồ Chí Minh bài xích ngọn đuốc Olympic và chủ nghĩa
đế quốc Trung Quốc; “Trang the Ridiculous” quan tâm sát sao tới lĩnh
vực kinh tế và cũng tự cho phép mình chỉ trích vai trò của Trung Quốc
trong lịch sử gần đây của Việt Nam; Mẹ Nấm ở Nha Trang cũng nổi khùng
trước những mưu đồ chiến lược của Trung Quốc; Quê Choa có lượng người
xem rất đông; Anh Ba Sàm do một cựu công an lập ra đã có được 2 triệu
lượt người xem và có hàng trăm đường link cho phép chuyển sang những
trang web và blog khác ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
Tất
cả những trang blog này đều có một lợi ích lớn cả về mặt cung cấp thông
tin ngay từ gốc, được rút ra từ những trải nghiệm cá nhân được mô tả
một cách tự do, cũng như về nội dung bình luận. Ở đó người ta được hít
thở mùi hương của không khí thời cuộc, đó là sự thật, sự thật từ phát
ngôn của người dân. Tất cả những thông tin ở đó chắc chắn không nhất
thiết phải chính xác, cũng chẳng tô vẽ, thậm chí chẳng thiếu những ẩn ý,
song tất cả đều là những cái hộp cộng hưởng nho nhỏ của những điều mà
người Việt Nam trao đổi với nhau.
Trang
chủ trên blog của Nguyễn Hữu Vinh (tức Ba Sàm) nhại lại câu của một cơ
quan thông tấn với hàng chữ đậm: “Cơ quan của Thông tấn xã Vỉa Hè”.
Không thể bỏ qua những trang blog này bởi dù sao đó cũng là nơi duy nhất
thực sự có tự do ngôn luận và ngoài việc bàn luận không đâu vào đâu thì
đây là phương tiện duy nhất để biết được điều mà mọi người muốn nói. Vả
lại, đó cũng là một việc thực hành rất bổ ích khi so sánh những điều
được đăng tải trên báo chí với những điều mà các bloger thể hiện trên
các trang Yahoo-360 hay Multiply mỗi khi xảy ra những sự kiện lớn.
Trong
những năm 2008 và 2009, khi báo chí chỉ trích những người Thiên chúa
giáo biểu tình ở Hà Nội thì các bloger tỏ ra dè dặt hơn, có thái độ nghi
ngờ trước sự thống nhất của các phương tiện truyền thông chính thống,
tỏ ra bối rối khi một bloger tiết lộ rằng cảnh sát đã cài những thành
phần lưu manh vào nhóm biểu tình để gây rối loạn, kinh tởm khi bloger
“Buôn gió” đăng tải những bức ảnh người bị thương. Người ta có thể suy
nghĩ những gì mình muốn về vấn đề Thiên chúa giáo, nhưng không thể nói
rằng về chủ đề này, người Việt Nam rất ngây thơ hay chỉ biết theo đuôi.
Mặt
khác, người ta cũng không còn thờ ơ khi đọc tin về sự phẫn nộ của một
phụ nữ trẻ trước việc bắt giam hai nhà báo đã tiết lộ tin tức về vụ bê
bối tham nhũng PMU 18. Trong lĩnh vực kinh tế, đây đó đều có những phân
tích không chính thống và đặc biệt gây khó chịu bởi nó xuất phát từ
những môi trường mà không bao giờ được phép phát ngôn, chẳng hạn từ khu
vực kinh tế tư nhân phàn nàn về tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
của khu vực kinh tế Nhà nước. Có thể dẫn ra vô vàn ví dụ song ý tưởng
vẫn hết sức đơn giản: nếu không đọc những trang blog này, làm sao người
ta có thể nghe được những tiếng nói cá nhân và đôi khi là không hoà hợp
của Việt Nam? Vì vậy hãy lắng nghe những tiếng nói đó, dù nó mang lại sự
bực bội (hay niềm vui) khi phải đọc những nội dung như vậy, trực tiếp
bằng ngôn ngữ của họ, những trang blog của khoảng 2,5 triệu đồng bào hải
ngoại ở Mỹ, Canađa, Úc, Pháp hay Nga.
Quả
thực những trang blog của người Việt ở nước ngoài được đọc rất nhiều.
Đối với thanh niên cũng như nhiều đối tượng khác, đó là một khung cửa
rộng mở và càng dễ dàng truy cập hơn khi không còn rào cản ngôn ngữ. Tất
nhiên vẫn có những trang web chính trị rất cay nghiệt, nhất là trong
cộng đồng người Việt ở California, nhưng chúng ta đừng quên rằng theo
kênh này, tất cả các cuộc tranh luận có thể kết nối với tầng lớp trí
thức cũ đã rời khỏi Việt Nam từ năm 1954 hay 1975.
Trong
số hàng ngàn ví dụ này có thể kể đến những trang viết được đánh giá rất
cao của Trần Hữu Dũng, giáo sư kinh tế tại Đại học Wright thuộc bang
Ohio, hiện đang trở thành một địa chỉ tham khảo về thông tin. Quả thực
những người Việt đang sống ở Việt Nam có thể tìm thấy trên trang này
những phân tích kinh tế có chất lượng cao dưới ngòi bút của Trần Hữu
Dũng cũng như của cây bút xuất sắc Vũ Quang Việt, bên cạnh đó là những
bài viết có tính chính trị hơn hoặc hướng vào thời sự trong nước và quốc
tế kèm theo những tài liệu tham khảo được dịch sang tiếng Việt từ những
ấn phẩm tiếng Anh và tiếng Pháp.
