Cuộc tọa thiền tập thể của nhóm học viên Pháp Luân Công trước cửa Lãnh sự quán TQ ở TP HCM nhân vụ xử hai học viên ở Hà Nội sáng thứ Năm 6/10 đã nhanh chóng bị giải tán.
Một người tham gia
cuộc tọa thiền, ông Nguyễn Văn Nghĩa, nói với BBC rằng nhóm
học viên khoảng 30 người, gồm "đủ loại thành phần và lứa
tuổi".
Ông Nghĩa nói từ TP Hồ Chí Minh:
"Cuộc tọa thiền bắt đầu vào khoảng 7:30 sáng trước Tòa lãnh
sự ở Quận 1, chừng một tiếng sau thì công an tới hốt cả nhóm
đi".
"Chúng tôi tham gia ngồi thiền trước
Lãnh sự quán Trung Quốc với hai đòi hỏi: Trung Quốc phải chấm
dứt việc đàn áp Pháp Luân Công ở trong nước họ; và Chính phủ
Việt Nam cần trả tự do cho hai người bị bắt vì phát thanh thông
tin về Pháp Luân Công".
Phiên xử học viên
Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và anh rể ông, ông Lê Văn Thành, tội
'Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông' đáng ra phải diễn
ra vào buổi sáng 6/10, nhưng bị hoãn vào phút chót.
Cho
tới 8 giờ tối giờ Việt Nam, phần lớn nhóm học viên Pháp Luân
Công ngồi thiền trước Lãnh sự quán Trung Quốc đã được cho về
nhà.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa nói với BBC rằng
công an khi giải tán đám đông không sử dụng bạo lực, nhưng "có
lôi kéo mọi người rất dữ".
Ông cũng nói có người mặc áo vàng in dòng chữ của môn phái Pháp Luân Công "đã bị lột áo".
"Họ
giải thích việc tụ tập không có phép như vậy là gây mất trật
tự trị an. Họ cũng lập biên bản và nói sẽ xử phạt hành
chính những người tham gia".
Việt Nam, tuy
chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công, luôn bác bỏ rằng môn
phái này tồn tại ở trong nước, và nói chỉ có người tập
luyện dưỡng sinh vì sức khỏe.
Một số nhân
chứng khác cho hay buổi tập công buổi sáng thứ Năm tại công
viên Lê Văn Tám cũng đã bị công an giải tán "bằng cách phun
nước".
Các học viên Pháp Luân Công đã tập
họp tại công viên này để tập công vào khoảng 5:30 sáng, sau đó
một nhóm rút đi để tham gia hoạt động ngồi thiền.
Hoãn phiên tòa
Trong
khi đó bà Lê Thị Thu Hòa, vợ bị cáo Vũ Đức Trung trong phiên
xử ở Hà Nội, cho hay bà nhận được tin hoãn xử từ tòa án khi
vừa đặt chân tới cổng tòa án.
Ông Trung, nguyên Giám đốc Công ty Phần mềm Nhân Hòa, và Lê Văn Thành, anh rể của ông Trung, bị bắt từ tháng 6/2010.
Luật
sư Trần Đình Triển, người tham gia phiên tòa xử với tư cách là
Luật sư biện hộ cho ông Vũ Đức Trung cũng nhận được thông báo
này vào hôm thứ Năm 6/10.
Việc trì hoãn
phiên tòa lần này là do Cục tần số Vô tuyến điện Bộ Thông tin
và Truyền thông làm văn bản yêu cầu.
Cục này tham gia phiên xử với tư cách cơ quan giám định, ông Triển cho biết.
“Thường
là một vụ án hình sự thì kể cả Luật sư vắng mặt và nếu
giám định viên có trong hồ sơ vụ án, để đảm bảo cách xét xử
một cách nhanh chóng thì người ta vẫn tiến hành bình thường”.
"Trong
trường hợp này, cho dù Cục tần số Vô tuyến điện đóng vai trò
như cơ quan giám định, hay một nhân chứng và cơ quan có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan thì cũng không có lý do gì để trì
hoãn phiên tòa".
Luật sư Trần Đình Triển
Ông
nói thêm: “Trong trường hợp này, cho dù Cục tần số Vô tuyến
điện đóng vai trò như cơ quan giám định, hay một nhân chứng và
cơ quan có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì cũng không có
lý do gì để trì hoãn phiên tòa”.
Trong
bản cáo trạng, Cục này đã tiến hành thanh tra và đưa ra kết
luận rằng những thiết bị của Công ty phần mềm Nhân Hòa chưa có
giấy phép sử dụng.
Luật sư Triển nói ông
“rất cần Cục tần số tham gia tố tụng cho vụ án này” nhằm
làm rõ mức độ vi phạm của ông Vũ Đức Trung.
Dựa
vào Luật Bưu chính viễn thông, mức sóng mà thiết bị này phát
tán ra chưa đủ lớn để bị truy tố hình sự, ông Triển nói thêm.
Ông
nói vẫn chưa nhận được thông tin gì về phiên tòa xét xử tiếp
theo tuy nhiên, dự tính sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2011.
Hai
ông Trung và Thành đã bị bắt khẩn cấp ngày 10/06/2010 vì cáo
buộc vi phạm điều 226 ‘đưa lên mạng những thông tin trái pháp
luật gây hậu quả nghiêm trọng’.
Cục Tần số
Vô tuyến điện Bộ Thông tin và Truyền thông đã thu giữ ba hệ thống máy
phát sóng và các phương tiện kỹ thuật "phục vụ việc phát sóng trái
phép" đặt tại hai địa chỉ ở ngoại thành Hà Nội.
Cáo
trạng của Viện Kiểm sát nói qua quá trình điều tra, cơ quan
chức năng đã xác định rằng vào khoảng giữa năm 2007, ông Trung "trở
thành hội viên một môn phái bị cấm tại nước ngoài".
Theo
Viện Kiểm sát, việc phát sóng đã được thực hiện từ tháng 4/2009
cho đến khi bị phát hiện là tháng 6/2010 với thời lượng từ 5h đến
23h hàng ngày.
Luật sư Triển cũng cho biết
hiện nay Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào cấm môn
phái này, vốn bị Chính phủ Trung Quốc cho là 'tà đạo' và cấm
hoạt động ở trong nước.
Nguồn: bbc.co.uk
No comments:
Post a Comment