Miệng nói: hòa hợp hòa giải, nhưng hành động của đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam là đây: Hà Nội nhất định không tìm hài cốt quân nhân VNCH!
Nhà
cầm quyền VN đã từ chối nhận khoản viện trợ 1 triệu đô la từ Hoa Kỳ để
tìm kiếm hài cốt các bộ đội đã mất tích trong chiến tranh Việt Nam,
trong đó có điều khoản bao gồm cả việc tìm kiếm hài cốt của các quân
nhân phía VNCH.
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho hay như vậy hôm Thứ Năm, sau khi
Hoa Kỳ ngưng tài trợ chương trình giúp thu hồi những hài cốt đó.
Một
ngôi mộ tập thể của các quân nhân VNCH được người dân ở thôn An Dương,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế tự nguyện quy tập và xây cất đàng
hoàng đẹp đẽ.
Hồi
tuần trước, Nghị Sĩ Jim Webb, chủ tịch Tiểu Ban Ðông Á và Thái Bình
Dương, cho hay chính phủ Mỹ đã đình chỉ số tiền viện trợ 1 triệu đô la
cho Việt Nam cho đến khi Hà Nội cam kết sẽ tìm cả hài cốt quân nhân VNCH
mất tích. Tuy nhiên, Hà Nội lại nói là họ không được chính thức thông
báo điều này.
“Chúng
tôi cho rằng hợp tác nhân đạo phải luôn luôn đến từ tinh thần thiện
chí, thành thật và vô điều kiện,” phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam
Lương Thanh Nghị nói, theo bản tin thông tấn xã AFP.
“Việt
Nam luôn luôn hợp tác vô điều kiện với Mỹ để đi tìm lính Mỹ mất tích
trong chiến cuộc,” vậy nên họ tưởng hai bên hợp tác “trong tinh thần đó”
về vấn đề tìm kiếm quân nhân Việt Nam (cộng sản) mất tích. Ông Nghị
viết trong một bản tuyên bố gửi tới hãng thông tấn AFP.
Hàng
ngàn hài cốt quân cán chính VNCH mất tích trong cuộc chiến Việt Nam
cùng với hàng ngàn hài cốt tù cải tạo chết trong các nhà tù cộng sản sau
khi VNCH sụp đổ, vùi lấp trong các khu rừng.
Tòa
Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội loan báo hồi Tháng Giêng rằng, hai bên đã ký kết một
thỏa hiệp kéo dài 2 năm “cung cấp trợ giúp kỹ thuật để giúp Việt Nam
thu hồi (hài cốt) quân nhân mất tích của họ.”
Sự hợp tác, theo như thông báo, sẽ bao gồm huấn luyện, trao đổi tin tức, cung cấp dụng cụ và chuyển giao kỹ thuật.
Nhưng
Thượng Nghị Sĩ Webb, cũng là một cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt
Nam, nói không có ngân khoản nào được sử dụng “cho đến khi chúng ta được
bảo đảm chắc chắn rằng chương trình viện trợ áp dụng đồng đều cho tất
cả những ai chiến đấu ở tất cả các bên.”
Tòa
Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội, theo bản tin AFP, cho hay nhà cầm quyền Việt Nam đã
cho biết trong các cuộc thương thuyết là những người chiến đấu thuộc
VNCH “không bao gồm trong chương trình” viện trợ để tìm kiếm.
Nhà
cầm quyền Hà Nội cho hay khoảng 300,000 quân nhân cộng sản vẫn còn bị
ghi là mất tích trong chiến tranh, tính tới khi cuộc chiến chấm dứt cuối
Tháng Tư 1975.
Số quân nhân VNCH mất tích hiện không có một thống kê nào.
Hơn
hai thập niên qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã hợp tác với Mỹ để tìm hài
cốt quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến, từ đó mối quan hệ giữa hai
nước phát triển nhanh chóng sang các lãnh vực khác.
Hòa giải dân tộc?
Theo
một công điện ngoại giao bị rò rỉ bởi wikileaks, hồi năm 2008, Nghị Sĩ
Jim Webb đã bí mật đến thăm nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Nơi đây phần
lớn là hoang phế vì không có người chăm sóc.
Dịp
này, Nghị Sĩ Webb gặp bí thư thành ủy và chủ tịch thành phố Sài Gòn là
Lê Thanh Hải và Nguyễn Hoàng Quân. Ông Webb khuyến khích nhà cầm quyền
cộng sản bây giờ hòa giải với cựu quân nhân VNCH.