Chỉ
với một cái nhấp chuột, dân mạng đã có thể có ngay những tạp chí và
sách chưa được biết tới hay bị cấm ở Việt Nam, ví dụ như tập hồi ký của
luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Mạnh Tường; nhấp thêm một cái nữa, họ
có thể vào được hồ sơ đầy đủ của những trí thức hàng đầu Việt Nam như
triết gia Trần Đức Thảo, học tại Đại học sư phạm Paris, tốt nghiệp thạc
sĩ triết học năm 1944, chuyên gia hàng đầu về Husserl và tác giả công
trình nghiên cứu nổi tiếng về hiện tượng học. Con người này, dù đã tham
gia chiến khu Việt Minh từ năm 1951, về sau vẫn bị gạt bỏ, đến mức phải
xuống làm sếp một ga nhỏ ở tỉnh, chỉ bởi vì ông có đầu óc phê phán không
chịu chấp nhận những khẩu hiệu chính trị thời bấy giờ. Con người vĩ đại
này ít được giới trẻ Việt Nam biết đến: nếu họ qua các blog và trang
mạng mà biết hơn tí chút về ông thì là điều tốt. Điều này cũng đúng với
tất cả những người lớn tuổi đang sống ở nước ngoài, những người đã được
hưởng một nền đào tạo cổ điển, là những chuyên gia và là những người yêu
nước, nhưng bị lịch sử nghiền nát, họ phải ra đi và tạo thành một đội
ngũ song song với các cụ cẩn trọng còn ở lại trong nước.
Thế
giới mạng về bản chất là mở, nên các blogger Việt Nam học được ở các
bạn nước ngoài bao nhiêu thì cũng cấp nhiều thông tin cho họ bấy nhiêu. Ở
khắp nơi trên đất nước, núp dưới những cái tên giả nhiều khi nghe rất
bí ẩn, có hàng trăm ngàn người đang đẩy cánh cửa tham gia vào thế giới
này. Số lượng và bí mật làm nên sức mạnh, chống lại những kẻ mạnh nhưng
bị cô lập, ý tưởng này chính là khẩu hiệu của blog Osin: “Cái cây tìm sự cô đơn ở trên cao/Ngọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất”. Cũng chẳng sao nếu đôi khi cũng có những blog lộn xộn và những cuộc trao đổi lằng nhằng.
Diễn
đàn X-café minh họa cho sự lộn xộn vui vẻ này: mọi người tha hồ trình
bày, cảm thán, chê trách mà không ai biết được họ là ai, viết từ đâu, họ
tin vào ai. Về toàn cục là bát nháo, phải biết chọn lựa, nhưng phải
công nhận rằng nhờ có blog và các forum, người Việt trên toàn thế giới
nói chuyện được với nhau. Đứng trên quan điểm nhà cầm quyền Hà Nội, đó
là cái hay nhưng đồng thời cũng là cả một vấn đề.
Blog và Bloc (khối): kết nối bất đồng chính kiến
Những
người bất đồng chính kiến quả thật đã tận dụng những phương tiện truyền
thông này. Khởi đầu là năm 2006. Không muốn nói quá chi tiết, nhưng
chúng ta hãy nhớ lại năm đó như có một cơn cuồng tự do đột nhiên xâm
chiếm lấy giới lãnh đạo chóp bu; họ mở van cho khai thông ngôn luận,
phản biện, làm cho đất nước được hưởng một luồng gió nhẹ tự do. Cả bộ
máy của đảng, lúc đó đang chuẩn bị đại hội, cũng bị ảnh hưởng. Báo cáo
truyền thống của Bộ Chính trị, bao giờ cũng được viết trước nhưng thường
được giữ kín, nay được truyền tay trong giới trí thức và báo chí. Dần
dà, một cuộc tranh luận nổ ra. Rất nhanh chóng, nó vượt khỏi những khuôn
khổ cho phép và đi vào các blog và trang mạng, ở đây chủ đề tranh luận
chuyển thành đa đảng, bầu cử đại biểu đại hội đảng, lựa chọn các ứng cử
viên vào các bộ ngành, và không tránh né cả vấn đề tham nhũng nội bộ.
Khi
đại hội khai mạc vào tháng 4, các đại biểu không tin nổi vào mắt mình.
Họ đạt được việc cho phép đảng viên được “làm kinh tế tư nhân không giới
hạn quy mô”, như bên Trung Quốc; họ có tiếng nói trong việc bầu khoảng
ba chục trong số 160 vị trung ương ủy viên, mà trước đây việc bầu bán
toàn là trò vờ vịt; và, một điều phi thường, họ được phép đánh dấu vào
tên của vị trung ương ủy viên mà họ muốn bầu vào chức tổng bí thư.
Cũng
trên tinh thần ấy, danh sách 14 vị từ Ban chấp hành trung ương đảng được
bầu vào Bộ chính trị được công bố không phải theo thứ tự chức vụ đảng
như mọi khi mà, lần đầu tiên, theo số lượng phiếu bầu mỗi ứng viên nhận
được.
Sự thay đổi không chỉ về mặt
hình thức. Các vị ủy viên Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị được
trẻ hóa, đổi mới, và có nhiều vị từ cán bộ hạng hai ở tỉnh lên. Tháng
sau, tháng 5, chính phủ được cải tổ, khẳng định thêm rõ ràng đã có sự
thay đổi quan trọng.
Bây giờ ta đã
biết đó chỉ là một điều kiện trong quá trình đàm phán khó khăn để Việt
Nam được gia nhập Tổ chức thương mại thế giới-WTO. Dưới sự quan sát liên
tục và cảnh giác của nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, chính quyền buộc phải
đưa ra các đảm bảo, trưng ra bộ mặt đẹp nhất, và trên thực tế phải giảm
bớt sự kiểm soát chính trị và xã hội. Mọi việc cốt chỉ để đưa ra ấn
tượng tốt nhất, và nhất là, để tránh cho các vấn đề nhân quyền và tự do
ngôn luận khỏi nổi lên: tai nạn đã đến rõ nhanh. Cho nên chính quyền để
yên cho mà làm, trong khi ký một loạt các hiệp ước, hiệp định xếp Việt
Nam vào chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
Rồi,
sau khi đã vào được WTO tháng giêng năm 2007, người ta đậy lại vung nồi
và mọi thứ trở lại như xưa, thậm chí còn tốt hơn vì những kẻ to đầu bây
giờ đã được xác định.
Ngay tháng 3,
đòn trấn áp giáng xuống đầu Bloc (khối) 8406, có tên như vậy vì bản
“tuyên ngôn vì tự do chính trị” đầu tiên của khối, do 178 người bất đồng
chính kiến ký tên, được công bố ngày 8/4/06. Hơn một tá thành viên của
khối bị tống vào tù và xử vội vã, như luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị
Công Nhân hay cha Nguyễn Văn Lý (người trước đó chịu án 14 năm tù và vừa bị kết án 8 năm bổ sung trong một phiên tòa giả tạo).
