Friday, October 21, 2011

Không biết ngành an ninh có nghĩ đến bài học lịch sử này?


Vũ Cao Đàm - Ngày 3 tháng 12 năm 2004, trên tờ Wall Street Journal đăng bài báo của Andrew Higgins với tiêu đề: “Đồng chí ‘Chris Petersen’ – Người bạn lớn tại Trung Quốc và Albania; ‘Kế hoạch Mongol’ đã nói lên tất cả”. Bài báo nói về cuốn sách của Hoekstra – một cựu quan chức ngành tình báo Hà Lan (BVD) tiết lộ việc một nhân viên tình báo Hà Lan đã trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hà Lan như thế nào…
Chúng ta hãy điểm lại vài sự việc được nêu trong bài báo (bạn đọc có thể tham khảo toàn văn bài báo đính kèm bài viết này). Bài báo nói về nhân viên tình báo của Hà Lan (BVD) Pieter Boevé đã rất thành công khi nhập vai Tổng bí thư Đảng Cộng sản Marxist-Leninist Hà Lan trong quan hệ với các nhà lãnh đạo cộng sản có tên tuổi hàng đầu thế giới, như Khrushchev, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Enver Hoxha.
Pieter Boevé cho biết, ông chưa bao giờ là một người theo chủ nghĩa Mao mà chỉ là một giáo viên toán yêu thích âm nhạc và sân khấu và được tuyển dụng làm nhân viên tình báo của BVD.
Khi cuốn sách được công bố thì Boevé đã 74 tuổi.
Câu chuyện bắt đầu khi ông tham gia phong trào thanh niên và được mời đến Moscow tham dự một đại hội liên hoan thanh niên thế giới vào năm 1957. Ông được mời tham dự một buổi chiêu đãi của Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev.
Tuy nhiên, không ai biết rằng, sau khi về nước, Boevé đã tóm tắt toàn bộ nội dung buổi họp mặt này cho tình báo Hà Lan. Ông Hoekstra, cựu Giám đốc cơ quan phản gián chống lại các quốc gia cộng sản và tác giả của quyển sách vừa xuất bản, nói rằng việc tuyển mộ Boevé thoạt đầu không có vẻ gì là có lợi ích to lớn, chủ yếu chỉ nhằm theo dõi hoạt động của những người cộng sản tại địa phương.
Không lâu sau hội nghị Moscow, Boevé được mời đến thăm Trung Quốc, lúc đó vẫn còn là một nước đồng minh thân Liên Xô. Trong thời gian ở Trung Quốc, ông ta nhận ra một sự kiện rất hệ trọng: các nhà lãnh đạo Trung Hoa chỉ trích những người đồng chí Moscow vì đã cắt viện trợ cho Bắc Kinh. Biến chuyển này đánh dấu một sự kiện về chia rẽ Trung - Xô. Thông tin về sự rạn nứt của phong trào cộng sản vì vậy đã rất sớm được cung cấp cho BVD, và được cung cấp nhanh chóng cho CIA. Điều này cho chúng ta hiểuvì sao CIA đã có những thông tin rất sớm về sự rạn nứt của phong trào cộng sản quốc tế.
Sự kiện này đồng thời cũng đã đem lại cho nhân viên tình báo Boevé một vai trò rất sáng giá.
Vì sự rạn nứt với với Moscow, Trung Cộng bắt đầu tìm kiếm những người cộng sản tại châu Âu và các quốc gia khác. Với Hà Lan, Trung Cộng nghĩ ngay đến con bài Boevé. Đầu thập niên 1960, Boevé được mời đến Trung Quốc để tham dự một khóa huấn luyện kéo dài 6 tuần lễ về tư tưởng Mao Trạch Đông và kinh nghiệm xây dựng đảng. Boevé cho biết, ông đã bắt chước rất hay những lời lẽ tuyên truyền và cách thức tổ chức của Trung Cộng. Điểm khó khăn nhất theo lời ông chính là làm thế nào để đứng vững trước sự thay đổi ngoắt nghéo về chính trị liên quan đến Trung Quốc, nơi luôn diễn ra các cuộc thanh trừng.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hà Lan vẫn tiếp tục mời mọc Boevé, bây giờ đã mang tên mới, là Chris Petersen, tham gia các hoạt động của mình tại The Hague, đồng thời kêu gọi đóng góp tài chính để ra đời một tờ báo thân Mao, mang tên De Kommunist (Người cộng sản).
Sau một năm, vào năm 1969, tờ báo De Kommunist đăng một bản tuyên bố về sự ra đời Đảng Cộng sản Marxist-Leninist của Hà Lan do Chris Petersen làm Tổng bí thư. Ngoài Chris Petersen giữ chức Tổng bí thư, đảng này còn có một Chủ tịch Đảng và một Ủy ban trung ương Đảng.
Một thập niên sau đó, đảng của Chris Petersen đã giúp cơ quan mật vụ Hà Lan chia cắt các hoạt động hợp pháp của những người cộng sản Hà Lan, giữ quan hệ với các nhóm thân Mao và xây dựng quan hệ chặt chẽ với Nhà nước Trung cộng. Chris Petersen thường xuyên đưa ra các tuyên bố về việc những người cộng sản thực thụ là những kẻ... như cách nói bây giờ, là... bị thế lực thù địch lôi kéo, đồng thời kêu gọi cử tri không bỏ phiếu cho họ.