Hai
ông Hải và Quân, khi đáp lời ông Webb, không nhắc gì tới quân đội VNCH
mà chỉ nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế
Việt Nam. Cả hai đều nhắc tới những bước tiến trong quan hệ hai nước, để
người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn.
Báo
chí ở Việt Nam hàng năm nêu ra con số hàng tỉ đô la do người Việt hải
ngoại, đa số là những người chạy trốn cộng sản, gửi về nước cho thân
nhân mà nhờ đó có tiền nuôi chế độ.
Ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng CSVN, trước khi chết Tháng Sáu 2008 một người hiếm hoi đã kêu gọi “hòa giải dân tộc.”
Trong
một cuộc phỏng vấn của đài BBC vào năm 2007 nhân dịp kỷ niệm biến cố 30
Tháng Tư, ông Kiệt cho hay Việt Nam nay đã bắt tay với tất cả các kẻ
thù trong quá khứ, mà tới nay chủ trương của nhà cầm quyền Hà Nội vẫn
không hòa giải với người Việt quốc gia.
“Kẻ
thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này,
kẻ thù của Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc, chúng ta cũng
khép lại quá khứ được, thì sao chúng ta không khép lại quá khứ ấy mà cứ
đố kỵ lẫn nhau.” Ông Kiệt nói trong cuộc phỏng vấn.
Cựu quân nhân VNCH lên tiếng
Trả
lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt về việc CSVN muốn lấy tiền viện
trợ của Mỹ nhưng không chịu tìm hài cốt quân nhân VNCH mất tích trong
cuộc chiến, ông Ðặng Thanh Long, cựu hội trưởng hội Hải Quân Cửu Long,
nói: “Tôi có theo dõi kỹ tin này trên báo Người Việt. Suy nghĩ đầu tiên
của tôi là cho đến nay người cộng sản trong chính quyền của họ vẫn còn
mọi rợ và lạc hậu. Cách đây cả trăm năm, chiến tranh Nam Bắc Mỹ khi kết
thúc kẻ thắng vẫn tôn trọng bên thua, thành lập cả nghĩa trang cho quân
miền Nam. Suy nghĩ thứ hai, là họ chỉ muốn moi tiền của Mỹ. Quỹ tìm kiếm
hài cốt các quân nhân cả hai bên lên đến cả triệu Mỹ kim mà đưa cho họ
thì ai mà biết nó trôi về đâu.”
Một
người khác, ông Trần Văn Ngà, cựu sĩ quan Tâm Lý Chiến Quân Lực VNCH,
phát biểu: “Tôi từng có dịp cộng tác với một vài anh em bốc mộ những bạn
tù cải tạo, được biết ở nhiều nơi đồng bào mình khi bất ngờ tìm ra được
những hài cốt ‘lính Cộng Hòa’ thường bảo nhau chôn cất đàng hoàng và
bảo trì khá kỹ lưỡng. Nay cộng sản cứ lấy tiền Mỹ rồi ra một thông báo
cho ai biết những mộ, hài cốt ‘lính ngụy’ thì báo cho Ủy Ban Tìm Hài Cốt
(MIA) biết, đâu có tốn kém gì mà họ không làm.”
Ông
Ngà nói thêm, “rõ ràng là họ đâu có thực tâm hòa hợp hòa giải như đã
rêu rao kêu gọi. Việc họ từ chối lộ rõ cái dã tâm của người cộng sản,
cái bất nhân của cộng sản. Nhân dịp này, cộng đồng chúng ta nên
gửi thư cám ơn đến TNS Jim Webb đã quan tâm đến người lính VNCH và đã
khiến cộng sản Việt Nam lộ rõ bộ mặt thật của họ.” (TN-NH)
Nguồn: báo Người Việt
và ở đây
——————————————–
Đại sứ CH XHCN Việt Nam Tạ văn Thông cản trở việc xây dựng tượng đài Tỵ Nạn của việt kiều tại Na Uy
“…vào
thời điểm tháng 02/2011, trong lúc Tượng Đài Tỵ Nạn đang trên đà tiến
hành thì nhóm người do đại sứ CH XHCN Việt Nam Tạ Văn Thông đích thân
tới Sjoofartsmuseum để phản đối việc Xây Dựng Tượng Đài của thuyền nhân
Việt Nam. Nhưng Viện Bảo Tàng Sjoofartsmuseum trả lời là họ không có lý
do gì để ngăn cản việc người Việt Nam thể hiện nghĩa cử cám ơn thủy thủ
và nhân dân Na Uy. Sau đó, Tạ Văn Thông viện dẫn lý do là việc xây dựng tượng đài “làm trở ngại nỗ lực hòa hợp hòa giải của chính quyền Việt Nam”!