Một hình ảnh trứ danh, chụp từ máy điện thoại di động, được truyền đi
trên Internet và được lên trang bìa của một tác phẩm khoa học xã hội tại
Australia: người ta thấy một cảnh sát mặc thường phục ngăn không cho
cha Lý nói tại tòa bằng cách dùng tay bịt miệng cha. Vậy là sự kiểm
duyệt không những được nối lại mà còn bị siết chặt hơn, để lấy lại thời
gian đã mất.
Khác với thời điểm trước
2006, một số trí thức, nhà báo, nhà văn, luật sư, giáo sư đã thấy
nghiện tranh luận. Họ không muốn dừng nữa. Tận dụng tình hình lúc đó, họ
tổ chức lại thành một hệ thống chặt chẽ, thay vì chỉ dừng ở những hoạt
động cá nhân đơn lẻ. Khối 8406 nhanh chóng nhận thêm những người trước
đây là đảng viên Đảng dân chủ Việt Nam, đột nhiên sống dậy từ đống tro
tàn, rồi thêm các linh mục và sư sãi trong một liên minh phức tạp. Khối
được mở rộng, cho ra một tờ báo bí mật. Đặc biệt, các thành viên đều sử
dụng tài nguyên công nghệ mới. Blog, nhắn tin trên Yahoo Messenger và
MSN, các đường link dấu trên các trang mạng, hội thoại qua IP và Skype,
đưa video lên Youtube trở thành các phương tiện để trao đổi ý kiến, kiến
nghị, yêu sách mà vẫn qua mặt được công an.
Sự
kết nối giữa Internet và giới bất đồng chính kiến làm thay đổi thế cờ.
Cho đến thời điểm đó, mạng được mở rộng, tự do hơn Trung Quốc, với những
lỗ hổng lớn, đơn giản là vì không ai để ý mấy và vì khách quan mà nói
thì số trang web phản đối chính quyền còn ít, hoặc là quá khích đến mức
tự làm mất uy tín của mình. Thư điện tử bị kiểm soát nhờ một phần mềm
lọc password-tần số của việc giám sát tùy thuộc vào chỉ số nguy hiểm do
công an thiết lập, chủ yếu là đối với người nước ngoài. Những tư tưởng
hơi tự do một chút, hoặc phản đối chỉ trích, sớm bị nhận diện ngay, bản
thân họ và gia đình họ bị “nhẹ nhàng” thúc bách để lại đi đúng đường.
Phải nhắc lại là tất cả những điều này chỉ liên quan đến các cá nhân đơn
lẻ.
Sau vụ “mở cửa giả hiệu” năm
2006 và sự xuất hiện của khối 8406, tình hình không còn như trước nữa.
Từ nay, giới bất đồng chính kiến được tổ chức hẳn hoi, và lần đầu tiên
có hẳn một chính cương mang đến một lựa chọn chính trị khác ngoài sự cai
trị của đảng, và phe bất đồng chính kiến này phát triển đồng hành với
sự phát triển của các phương tiện trên Internet. Món cocktail trở nên dễ
nổ, vì thời gian này đúng là lúc các blog trong giới trẻ đang nở rộ, vì
những lý do chẳng liên quan gì tới chính trị. Chỉ đơn giản là đã đến
lúc. Khổ nỗi là lúc này không hợp, Internet đã bị nghi ngờ đến nỗi trong
các bộ cũng có bộ phận theo dõi. Nhưng khác với thư điện tử, blog rất
khó nắm bắt. Tất nhiên là có thể biết tác giả ở đâu, khó nhưng vẫn làm
được, nhưng không thể biết độc giả là ai, ở đâu, nhất là khi những người
này rất khoái chí khi lướt mạng theo cách vô danh, chẳng thể nào xác
định được.
Luồng thông tin cứ thế mà
đi ra, đi vô, lặp lại, bật lên, gây tiếng vang, rẽ ra các nhánh nhờ vào
các đường link, chuyển ra nước ngoài, phong phú thêm với các bình luận
và lời nhắn, cho phép người Việt ở trong nước không chỉ đọc, mà còn có
thể viết và phát biểu. Blogger, độc giả và nước ngoài cùng phát ngôn,
một cách tự do: còn gì nguy hiểm hơn? Nhất là khi việc phải đến đã đến
rất nhanh: blog của các nhà bất đồng chính kiến ở nước ngoài có người
vào đọc, và tệ hơn nữa, là lây nhiễm tư tưởng cho các blog trong nước,
không rõ vì tin tưởng hay vì cắt/dán dễ quá mà cũng chia sẻ những chỉ
trích của họ, ít ra là những chỉ trích dễ chấp nhận nhất.
Người
ta bắt đầu đọc những lời phản loạn liên quan tới đời sống hàng ngày của
người dân, ví dụ như chuyện giải tỏa đất đai hay chuyện đút lót trong
giáo dục. Qua các thông điệp có thể đưa lên blog, thanh niên, sinh viên,
con cái nông dân kể chuyện mình, chuyện bố mẹ mình và đối thoại với
những người đang đi làm, giáo sư, công nhân, hưu trí, những người này
trả lời lại họ và thế là thực sự có trao đổi bàn luận.
Phần III: Những phiên tòa bất công để sân khấu hóa bất công
Ngay
giữa thời điểm công an đang siết lại vòng kiểm soát, xảo trá thay,
chính trị lại đang thoát ra khỏi những kẻ vốn nắm độc quyền về lĩnh vực
này. Bản chất họ không muốn dân can dự vào chính trị làm gì; trong bối
cảnh này, họ sợ sẽ có thêm người gia nhập đội ngũ bất đồng chính kiến.
Kinh nghiệm của Trung Quốc đã thuyết phục họ: bản kiến nghị tung lên
mạng năm 2008 bởi nhóm tác giả bản tuyên ngôn 08 (tương đương khối 8406
của Việt Nam) đã thu được một vạn chữ ký trong 2 tháng từ mọi tầng lớp
trong xã hội, cả ở Trung Quốc cũng như ở nước ngoài. Ở Việt Nam, từ
2008, chính quyền lồng lên: một mặt tiếp tục loại bỏ các lãnh tụ tư
tưởng của nhóm 8406, mặt khác nhắm bắn cả hệ thống mạng Internet. Đến
năm 2010 tình trạng này vẫn còn, với việc cố tình đánh đồng giữa những
nhà bất đồng chính kiến viết blog và những người viết blog có thể trở
thành bất đồng chính kiến.