Vào những năm 1980, Trung Quốc không còn là một đối thủ đáng ngại mà đang từng bước trở thành một đối tác kinh doanh có tiềm năng. Tờ báo De Kommunistđóng cửa. Tháng 9/2004, một nhân vật cao cấp của Sở tình báo trung ương Hà Lan, ông Frists Hoekstra, đã làm kinh ngạc thế giới cộng sản và nhất là những người Maoists khi cho ra một cuốn hồi ký tiết lộ bí mật của Dự án Mông cổ (Project Mongol) và nhiều chương trình bí mật khác, trong đó đặc biệt đã công bố sự kiện về nhân viên tình báo Boevé trong vai Tổng bí thư Đảng cộng sản Chris Petersen…
Sau khi lên truyền hình công bố kỳ tích của mình, Petersen về ẩn dật tại một thành phố nhỏ có tên Zandvoort. Ông là Ủy viên Hội đồng thành phố và làm tư vấn nhà đất cho những người lớn tuổi. Ông cũng đã đứng ra thành lập một đảng mới: đảng đại diện cho những người cao niên. Đảng này không có nhiều đảng viên, nhưng theo lời ông Boevé: "Lần này mới là đảng thật".
Cứ đặt tình huống rằng Đảng Cộng sản Hà Lan của Petersen là đảng cầm quyền, thì với vai trò là một đảng thân Mao, liệu ông Tổng bí thư này có bán đứng những vùng đất như Tây Nguyên cho Trung Cộng không? Liệu ông Tổng bí thư này có cắt 300.000 hecta rừng biên giới cho Trung Cộng “thuê’... nửa thế kỷ hay không? Liệu ông Tổng bí thư này có cho Trung Cộng thắng thầu tới 90% công trình công nghiệp quan trọng không?... Để rồi có tới một triệu mấy tráng đinh người Hán (chiếm gần 2% dân số đang sống trên đất Việt Nam) trấn đóng trên suốt mọi miền đất nước hay không?
Chúng ta thật không rõ, ngành an ninh có nghĩ đến những bài học lịch sử kiểu này hay không?
V.C.Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN kèm theo Phụ lục dưới đây:
In From the Cold:
He Was a Communist For Dutch Intelligence
Comrade 'Chris Petersen' Was Big in China and Albania;
'Project Mongol' Tell-All
By ANDREW HIGGINS
Staff Reporter of THE WALL STREET JOURNAL
December 3, 2004; Page A1
ZANDVOORT, Netherlands -- As secretary-general of the Marxist-Leninist Party of the Netherlands, Chris Petersen traveled the globe during the Cold War, wowing Communist leaders with his revolutionary zeal and anticapitalist diatribes.
"I could make speeches for hours and you would think that Mao Tse-tung himself had been my teacher," recalls the now-retired party chief.
The Chinese Communist Party was so impressed, it regularly gave the ranting Dutchman the full red-carpet treatment in Beijing: banquets in the Great Hall of the People, an audience with Mao, envelopes stuffed with cash and tributes in the People's Daily. Albania's Communists were also big fans.
Now, with communism all but dead, the Dutchman has decided to come clean: Both he and his party were a sham.
He says he was never a Maoist but an opera-loving math teacher moonlighting for Dutch intelligence. His name, his politics and his party, he says, all were concocted in a plot to penetrate militant Marxist subculture.
"Nothing was real," says the ex-Mr. Petersen, who now lives under his real name, Pieter Boevé, here in Zandvoort, a seaside resort town west of Amsterdam. The only genuine part of a revolutionary career that lasted decades, he says, was a fondness for Chinese food: The Chinese Communist Party, Mr. Boevé recalls, had excellent cooks.
clip_image001The Central Intelligence Agency, which got regular updates on the mock Maoist movement, dubbed it "Operation Red Herring," according to Dutch intelligence. (The CIA won't comment.) The Dutch called it "Project Mongol."
The unmasking comes at an uncomfortable time for Dutch security services, now under fire for post-Communist bungling. Having infiltrated Maoist groups with gusto, they lost track of an Islamic radical blamed for the murder last month of filmmaker Theo van Gogh.
Mr. Boevé, who appeared on television in a recent documentary about the Dutch secret service while wearing a fake beard and Groucho Marx plastic nose and glasses, says his past exploits provide tips that could help con Islamist extremists, but he doesn't envy anyone who might try: "It's very dangerous," he says.
In a country where erstwhile Maoists and other radicals have become pillars of the establishment, the exposure of the phony Marxist-Leninist Party of the Netherlands, or MLPN, has caused dismay and embarrassment. Frits Hoekstra, a former high-ranking security official, shocked former colleagues in September by publishing a book that described Project Mongol and other escapades. The interior minister ordered an investigation into whether state secrets were divulged. Former Maoists are aghast.
clip_image002
Albanian dictator Enver Hoxha, gesturing, meets Pieter Boevé,
 right, in Tirana, Albania.