-
Đến ngày 08 tháng 02 năm 2011 Tạ Văn Thông, đại sứ CHXHCN Việt Nam tại
Nauy, thêm lần nữa gửi thư đến Oslo Kommune xin có buổi gặp gỡ xuyên qua
việc Xây Dựng Tượng Đài của người Việt; lá thư của ông Tạ Văn Thông
gửi cho Oslo Kommune trong đó có đoạn (trích nguyên văn): “… Ambassador
of Vietnam Mr. Ta Van Thong kindly requests for a meeting with
Municipality of Oslo to discuss about the application for boat people
statue by Vietnamese…”.
-
Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, đáp ứng đòi hỏi của ông Tạ Văn Thông,
cuộc họp bí mật diễn ra giữa Tạ Văn Thông và Oslo Kommune, mà theo yêu
cầu của Tạ Văn Thông là Oslo Kommune không nên tiết lộ nội dung buổi mật
đàm.
-
Vào ngày 01 tháng 4 năm 2011, Tạ Văn Thông lại viết thư xin gặp Sở Văn
Hóa để gọi là “bàn thêm” về việc XDTĐ, nhưng Oslo Kommune có thư hồi đáp
rằng: “Chúng tôi đã trình bày cùng quí vị rồi, chúng tôi nghĩ không cần bàn thêm…“.
Đại ý thư của Oslo Kommune gửi Tạ Văn Thông trong đó có đoạn (trích
nguyên văn): “… As we see it, a new meeting on the matter should
therefore not be necessary…”. Sự kiện bị cơ quan công quyền Oslo Kommune
từ chối yêu sách đối với một đại diện quốc gia của nhà cầm quyền cộng
sản Việt Nam đủ thẩm định về cái giá trị của một đại sứ quán của Hà Nội
đặt tại thủ đô Oslo.
***************************************
Sau 36 năm, tìm thấy hài cốt Chuẩn Tướng Ðiềm, ÐT Võ Toàn
Friday, October 07, 2011 8:10:52 PM
Sĩ quan Sư Ðoàn 1 Bộ Binh lâm nạn tháng 3/75 trên đường bay từ Ðà Nẵng
Huy Phương & Nam Phương/báo Người-Việt
QUẬN
CAM 7-10 (NV) – Suốt nhiều năm tìm kiếm, gia đình của cố Chuẩn Tướng
Nguyễn Văn Ðiềm và cố Ðại Tá Võ Toàn đã tìm thấy hài cốt của họ với các
tấm thẻ bài đầy đủ họ tên và số quân.
Di ảnh Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm khi còn mang cấp bậc đại tá. (Hình: Gia đình cung cấp) |
Chuẩn
Tướng Nguyễn Văn Ðiềm là tư lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Ðại Tá Võ Toàn là
trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 1 Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Cả hai sĩ quan này
thiệt mạng trong một chuyến bay vào đêm 28 tháng 3, 1975 từ Ðà Nẵng dự
trù về Qui Nhơn chuẩn bị phòng tuyến mới để cầm cự khi Ðà Nẵng thất thủ
và Quảng Nam không còn an toàn.
Theo
nguồn tin của gia đình Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm và Ðại Tá Võ Toàn,
tìm ra địa điểm hài cốt của họ mới cách đây khoảng 3 tuần lễ tại một địa
điểm sát bờ biển thuộc làng Lá Ngái, thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ðược
sự giúp đỡ của người dân địa phương đã chôn cất những tử thi này, gia
đình đã dễ dàng kiếm ra địa điểm. Trước đó, gia đình Chuẩn Tướng Ðiềm đã
tổ chức rất nhiều lần tìm kiếm nhưng không thành công.
Khi
khai quật lên, ngoài hài cốt của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Ðiềm (còn thẻ
bài và một lá bùa trong túi áo- được gia đình xác nhận), Ðại Tá Võ Toàn
(còn thẻ bài và một nhẫn cưới), còn có hài cốt một thiếu úy (có cấp bậc
trên cổ áo), một phi công (mặc đồ bay), một phụ nữ và một em bé.
Thẻ bài của Chuẩn Tướng Ðiềm. (Hình: Gia đình cung cấp)
|
Ðiều
này trùng hợp với ký ức của cựu Trung Tá Lê Ngọc Bình, người lái chiếc
máy bay bị rớt, cho biết trong số người trên máy bay ngoài hai sĩ quan
Sư Ðoàn 1 còn có nhiều người quá gian tránh pháo kích.