Nhớ lại
hồi tháng 10/2009, có 9 nhà bất đồng chính kiến bị kết án từ 2 đến 6 năm
tù. Tháng 1/2010, Trần Anh Kim, cựu sĩ quan, bị tòa án tỉnh Thái Bình
kết án 5 năm rưỡi tù giam kèm thêm 3 năm quản thúc. Cùng tháng đó, tại
Hải Phòng, Nguyễn Xuân Nghĩa và 5 người khác bị tòa phúc thẩm giữ nguyên
mức án từ 2 đến 6 năm tù. Tất cả đều bị kết án với các tội danh “tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “đe dọa an
ninh Nhà nước xã hội chủ nghĩa”, hay “âm mưu lật đổ chính quyền nhân
dân” (mức án cao nhất có thể là tử hình, theo điều 79 Bộ luật hình sự).
Phạm
Thanh Nghiên, 37 tuổi, nhà văn, được tặng thưởng giải Human Rights
Watch, thành viên nhóm 8406, ngày 29/1/2010 bị tòa án Hải Phòng kết án 4
năm tù, cộng thêm 3 năm quản thúc, vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước,
câu kết với các phần tử phản động, và phát tán truyền đơn vu khống trên
Internet”. Là một phần tử đối lập đã bị tố cáo lên chính quyền, cô bị
quấy rối ngay từ tháng 9/2008 (từ đó đến giờ, sau khi đã bị một số tay
chân của công an hành hạ, cô bị tống giam vì có ý định tổ chức tại Thanh
Hóa một cuộc biểu tình ủng hộ gia đình những ngư dân Việt Nam đã bị hải
quân Trung Quốc bắn hạ).
Một tuần
sau khi Nghiêm bị kết án, ngày 5/2/2010, đến lượt Trần Khải Thanh Thủy
ra trước vành móng ngựa. Nhà văn, 49 tuổi, cũng được giải của Human
Rights Watch, thành viên danh dự của Pen Club, thỉnh thoảng viết blog,
bà đã từng bị tù 9 tháng năm 2009 vì ủng hộ nông dân mất đất. Lần này bà
bị xử 3 năm rưỡi tù, chồng bị 2 năm, và bị quản thúc. Trường hợp của
cặp vợ chồng này rất có ý nghĩa. Thanh Thủy bị bắt ngày 8/10/2009, khi
đang định đi Hải Phòng ủng hộ một số nhà hoạt động sau này cũng bị kết
án nốt. Tối hôm đó, công an cho du côn đến nhà vợ chồng chị ở phố Khâm
Thiên, Hà Nội và đánh đập họ không ghê tay; họ đi bệnh viện và bị công
an chính quy bắt ngay ở đó. Ngay ngày hôm sau, một chiến dịch tuyên
truyền trên báo chí được dựng lên chống lại họ. Báo chí theo lệnh trên
kết tội họ đã đánh đập hai người qua đường ở chợ Khâm Thiên, khi hai
người này trách người chồng dựng xe không đúng chỗ; sau một hồi cãi
nhau, Thanh Thủy vì muốn giúp chồng đã ném hai viên gạch vào mặt một
công dân lương thiện và dùng một tấm ván đánh người kia.
Báo
chí đăng ảnh người bị thương ; không may các bloggers lại thạo tin học
nên chỉ ra ngay được chỗ nào là ảnh ghép. Có sao đâu : cặp vợ chồng này
bị khép tội phá hoại trật tự công cộng (chẳng liên quan gì tới quan điểm
chính trị của họ, tất nhiên) và bị kết án vào tháng 2, tức là 4 tháng
sau đó.
Ngày 20/1/2010, tại thành phố
Hồ Chí Minh diễn ra phiên xử 4 người bị công khai khép tội có âm mưu và
tiến hành các hoạt động phản động. Họ bị kết án từ 5 đến 16 năm tù
giam. Trong số các bị can có luật sư Lê Công Định, được đào tạo ở Mỹ về,
chuyên gia về các hồ sơ dính dáng đến nhân quyền (nhưng cũng là người
đã đứng ra bảo vệ cho quyền lợi kinh tế của Việt Nam trước Hoa Kỳ), cựu
phó chủ tịch đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt từ tháng 6/2009,
đến tháng 8 thì bị buộc phải đọc một bản công khai nhận tội thảm hại
trước các máy quay truyền hình, sau đó thì bị kết tội “câu kết với những
phần tử Việt kiều phản động và các thế lực thù địch sống lưu vong”: kết
án 5 năm tù giam. Nguyễn Tiến Trung, sinh viên tin học đã từng học ở
Rennes, Pháp, bị giam từ tháng 7/2009, lãnh án 7 năm tù. Lê Thăng Long,
thuộc “nhóm nghiên cứu chấn hưng nước Việt”, lãnh án 5 năm. Còn Trần
Huỳnh Duy Thức, đảng viên Đảng dân chủ Việt Nam, không chịu nhận tội
trước toà nên phải chịu bóc lịch 16 năm.
Phiên
xử những người bất đồng chính kiến này diễn ra nhanh chóng và được báo
chí đưa tin rất có mức độ nhưng cũng đủ để thể hiện đúng bản chất của
nó: một đòn cảnh cáo. Ngay ngày đầu tiên của phiên toà, đài truyền hình
trung ương đã phát một trích đoạn chọn rất chuẩn lời khai của 2 trong số
các bị can mặt mày căng thẳng đọc bài học của mình, thì thầm nói họ đã
vi phạm luật pháp Việt Nam (bài học được phần lớn các báo trích lại khi
đặt tít nhỏ “Họ công nhận đã phạm pháp”). Ngày hôm sau, đến phần cuối
cùng của chương trình thời sự, đài truyền hình dành hẳn 6 phút cho đề
tài này; phát thanh viên nhấn mạnh đến tính chất “đặc biệt nghiêm trọng”
của tội phạm có mục đích lật đổ chính quyền. Khán giả được nghe lời
khai của Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung, công nhận hoạt động cho Đảng
dân chủ và Liên đoàn thanh niên dân chủ Việt Nam; đài đem tách riêng
phần Lê Công Định nói có nhận được sự ủng hộ từ nước ngoài, sau đó phóng
sự đến phần phỏng vấn một nữ luật sư ở thành phố Hồ Chí Minh, sau khi
một đồng nghiệp ở Hà Nội đã phát biểu, cô này mặt mày nghiêm túc khẳng
định rằng “quá trình xét xử đã diễn ra đúng luật và bản án là khách
quan”. Cuối cùng, như ai cũng biết, là phần phỏng vấn nhanh một loạt
người để chứng tỏ với khán giả rằng nhân dân đồng tình với phán quyết
của tòa án…
Giới
quan sát viên ngoại quốc, vốn được xếp ngồi phòng kế bên phòng xử án,
nơi diễn biến phiên tòa được truyền một phần qua màn ảnh nhỏ (tiếng tắt,
hình đứt đoạn), được một phen cười gần chết trước trò nhại công lý này.
