Thursday, October 6, 2011

Lòng người và thời cuộc

Huỳnh Ngọc Tuấn - Việt Nam có câu ca dao: “Dò sông dò biển dể dò. Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”. Đó là kinh nghiệm của ông cha ta về lòng người. Quả vậy, suy nghĩ ,tình cảm của con người biến thiên theo thời cuộc. Khi thời cuộc thay đổi thì lòng người cũng theo đó mà thích nghi. Không những điều này đúng với giới bình dân mà còn đúng với tầng lớp thức giả. “Thức thời mới là tuấn kiệt “!


Còn tầng lớp ưu tú của giới thức giả còn tinh anh hơn nhiều, họ nhìn thấy điều gì sẽ xảy ra, sắp xảy ra, nhất định xảy ra. Khi thiên hạ vẫn còn mơ màng thì tầng lớp này đã chuẩn bị sẵn sàng cho vận hội mới , thời cơ mới. Và chính những con người này làm nên lịch sử hay ít ra họ cũng không bị lịch sử bỏ rơi. Họ là những con người biết mình, biết người, biết thời cuộc cho nên họ luôn đi trước một bước,họ không tạo nên thời cuộc nhưng biết thích ứng với thời cuộc. Họ chờ đợi thời cuộc đổi thay và nắm lấy thời cơ chứ không bị thời cuộc làm cho bất ngờ, choáng váng, những người này không có nhiều trong bất cứ xã hội nào.Thời nào người dân cũng bị thời cuộc thôi thúc, hoặc bị cuốn theo, có người sẽ là nạn nhân của thời cuộc nếu quá chậm chân vì thiếu nhạy cảm hoặc quá bảo thủ nên u mê, nhưng đa số còn lại đều kịp đặt chân lên chuyến tàu cuối cùng của thời cuộc. 

Vừa qua trên mục điểm báo của RFI có bài “Thanh lọc: Thách thức đối với tân chính quyền tại Lybia”. Xử lý thế nào đối với hơn 750 ngàn công chức chế độ cũ? Theo báo Le Monde, đó là thách thức lớn đối với tân chính quyền Libya trong giai đoạn tới. 

Chính quyền quân nổi dậy tại Libya ngày càng được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Hôm qua, Hội nghị thượng đỉnh các nước ủng hộ Libya đã diễn ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, quốc kỳ mới của Libya cũng đã được kéo lên tại Liên Hiệp Quốc. Lãnh đạo Hội đồng Quốc gia Lâm thời Libya (CNT) đã hội kiến nhiều nguyên thủ, trong đó có cả tổng thống Mỹ Barack Obama. Theo lịch trình, thứ bảy tới, tại buổi họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo CNT sẽ có bài phát biểu chính thức trước đại diện của hơn 190 nước thành viên. Trong gam màu tươi sáng đó, nhật báo Le Monde nhìn vào một thách thức to lớn mà CNT phải đối mặt, đó là việc chọn cách xử lý phù hợp cho hơn 750 000 cán bộ công chức của chế độ cũ. Bài viết chạy dòng tựa khá ấn tượng : «Thời kỳ thanh lọc bộ máy ». 

Ai là người từng ủng hộ chế độ Kadhafi ? Ai là người còn ủng hộ Kadhafi ? Câu hỏi này luôn ám ảnh người Libya trong hiện tại. Le Monde cho hay, một thái độ « thức thời » đang ngự trị tại Tripoli, ai cũng cam kết rằng mình rất ghét chế độ độc tài Kadhafi, đến nỗi mà người ta có cảm giác rằng tại Libya, đã không có người nào đã từng làm việc cho chính quyền Kadhafi. 

Những người trung thành với ông Kadhafi đã tẩu thoát về các cứ địa cuối cùng của như Syrte, Beni Walid, hay ra nước ngoài, đến Niger, Algéri và Tunisia, thế còn những người ở lại, họ cũng từng là công chức làm việc dưới thời Kadhafi, phải thanh lọc họ thế nào khi ai cũng bảo mình chưa từng ủng hộ Kadhafi? (hết trích) 

Theo bài báo thì khi chế độ độc tài Gaddafi hoàn toàn sụp đổ. Hội đồng quốc gia chuyển tiếp về tiếp quản thủ đô Tripoli của Libya, họ phải đối mặt với một sự thật đó là công việc bề bộn, phức tạp. Khi bắt tay xây dựng lại đất nước Libya mà sự tàn phá về vật chất và lòng người đều to lớn như nhau, những người trong chính phủ chuyển tiếp của Libya nhận xét: Không có một người nào nhận mình là đã từng cộng tác hoặc ủng hộ Gaddafi. Tất nhiên chẳng có ai tin vào việc này vì theo bài báo chế độ Gaddafi có đến 750 ngàn nhân viên và quan chức phục vụ, đó là chưa kể đến thành phần “ăn theo” (từ của Việt cộng dùng trước đây là “theo đóm ăn tàn”). 

Không cần phải thông minh thì cũng hiểu được rằng nếu không có 750 ngàn nhân viên và quan chức cúc cung tận tụy phục vụ thì chế độ của Gaddafi làm sao có thể tồn tại đến 42 năm? Nhưng tại sao khi chế độ độc tài sụp đổ và Gaddafi phải trốn chạy như con chuột thì không một ai muốn nhận là mình đã từng gắn bó, phục vụ hoặc ủng hộ Gaddafi ? Điều này thật dể hiểu vì có ai muốn mình bị nghi ngờ, bị khó khăn và nhất là mất cơ hội trong chế độ mới. Họ phủ nhận mọi sự liên hệ với bất cứ mức độ nào với chế độ Gaddafi vì: Một phần họ lo sợ trả giá cho những tội ác của họ, một phần vì cảm thấy bất an, xấu hổ và một phần họ sợ mất cơ hội ,quyền lợi trong một xã hội mới. 