Trong
cuộc nói chuyện với báo Người Việt trưa ngày 7 tháng 10, ông Lê Ngọc
Bình nói rằng máy bay do ông lái bay trong sương mù dày đặc, chở nặng
(khoảng 16 người gồm cả quân và một vài người là thân nhân không quân
chạy nạn) không bay cao được và bay dọc theo bờ biển. Tới một khu vực
thuộc tỉnh Quảng Ngãi thì bị bắn và máy bay rơi xuống biển.
Ông
Bình, nguyên phi đoàn trưởng phi đoàn trực thăng 275 của Sư Ðoàn 1
Không Quân VNCH, kể rằng buổi tối 28 tháng 3 năm 1975, phi trường Ðà
Nẵng bị pháo kích dữ dội. Ông được lệnh dời phi đoàn sang một phi trường
nhỏ ở Non Nước lâu nay không sử dụng, để tránh pháo kích và “đợi êm
quay lại chứ không định đi đâu”. Ðược một ít lâu thì có mấy xe díp chạy
tới, ngừng lại. Ông thấy có Chuẩn Tướng Ðiềm, Ðại Tá Toàn và một số sĩ
quan cao cấp khác.
Dịp
này, Tướng Ðiềm liên lạc với tỉnh trưởng Bình Ðịnh thì được cho hay nơi
đây vẫn còn an toàn nên ông muốn được vào đó để lập tuyến phòng thủ
mới. Ông Bình trình bày rằng trời mưa và sương mù nặng nên bay rất khó
khăn, nguy hiểm. Trong khi đang thảo luận thì “dân trong làng gần đó túa
ra nói xe tăng Cộng Sản đang đi về hướng này”.
Vì vậy mọi người cùng lên máy bay và quyết định bay dọc biển về hướng Qui Nhơn ở phía Nam.
“Trên
máy bay có một y tá, một phụ nữ với 4 đứa con nhỏ là những người quá
giang tránh pháo kích ở Ðà Nẵng, tất cả ngồi đầy máy bay tới 16 người.
Máy bay bay thấp vì nặng”. Ông Bình kể.
Thẻ bài và nhẫn cưới của Ðại Tá Võ Toàn. (Hình: Gia đình cung cấp)
|
Máy
bay bay ngang qua Chu Lai bị bắn, may không bể bình xăng, nên không mất
cao độ. “Nhưng khi chưa tới Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, thì bị bắn lên. Nghe
tiếng súng nhỏ bắn rồi máy bay không còn điều khiển được và rớt xuống
nước”.
Theo
lời ông Bình kể “Ðụng nước, máy bay trực thăng lật ngửa. Tôi cố sức ra
được, trồi lên mặt nước, mang giày nặng không bơi được nên lặn xuống cởi
giày. Trồi lên lại thì thấy ông Ðiềm cũng nổi lên, còn mang áp giáp.
Tôi la lớn kêu ông cởi áo giáp. Cũng thấy ông Toàn nổi lên.”
Lúc
này, ông nói đã uống rất nhiều nước biển, rất mệt lại đêm tối không
nhìn thấy gì, “sóng đánh rầm rầm, mạnh ai nấy đi”. Ông ráng bơi được vào
bờ, rất mệt, bám được mô đá nhưng lại bị sóng đánh dạt ra ba lần mới
bám được một chỗ, tay sứt móng máu chảy rất nhiều. Ông không thấy ai bơi
vào như ông, lúc này ông đoán khoảng 11 tới 12 giờ đêm.
Ông
Bình kể tiếp là ông đi dọc biển một hồi thì thấy một máy bay trực thăng
trước mặt. Ông chạy tới, may nhờ một người trong nhóm người này là
trung úy thuộc cấp cũng thuộc phi đoàn của ông nhìn ra ông nên đã không
bị bắn.
Chiếc máy bay này đã đáp xuống vì sương mù dày đặc không bay nổi.
Khi
họ đang bàn tính và chờ bớt sương mù thì bị một nhóm quân cộng sản tới
tấn công. Nhóm của ông đã bắn trả, rút lên máy bay và bay đi kịp. Cố
gắng lên được cao độ 2,000 feet, trời bớt sương mù và lúc này cũng đã
khoảng 7 giờ sáng ngày hôm sau. Máy bay ra khỏi mây và bay về được tới
phi trường Phù Cát.
“Tôi
nghĩ là ông Chuẩn Tướng Ðiềm và những người kia đều đã chết đuối. Họ đã
uống nhiều nước biển” nên mất sức, không thể chống chọi với sóng biển.
“Hai đêm qua tôi đã không ngủ được khi nghĩ đến chuyến bay hôm đó”. Ông Bình nói.
nguồn
No comments:
Post a Comment