Tất nhiên họ không nhầm. Tuy nhiên phải hiểu mục đích của phiên tòa bất
công này chính là dàn dựng ra sự bất công: đây chính là một vở kịch
được trình diễn; một sự chứng minh người thật việc thật để răn đe chớ có
kẻ nào dại dột mà đi theo vết xe đổ của 4 bị can kia. Cuối cùng, phiên
tòa theo kiểu Stalin này không chứng tỏ chính quyền đã rắn hơn, vì thực
ra chính quyền luôn cư xử như vậy, mà cho thấy một sự bất mãn phổ biến
trong xã hội, sự bất mãn ấy buộc chính quyền phải đe dọa nhân dân, đi xa
hơn việc mọi khi vẫn làm là vô hiệu hóa những phần tử bất đồng chính
kiến.
Khán giả cũng như độc giả chẳng
ai tin các bị can có tội. Cứ hỏi thử xung quanh mà xem. Ngay ngày hôm
sau trên blog của mình, Ba Sàm viết Lê Công Định đã không trình bày quan
điểm của mình mà chỉ đọc bài đã được học, và để độc giả của blog thấy
được vụ xử này đã gây căm phẫn trong dư luận quốc tế đến như thế nào,
blogger này cấp luôn một loạt đường link đến các báo quốc tế. Trong lúc
đó, một số người bạn Việt Nam tâm sự với chúng tôi rằng họ thấy tởm lợm
trước trò diễn thảm hại này, vì “dù lên án việc gì đi chăng nữa, trò
diễn này cũng kéo lùi lịch sử nước nhà đến 30 năm và càng làm xấu đi
hình ảnh đất nước”. Tuy thế, hiện nay, việc bày tỏ ý kiến của nhân dân
cũng không vượt qua mức độ tâm sự riêng; mà đấy là còn phải khuyến khích
mãi: sự chán nản và e sợ làm mọi vận động như ngưng trệ.
“Trên Internet, các thế lực thù địch xúi giục bất ổn”
Không
hiểu là tin thế thật hay giả vờ tin, chính quyền lại hâm nóng chuyện kẻ
thù từ bên ngoài và âm mưu quốc tế. Chỉ thị số 34 Ban chấp hành TƯ
Đảng, một văn kiện lạ lùng được ban hành từ tháng 12/2009, khẳng định:
“các thế lực thù địch lợi dụng công nghệ mới, Internet và blog để in các
tài liệu xấu, thông tin sai lạc, quan điểm sai trái, khuyến khích mọi
người thu thập và trao đổi thông tin trên Internet, báo mạng để biến
những vấn đề Việt Nam đang gặp phải thành những vấn đề thời sự, gây bất
bình trong dân chúng và xúi giục bất ổn, làm loạn”. Trong một bài phát
biểu, tháng 2/2010, Tổng bí thư Đảng trích dẫn nguyên văn một số đoạn
trong chỉ thị này, chứng tỏ nó đã trở thành kinh thánh.
Quân
đội cũng cùng lập trường với Đảng, như vẫn luôn như vậy. Trên báo quân
đội, tướng Hoàng Minh Thảo viết: “thế lực thù địch”, trung thành với âm
mưu thâm độc “diễn biến hòa bình” (nghĩa là gây bất ổn ở Việt Nam mà
không cần chiến tranh), đang lén lút cuốn hút các “trí thức trẻ Việt
Nam”, thậm chí mua chuộc họ, để họ phản đối chế độ và đòi đa đảng. Trước
mối hiểm họa này, theo ông, phải cấp bách tăng cường giáo dục chủ nghĩa
mác xít-lê nin nít và “lòng yêu nước chân chính”.
Thế
lực thù địch, âm mưu từ bên ngoài, xúi giục thanh niên: mục tiêu được
nhắm tới sau tất cả những từ cũ kỹ từ thời chiến này chính là Internet.
Với bản chất quốc tế, vô danh, đặc biệt là khi truy cập từ các tiệm
café, mạng Internet làm cho giới canh gác cổ hủ càng thêm tin rằng mối
họa núp dưới vỏ bọc của sự hiện đại đến từ nước ngoài. Cho nên phải kiểm
soát mạng, cũng như tất cả những thứ khác. Kỹ thuật cho phép làm điều
chính trị yêu cầu. Thế nên mới có chuyện khó truy cập, tăng cường thêm
phần lọc bằng cách sử dụng từ khoá và chặn một số trang và mạng (ví dụ
như Facebook, bị khóa tháng 9/2009: đại sứ Mỹ phản đối, hai chúng tôi
cũng vậy). Cũng giống như người Trung Quốc và với sự giúp đỡ ra mặt của
họ, Việt Nam tỏ ra có hỏa lực cỡ tuần dương hạm khi tiến hành tấn công
mạng. Cuộc tấn công lớn nhất, tháng 4/2010, nhằm vào Google. Họ cũng
tiến đánh có trọng điểm, như vụ đánh mạng X-café đầu năm 2010; tháng 2,
trang này không truy cập được từ Việt Nam, và từ Pháp, một ghi chép cho
hay: “Trang này thường xuyên bị tấn công từ 19/1”. Sau khi đã gõ mã bảo
vệ và vào được trang, các quản trị viên cho biết các cuộc tấn công xuất
phát từ các máy chủ đặt ở Việt Nam và Trung Quốc.
Bây
giờ chẳng ai lạ gì việc các tiệm café Internet ngày nay bị theo dõi
chặt chẽ và người phụ trách các diễn đàn phải chịu vô vàn phiền toái.