Muốn có cơ hội trong chế độ mới chắc chắn không ít người phủ nhận mọi liên hệ với Gaddafi hoặc hơn nữa họ thẳng tay mạt sát Gaddafi !? Tôi không hiểu gì nhiều về đất nước và con người Libya- một xứ sở xa xôi ở tận Bắc Phi,xứ sở của đạo Hồi, của dầu lửa, của sa mạc mênh mông và của những người phụ nữ Ả rập đẹp tuyệt vời. Nhưng tôi hiểu lòng người thì ở đâu cũng thế. Người dân dù nhanh hay chậm , họ cũng sẽ ủng hộ cho ai (thế lực nào) nắm được thời và thế trong tay, người dân hướng về lực lượng nào có đủ sức mạnh để nắm quyền lực và vận mệnh quốc gia,họ sẽ ủng hộ cho ai nắm được tương lai và ruồng bỏ những ai sẽ thuộc về quá khứ. 

Tại Việt Nam, đã từng xảy ra điều này và sẽ xảy ra trong tương lai: Đó là sau năm 1975 có một thành phần trỗi dậy trong xã hội mà người ta gọi là “cách mạng mùa”, “cách mạng 75” đây là thành phần “theo đóm ăn tàn” mà không có một người Việt nam nào không biết. Họ là những người trước đây có được sống ấm no,hạnh phúc và đầy cơ hội thăng tiến trong chế độ củ,nhưng khi VNCH sụp đổ,có không ít người đã miệt thị,phỉ báng chế độ đã cho mình cơ hội ăn học thành tài,họ sẵn sàng ton hót chế độ mới,kể công rằng mình đã từng đi biểu tình chống chiến tranh,chống Mỹ -Thiệu để mưu tìm một chổ đứng trong chế độ mới,nón cối và dép lốp trở thành “mốt” thời thượng. (nhắc lại điều này thật đau lòng) 

Lúc này đây không xa nhà tôi có một gia đình, bà vợ là con của một ông xã trưởng của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Khi Việt nam Cộng hòa sụp đổ, ông xã trưởng rất được lòng dân này bị đưa đi “cải tạo”. Sau khi được thả về với gia định, ông ta luôn bị o ép, làm nhục như bắt đi dọn vệ sinh ở các cơ quan xã, quét sân,nấu nước pha trà phục vụ cho cán bộ xã những ngày lễ hay hội họp. Không chịu nhục được ông ta mổ bụng tự sát. Tôi vô cùng kính trọng con người này nhưng buồn cho ông ta vì ông ta sinh ra một người con gái bất hiếu. Người con gái đó đã vì một chút quyền lợi và hư danh mà chế độ cộng sản ban phát cho mà gọi chế độ VNCH và người cha đáng kính của mình là Ngụy. Điều mỉa mai hơn nữa là chị ta làm dâu trong một gia đình HO đang định cư tại Hoa Kỳ, chị và các con chị đang sống bằng tiền từ gia đình nhà chồng bên Mỹ gởi về. Bài hát mà chị ta ưa thích nhất là bài “Bão nỗi lên rồi”.Chị ta hát một cách say sưa và hãnh diện ở những ngày lễ lớn,lễ nhỏ của chế độ VC. 

Lòng người thật khó lường. Số phận của Gaddafi và chế độ độc tài tại Lybia là như vậy. Còn Việt Nam Cộng sản thì sao? Câu trả lời là : cũng sẽ như vậy, thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi chế độ Việt Cộng sụp đổ (điều này là tất yếu và sẽ không quá lâu) thì lúc đó sẽ không có một ai muốn nhận mình là đã từng phục vụ cho chế độ, hoặc đã từng “theo đóm ăn tàn” vì sợ. Không phải sợ trả thù vì lúc đó Việt nam có một nền pháp trị nên không ai dám nghĩ đến chuyện trả thù. Nhưng họ xấu hổ vì đã từng phục vụ hoặc ủng hộ cho chế độ độc tài tàn ác, phi nhân tính và làm tay sai cho ngoại bang,phản bội dân tộc mình. Và những người trẻ- con cháu của họ sẽ phủ nhận họ, miệt thị họ vì cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Sẽ không có một người trẻ nào muốn nhận mình là con của một gia đình Việt cộng, có cha mẹ là Đảng viên Cộng sản, là công an…. cũng giống như Lybia bây giờ. Trông người hãy nghĩ đến mình, hy vọng ngay bây giờ những người cộng sản và con cháu của họ hãy nghĩ đến ngày tàn của chế độ. Hãy chuẩn bị cho mình và con cháu mình một tương lai tươi sáng. Hãy mang đến cho bản thân quý vị và con cháu quý vị một khung trời tự do, tràn đầy ánh sáng của danh dự và lương tâm. Quý vị làm sao để con cháu quý vị được ngẫng cao đầu mà sống trong một chế độ dân chủ- tự do chứ không phải tủi hổ vì quá khứ và tội lỗi của quý vị. Còn quý vị nghĩ rằng chế độ này sẽ vững bền cũng nhật nguyệt và chẳng có ai có thể đụng đến sợi lông chân của quý vị thì điều này tùy quý vị. Nhưng hãy nhìn Mubarak và Gaddafi rồi hãy cho phép mình tự tin như vậy. 

Quangda1959@gmail.com

Dân Làm Báo cám ơn nhà báo Trần Quang Thành đã chuyển bài viết của tác giả đến thôn DLB

No comments:

Post a Comment