"I totally wasted 12 years of my life," says Paul Wartena, an ex-MLPN member who was so dedicated to the cause he used to donate 20% of his salary to the fake party. He says he "had some doubts now and then" about the MLPN but stayed loyal because "I was very naive and Mr. Boevé was such a good actor." Now a researcher at a university in Utrecht, Mr. Wartena wants Dutch intelligence to pay him back for all his donations.
Mr. Boevé, now 74, scoffs at his acolyte: "He was an idiot."
Mr. Boevé says he, too, is upset that his caper leaked but that Mr. Hoekstra's book forced him in from the cold.
Conning so many people, says Mr. Boevé, was "not the most beautiful thing," but it was a great adventure. He visited China about 25 times, made frequent trips to Albania and duped radical leaders in the West. After each journey, he went to a safe house in Amsterdam to pass on tidbits of information.
Set up and run by spooks in 1969, his party, the MLPN, had its own newspaper, De Kommunist, written and edited by the secret service. As well as Mr. Boevé playing Chris Petersen, the secretary-general, it had a chairman (another fraud) and a Central Committee stacked with secret agents. To add authenticity, the party let Mr. Wartena and a handful of other true believers join its otherwise nonexistent ranks, telling them that they were part of a network of underground cells.
Mr. Boevé first started working as an informant for the Dutch secret service, then known as the BVD, in the late 1950s and started using a fake name. Invited to Moscow for a youth festival in 1957, he attended a reception hosted by Nikita Khrushchev and briefed Dutch intelligence.
Mr. Hoekstra, a former head of counterintelligence against Soviet-bloc countries and author of the recent book, says Mr. Boevé's recruitment wasn't at first seen as a big deal, but, rather, as part of routine tracking of local Communists.
clip_image003Shortly after the Moscow festival, however, Mr. Boevé got an invitation to China, then still aligned with the Soviet Union. While in China, he kept hearing Chinese officials curse Moscow, which had just cut funding to Beijing. The move marked the start of the Sino-Soviet split -- and of Mr. Boevé's role as an unlikely prize agent.
Desperate for allies against Moscow, China searched out Communists in Europe and elsewhere. Mr. Boevé, encouraged by the BVD, offered his services. He visited China in the early 1960s for a six-week course on Mao Tse-tung Thought. He says he got good at mimicking Chinese propaganda. The main difficulty, he says, was keeping up with the wild zigzags of Chinese politics: his hosts kept getting purged.
Chinese diplomats in Holland invited the man they knew as Chris Petersen to their mission in The Hague and gave money to help finance a Maoist newspaper secretly edited by the BVD. The result was De Kommunist. Mr. Hoekstra, the former spy and now a business consultant, says he once wrote a screed against the Dutch government. "As a civil servant, it was very satisfying," he says.
After a year, De Kommunist announced with fanfare in 1969 the foundation of the Marxist-Leninist Party of the Netherlands. "In order to limit as far as possible the danger of penetration by enemy elements," it explained, "the MLPN organization shall be based largely on the cell system, obliging all members to the greatest possible secrecy."
For the next decade, the fake party helped the Dutch secret police divide Holland's legitimate Communist movement, keep tabs on Maoist groups and gain access to China's elite. "Petersen" issued regular communiques -- all drafted by the BVD -- denouncing real Communists as sellouts and urging voters to reject them.
Mr. Hoekstra, the former intelligence officer, said the facade of Maoist fervor did sometimes wobble. On one occasion, he says, "Petersen" started talking in public about how to take advantage of tax deductions, not something a Maoist is supposed to worry about. He says there was concern the Chinese might smell a rat, but that faded. The Dutch, he says, had the Chinese embassy bugged and heard diplomats singing "Petersen's" praises. "We could hear everything," says Mr. Hoekstra.
By the 1980s, purges and ideological U-turns had exhausted most Maoists in Europe, and the BVD began to lose interest in the ruse. China was no longer an enemy but a big trading partner. De Kommunist shut down. The MLPN fizzled.
Mr. Boevé, though, kept going. In 1989, when troops shot dead hundreds of protesters around Tiananmen Square, he issued a statement praising the resolve of the Communist Party in restoring order. Shortly afterward, he was back in Beijing, hailing the party and its leaders.
In a small apartment crowded with an electric organ and piles of books, Mr. Boevé rustles through plastic shopping bags full of yellowing MLPN tracts and other mementos. One is a copy of a photograph of himself meeting Enver Hoxha, Albania's Communist dictator from 1944 until his death in 1985.
Advancing age has finally slowed Mr. Boevé down. He walks with a cane and can't climb stairs. His involvement with China is limited to visits to a local Chinese restaurant. He draws giggles by humming the "East is Red," a Maoist anthem. "It's a very nice tune," he says.
His political horizons have shrunk to Zandvoort. He sits on the local council and lobbies for better housing for the elderly. He has even set up yet another party: It represents old people. It doesn't have many members, but, says Mr. Boevé, "This time they are all real."

No comments:

Post a Comment