Một số thành viên quen thuộc của mạng X-café bị công an truy hỏi mấy
ngày liền vì tội “nói xấu Đảng”. Một trong số họ, Phạm Hùng Vĩ, đã phản
ứng ngay lập tức bằng cách tung lên mạng một bài viết lên án chuyện công
an không ngừng can thiệp để anh bị đuổi việc (cũng giống như blogger
Osin): “Hôm qua, ông chủ bảo tôi là công an cách đây 2 ngày đã đến
gặp ông, để hỏi vì sao ông lại thuê tôi, và dọa nếu còn giữ tôi thì sẽ
phải đóng cửa doanh nghiệp! Mối nguy này liên quan đến bài viết “Khủng
hoảng và các giải pháp có thể cho Việt Nam” của tôi được đăng lại trên
BBC. Đây không phải lần đầu người ta tìm cách dọa tôi bằng đủ mọi cách,
nhưng lần này tôi quyết định không để yên nữa. Lần đầu tiên, năm 2006,
họ bắt tôi trên đường mà không có lệnh bằng văn bản. Năm 2007, khi tôi
định ra ứng cử kỳ bầu cử địa phương, công an đã tìm mọi cách để ngăn
cản. Sau đó, dưới sức ép của họ, gia đình tôi buộc tôi quay lại làm việc
ở Phú Yên, nơi trước đây tôi làm tiếp thị cho một nhà máy bia. Ngay cả ở
đó, mọi tiếp xúc của tôi với khách hàng cũng đều bị theo dõi. Vì không
muốn ảnh hưởng đến công ty, tôi xin thôi việc, mà tôi làm thế là đúng vì
giám đốc nhà máy cho tôi biết công an đã hứa trả một khoản tiền hậu
hĩnh để ông tố tôi tội biển thủ công quỹ. Thế nên tôi lên Hà Nội tìm việc. Ngay cả đến giờ, hễ cứ tìm được việc nào là công an lại can thiệp để tôi bị đuổi!”.
Bối
cảnh hiện tại và tình hình đàn áp các bloggers và forum là thế. Tổ chức
Phóng viên không biên giới trước đây xếp Việt Nam vào vị trí thứ
168/173 trong số các nước khảo sát về tự do báo chí lại vừa cho nước này
vào trong nhóm 12 nước là “kẻ thù của Internet”. Về phần mình, Ủy ban
bảo vệ nhà báo (CPJ, New York) xếp nước này vào vị trí thứ 6/10 nước khó
khăn nhất cho các bloggers. Đối với chính quyền, coi như canh bạc này
thua chắc. Người dân càng thấy rõ hơn mình bị tước đoạt quyền được tự do
và thông tin như thế nào. Phe bất đồng chính kiến xoa tay. Họ đã thành
công, dịp Tết Nguyên đán 2010, trong việc cho dán lên tường và đè lên
các áp phích tuyên truyền của Đảng, tại nhiều thành phố, một loạt truyền
đơn trả thù kêu gọi dân chúng nổi dậy chống lại “bọn phản quốc, hại dân
và bọn xâm lược Trung Quốc”. Theo như chúng tôi được biết thì đây là
lần đầu tiên có chuyện này.
Bóng đen Trung Quốc, bùng nổ chủ nghĩa dân tộc
Cùng
thời gian đó dấy lên một cuộc đàn áp đối với các bloggers trước đây
chưa hề phải lo lắng gì. Điếu Cày bị bắt tháng 4/2008 thì đến tháng 12
bị kết án 2 năm rưỡi tù giam theo kiểu rất mafia về tội trốn thuế từ 10
năm nay. Vào tháng 9, khoảng 15 bloggers khác ít nổi tiếng hơn cũng bị
bắt. Tháng 7/2009, khoảng 40 người ra trước vành móng ngựa vì tội “lạm
dụng tự do dân chủ”. Khi dư luận đã chuẩn bị xong (một kỹ thuật địa
phương) là đến lượt những bloggers có nhiều người đọc nhất.
“Người
buôn gió” bị bắt ngày 27/8, hôm sau đến lượt “Trang the Ridiculous”
(Phạm Đoan Trang), rồi “Mẹ Nấm” (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 30 tuổi) ngày
2/9. Tất cả đều bị giam 1, 2 tuần, trong điều kiện nghe nói là cũng tử
tế. Osin hình như chỉ bị báo mình cho thôi việc, vì dám nói quá tự do về
bức tường Berlin, nhưng các thông tin liên quan đến người này còn nhiều
mâu thuẫn. Trong khuôn khổ hạn hẹp của giới nhà báo và trí thức chỉ có
thể biết được rằng đợt trấn áp này cực kỳ mạnh trong quý 1 năm 2010 đối
với thế giới nhỏ bé của các bloggers Việt Nam và gia đình họ (lại một kỹ
thuật địa phương nữa).
Người ta có
thể tưởng rằng nguyên nhân của những vụ bắt bớ này là nỗi sợ đối với
tranh luận chính trị, hay tự do ngôn luận với một đề tài nào đó, nhưng
không hẳn như vậy. Một số người bất mãn khác, dù là bloggers, nhà báo
hay trí thức tên tuổi, thỉnh thoảng vẫn có thể phát biểu về những chủ đề
này một cách khá dễ dàng mà không bị đem ra xử chính thức. Nhiều blogs
mạnh bạo vẫn tiếp tục hoạt động, các blogs của Osin, Trang the
Ridiculous hay Người buôn gió lại mở cửa trở lại. Rút cục, người ta chỉ
đánh động vài người, kiểm tra xem họ có nằm trong nhóm bất đồng chính
kiến không, tống họ vào tù 10 ngày, và tất nhiên, nói đôi ba câu tử tế
với gia đình họ. Chẳng qua chỉ là cảnh cáo. Cảnh cáo về cái gì? Và tại
sao lại nhằm vào các bloggers này mà không phải những người khác? Trên
thực tế, đó là vì họ đã dám chỉ trích Trung Quốc và chính sách hòa hoãn
của Việt Nam với nước này.
Điểm chung
của tất cả các bloggers đã bị xét xử này (những người khác “nản chí”
không dám làm tiếp nữa) đúng là việc họ đã lên tiếng phản đối những tham
vọng lãnh thổ của Trung Quốc đối với biển Đông và về chuyện Hà Nội
nhượng cho Trung Quốc các mỏ bô xít ở Tây Nguyên. Mấy vụ phiền hà của
Trang the Ridiculous và Mẹ Nấm bắt đầu khi họ mặc áo phông in chữ “No
China. The Spratleys and Paracels belong to Vietnam”, cùng lúc với cuộc
biểu tình hơn một ngàn thanh niên trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc tại
Hà Nội, tháng 12/2007. Phiền nhiễu lại tăng lên khi hai cô này tham gia
phong trào phản đối rộng rãi chống công ty Chinalco của Trung Quốc khai
thác mỏ bô xít và nhân đó xuất khẩu lao động tới Việt Nam.
Việc
khai thác lộ thiên quặng bô xít để sản xuất nhôm gây rất nhiều ô nhiễm
vì tạo ra loại bùn độc hại, tốn nước và tốn điện trong khi Việt Nam đang
rất cần những tài nguyên này, và việc khai thác lại diễn ra trong một
khu vực chiến lược và nhạy cảm, nơi có nhiều dân tộc ít người sinh sống,
mà những người này đã từng nổi dậy trước việc mọi trật tự bị đảo lộn,
một phần là do trồng café tràn lan, một phần là do Tin lành nhiệt tình
lôi kéo. Việt Nam, nhà sản xuất bô xít thứ 3 trên thế giới, không có nổi
15 tỷ euros để tạo ra một nền công nghiệp chiết xuất quặng hiện đại:
nên Trung Quốc đứng ra lo, cho dù Trung Quốc đã đóng cửa các nhà máy bô
xít ở chính nước mình. Và dự án được triển khai mặc dù vấp phải sự phản
đối của những người dân thường, các bloggers, những người chống Trung
Quốc đủ loại (số này đông), và thậm chí cả tướng Giáp, người chiến thắng
đầy uy tín tại Điện Biên Phủ, với 2 bức thư ngỏ gửi tới chính quyền.
Cũng trong thời điểm này, một báo cáo của các chuyên gia Liên xô đánh
giá làm bô xít ở đây không thuận lợi từ thời còn Hội đồng tương trợ kinh
tế được nhắc lại. Các blogs và trang mạng dày đặc tin về chủ đề này, có
hẳn một trang hoàn toàn dành cho bô xít.
Người
ta hoàn toàn có thể chỉ trích việc đẩy nông dân ra đường và việc công
chức tham nhũng, chế nhạo nhẹ nhàng các lãnh đạo, kêu ca nền giáo dục tệ
hại, nhưng Trung Quốc là đề tài cấm kỵ. Về bản chất là cấm kỵ và đề tài
này còn đưa ra điểm chung cho 3 nguồn bất mãn chủ yếu: bloggers, bất
đồng chính kiến và đường phố. Nói cách khác, nếu chính quyền điên lên
đến mức bỏ tù các bloggers và cho bên ngoài thấy hình ảnh tồi tệ của
mình, làm hỏng cả những nỗ lực đã bỏ ra bao năm trời, thì đó là vì chính
quyền sợ sẽ có một mặt trận chung chống Trung Quốc hình thành.
Tình
cảm này trước đây có lợi vì nó ve vuốt bản sắc dân tộc. Nhưng bây giờ
chính quyền cho rằng Việt Nam không được phép có sự xa xỉ ấy nữa: nước
này phụ thuộc không những về mặt cơ cấu thương mại với Trung Quốc (60%
số hàng nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc), mà còn cả về tài chính
(thậm chí cả tiền tệ). Người ta biết, dù không có bằng chứng chính
thức, rằng Việt Nam đã bí mật sang xin tiền Trung Quốc để khỏi phải bỉ
mặt công khai đi vay Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Nhưng tiền vay thì phải
trả, nhất là vay bí mật. Cho nên với Trung Quốc đã có thỏa thuận, trao
đổi, mặc cả. Ta thấy chính quyền Hà Nội làm mọi thứ để bịt miệng những
kẻ phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc trên biển Trung Hoa
(biển Đông theo tiếng Việt), thậm chí cả khi chính sách này làm hại đến
mình (như chuyện liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa), và bịt miệng những
người chỉ trích những điều kiện quá ưu đãi mà chính quyền dành cho các
doanh nghiệp Trung Quốc.
Nếu phải
phân biệt giữa bloggers và các nhà bất đồng chính kiến, thì cũng phải
phân biệt giữa các blogs chỉ trích thông thường và các blogs động chạm
đến quan hệ Việt-Trung. Loại thứ nhất bị quấy rối, thỉnh thoảng lại bị
công an gọi lên (như các tác giả của blog boxite đã trở thành tiếng nói
của giới trí thức Việt Nam) và, một cách ma mãnh hơn, là bị nhân bản
bằng những blog cá nhân giả danh thực ra là do người của chính quyền
nắm; loại thứ 2 bị thẳng tưng coi là mục tiêu trấn áp. Phân biệt rõ
ràng. Tuy nhiên cần nói rõ: phản đối chính quyền yếu đuối trước Trung
Quốc là một việc dũng cảm, nhưng điều đó không có nghĩa là cởi mở dân
chủ. Chỉ cần đọc qua một số blogs là thấy chủ nhân của chúng đôi khi có
những lập luận kiểu nước lớn, dân tộc cực đoan.
Ngại vết dầu loang
Đối
với chính quyền, việc dân chỉ trích chính sách đối ngoại của họ là nguy
hiểm, vì dân Việt vốn đã chẳng mấy ưa Trung Quốc. Vấn đề lãnh thổ cực
kỳ nhạy cảm, còn hơn cả chuyện bô xít, vì nó biểu trưng cho việc Việt
Nam lùi bước trên đường biển sau khi đã lùi bước trên đường bộ. Năm
1999, người Việt đã rất khó chịu khi mất 227 cây số vuông vào tay anh
bạn láng giềng, đặc biệt là thác Bản Giốc và ải Nam Quan nổi tiếng, nơi
trước đây hai bên sứ thần vẫn tiến hành trao đổi. Người Việt nổi giận,
vào cuối năm 2007, khi được tin Hoàng Sa đã bị biến thành một đơn vị
hành chính của Trung Quốc: thành phố Tam Sa (Sansha). Xung đột liên tục
diễn ra đặc biệt là giữa dân chài hai nước, nhưng vẫn không ngăn được
việc Hoàng Sa đã mất.
Và thế là dân
chúng suy nghĩ và tự đặt câu hỏi. Chưa bao giờ chỉ trích xã hội lại đi
xa đến thế. Tình cờ nói chuyện với bà chủ một quán café bình thường ở
Vinh, chúng tôi ngạc nhiên thấy tự nhiên bà này hăng tiết rồi cao giọng
nói dù chế độ Sài Gòn ngày xưa có là bù nhìn của Mỹ đi chăng nữa, những
người lính của chế độ ấy vẫn chiến đấu kiên cường năm 1974 để lấy lại
những hòn đảo đã bị chính quyền cộng sản ngoài Bắc để cho Trung Quốc
chiếm giữ: “Hơn 100 người đã bỏ mạng, trong đó có nhiều sĩ quan,
nhưng đảo đã lấy lại được. Ngày nay, những người còn sống sót sau chiến
công anh hùng đó thậm chí còn không được coi là thương binh. Thật là
thảm hại!”. Ở Việt Nam này, rất ít khi thấy ai ca ngợi chính quyền
miền Nam, đặc biệt là ở miền Trung và miền Bắc, nên lời nói của người
đàn bà này càng thêm sức nặng. Cuối cùng, bà kết luận: “ Hai anh tôi
đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại chính quyền miền Nam, tôi khổ tâm
lắm, thế mà tôi buộc phải công nhận với các anh là kẻ thù ngày xưa còn
bảo vệ lãnh thổ quốc gia tốt hơn chúng tôi bây giờ.”
Trong
không khí căng thẳng ấy, cái gì cũng nổi lên hết. Từ biển đảo đến bô
xít, người ta tiến tới lật lại hồ sơ chủ nghĩa Mao, cải cách ruộng đất,
sự phản bội của Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ; rồi chẳng chóng
thì chầy người ta sẽ nhắc tới các mỏ apatit ở miền Bắc vốn cũng trong
cùng tình trạng với các mỏ bô xít ở miền Trung. Rồi người ta lại tự hỏi
sức nặng kinh tế thực sự của Trung Quốc là gì, bao nhiêu công ty Việt
Nam đã bị mua chuộc, tại sao Trung Quốc lại được hưởng đối xử ngoại giao
khác với các nước khác. Nhiều tin đồn điên rồ đang lan tràn về việc
Trung Quốc có kế hoạch xâm chiếm Việt Nam, như một minh chứng rõ ràng
cho nỗi bức xúc của nhân dân.
Cần
phải hiểu rõ diễn biến tình hình từ năm 2008. Cho tới thời điểm đó,
chính sách ngoại giao, cũng như chính sách nói chung, chỉ là việc của
chính quyền. Dân chúng tự hài lòng với việc lơ đãng nhìn TV một tí khi
bản tin thời sự hầu như chỉ là một chuỗi các hình ảnh chán ngắt về các
chuyến thăm viếng chính thức, các đoàn ngoại giao và các vị khách mời
nước ngoài uy tín. Dân chúng không những không tham gia vào chính sách
mà nói cho đúng ra là không quan tâm. Và trong các trường hợp gai góc
thì thông tin bị giấu nhẹm: thời đó chẳng ai biết gì về việc xử lý bí
mật việc phân chia đường biên giới trên bộ. Cũng như chẳng biết gì việc
Việt Nam bảo hộ chính trị với Lào và cái cách mà Việt Nam đã mất đi sự
bảo hộ ấy. Từ bấy tới giờ mọi thứ đã thay đổi, công luận tham gia ngày
càng tích cực và mạnh mẽ hơn vào các cuộc bàn luận về chính sách đối
ngoại. Nguồn cơn của sự thay đổi ấy chính là vấn đề Trung Quốc đã động
phải một sợi dây vô cùng nhạy cảm của lòng tự hào dân tộc. Hơn cả vấn đề
tự do ngôn luận, chính những sự sỉ nhục liên tiếp này mới là lý do
khiến các công dân không còn có thể mãi e dè nữa.
Việc
ý thức dân tộc đang được thức tỉnh mạnh mẽ chính là mối nguy to lớn
nhất đối với đảng cộng sản từ nhiều năm nay. Đảng bị tấn công dữ dội
trên mặt trận dân tộc chủ nghĩa, vốn là thế mạnh của mình. Nếu như làm
mất uy tín phe đối lập gồm có lèo tèo vài người bất đồng chính kiến và
các tổ chức đến từ nước ngoài là dễ dàng, thì đối phó với sự tức giận
của dân chúng trước việc thể diện quốc gia bị xúc phạm là không đơn giản
chút nào. Đảng bị thua ngay trên sân nhà là chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Trong suốt bao nhiêu thập kỷ, Đảng đã xây dựng Việt Nam thành một huyền
thoại, ca ngợi truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm và tinh thần
thượng võ của dân tộc. Thế mà giờ đây ai cũng bảo đảng chịu uốn mình chỉ
vì vài lý do kinh tế tài chính tầm thường…
Trong
bối cảnh ấy, khi Đảng chuẩn bị đại hội XI cũng là lúc người ta bắt đầu
lo lắng. Đất nước mở cửa chính là dịp để chơi một trò ảo thuật chính
trị, lén lút chuyển cái chính danh do đã chiến thắng về mặt quân sự
thành cái chính danh do đã mang lại tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
Bản thân Đảng cũng đưa yếu tố chính trị xuống hàng thứ hai mà đặt cược
tất cả vào phát triển kinh tế. Nguy cơ quả thật là lớn. Hóa đơn sẽ nặng.
Nếu kinh tế khó khăn, uy tín Việt Nam giảm sút, như từ khi bắt đầu
khủng hoảng năm 2008, thì không gì có thể thay thế được những lý lẽ hay
ho thời xưa đã từng gắn chặt Đảng với lịch sử dân tộc. Đứng trên quan
điểm của mình, chính quyền có lý khi lo ngại sự kết nối giữa nỗi bức xúc
của những người dân thường, các bloggers và cả phe bất đồng chính kiến.
Và thế là, một kết quả không lường trước của việc Trung Quốc lăng nhục
Việt Nam là dân chúng lại bắt đầu làm chính trị, trong khi Đảng 10 năm
nay không còn làm nữa.
Trang sử phi chính trị hóa quần chúng đã được lật qua.
No comments:
Post a Comment