Lm Chân Tín "...một
tổ chức chính trị như một chính quyền chẳng hạn không còn lo công ích,
thì chính quyền ấy không còn căn bản pháp lí, không còn lí do để tồn
tại. Người dân không còn buộc phải tuân phục..."
Các bạn trẻ thân mến,
Có một số bạn trẻ, sau khi đọc Lời chủ chăn “vượt khó trên con đường đổi mới” của Hồng Y Phạm Minh Mẫn và GM Nguyễn Văn Khảm, đã nêu lên một ít thắc mắc. Tôi xin giải đáp:
Có một số bạn trẻ, sau khi đọc Lời chủ chăn “vượt khó trên con đường đổi mới” của Hồng Y Phạm Minh Mẫn và GM Nguyễn Văn Khảm, đã nêu lên một ít thắc mắc. Tôi xin giải đáp:
Thắc mắc thứ nhất liên quan đến đối thoại và hợp tác.
Sau
đây là lời chủ chăn: “Những hướng sống khác nhau, những quan điểm khác
nhau, nói chung là những dị biệt trong đời sống cộng đồng giáo hội hay
cộng đồng dân tộc, vừa có thể là một mối lợi khi được sử dụng để bổ túc
và phong phú hoá cho nhau qua đối thoại trong chân lý và hợp tác phục vụ
cho công ích…”
Các bạn trẻ nói rằng: Đây là bài học về đối thoại và cộng tác chung chung hay là những chỉ thị cụ thể?
Về
vấn đề này tôi đã đề cập nhiều lần rồi. Dù vậy, để chiều lòng các bạn
trẻ tôi xin nói lại một lần nữa. Lời chủ chăn là lá thư mục vụ của các
lãnh đạo giáo phận, gửi cho giáo dân giáo phận Sài Gòn, đang sống trong
chế độ cộng sản vô thần duy vật, không chấp nhận quyền con người, đàn áp
bóc lột nhân dân, phá hoại các tôn giáo. Thế nhưng các ngài chỉ đưa ra
một bài học đối thoại và cộng tác chung chung cho mọi thời đại, chứ
không phải thư mục vụ dẫn dắt giáo dân trên con đường “vượt khó” hiện
tại với đảng cộng sản. Đối thoại trong chân lý và hợp tác phục vụ cho
công ích như Lời chủ chăn. Muốn đối thoại với nhau phải chấp nhận nhau,
kính trọng nhau, thành thật với nhau. Người cộng sản không chấp nhận ta,
không thành thật với ta. Bao nhiêu kiến nghị, cộng sản coi như rác,
không có chân lý, không phục vụ công ích. Người dân công giáo cũng như
không công giáo, trước những trăn trở về thời sự nóng bỏng như tham
những, bất công, bán đất bán biển cho Trung cộng để bảo vệ đảng CSVN mãi
mãi cai trị VN, người dân đâu có đối thoại với đảng CS được.
Đứng trước
những lộng hành của đảng CS, các Giám Mục VN có đối thoại được gì hay
chỉ im hơi lặng tiếng để mặc cho người dân đau khổ. Với chế độ đảng trị,
quyền lợi tối thượng là quyền lợi của đảng và đảng viên. Với bất cứ giá
nào, đảng CS muốn giữ vị thế độc tôn của đảng, vậy thì làm gì có đối
thoại. Đạo đức xã hội ngày càng băng hoại, các GM có đối thoại không và
nếu có cuộc đối thoại đó có đem lại kết quả gì không?
Đó chỉ là đối
thoại giữa hai người điếc. Đối thoại chả đi đến đâu đành làm thinh. Đối
thoại là tự ru ngủ. Trên đất nước ta hiện nay đối thoại không còn là lý
thuyết, thực tế không có thể đối thoại. CS chỉ có áp đặt. Nói đến đối
thoại trong chế độ CS hiện nay chỉ có nghĩa là đi xin. Nói đến đối thoại
và hợp tác trong chế độ đôc tài là chuyện hão huyền. Một chế độ tự đặt
mình trên mọi tổ chức, mọi cơ cấu. Về vấn đề hợp tác, LM Nguyễn Ngọc
Tĩnh viết: “Trong cái xã hội đầy dẫy những bất công, gian dối, thối nát,
tham nhũng, khi những người yêu nước, yêu tự do dân chủ, lần lượt bị
kết án bất công, khi các nhà trí thức bị bịt mồm bịt miệng, chỉ vì đã
vạch trần những âm mưu xâm lược của ngoại bang bằng đủ mọi thủ đoạn hiểm
độc nhất, khi những người mặc sắc phục công an cảnh sát làm ngơ cho bọn
côn đồ mang danh “quần chúng tự phát” tha hồ đánh đập trấn áp dân lành
không tấc sắt trong tay, khi những người trẻ tìm đến tu thân nơi cửa
Phật bị xua đuổi hành hạ, nhất là khi biểu tượng thiêng liêng nhất của
Kitô Giáo là cây Thánh Giá bị triệt hạ, bị đập nát, chúng ta phải hợp
tác với chính quyền CS như thế nào? Cũng như các tôn giáo khác, giáo hội
Công giáo chúng ta đâu thiếu khả năng, đâu thiếu thiện chí để góp phần
xây dựng con người, xây dựng xã hội. Nhưng ai cho các tôn giáo được hợp
tác trong các lãnh vưc y tế, giáo dục? Ai cho các tôn giáo được hợp tác
trong lãnh vực truyền thông để vạch trần những cái xấu xa tội lỗi dang
làm băng hoại xã hội từng ngày? (Thắp một ngọn nến cho Thái Hà, trang
182-183).
Đàng khác, một chính quyền
không tôn trọng công ích và công lý thì không còn là chính quyền buộc ta
phải vâng phục. Đức Thánh Cha viết “Một đường lối chính trị vì dân vì
nước sẽ luôn luôn lấy công ích làm tiêu chuẩn căn bản”. Công đồng
Vatican II, trong Gaudium et Spes cũng quả quyết: “Công ích là lí do tồn
tại, là ý nghĩa và là căn bản pháp lí thiết yếu cho các tổ chức chính
trị”. Nói như thế có nghĩa là khi một tổ chức chính trị như một chính
quyền chẳng hạn không còn lo công ích, thì chính quyền ấy không còn căn
bản pháp lí, không còn lí do để tồn tại. Người dân không còn buộc phải
tuân phục.
Thắc mắc thứ hai được coi như sự phẩn nộ của giới trẻ
Lời
chủ chăn phê bình những người chống đối, là những người đấu tranh vì
quyền lợi của mình. Nói đến đấu tranh chung chung một cách trừu tượng,
thì có những người đấu để bảo vệ quyền lợi của mình, cũng có người đấu
tranh vì chính nghĩa, đấu tranh cho đất nước, cho tôn giáo.
Lời
chủ chăn là lá thư mục vụ đề cập đến cuộc đấu tranh hôm nay trong chế
độ CS, đa số đấu tranh cho chính nghĩa, cho tôn giáo, cho người khác. Do
đó bảo những người đấu tranh hiện giờ đang bị giam cầm là đấu tranh cho
quyền lợi của họ, đó là một nhận định sai lầm, vừa bất công vừa thiếu
bác ái. Ta chỉ nhìn vào những nhân vật kể cả các thanh niên thiếu nữ vừa
bị bắt, bị giam cầm, vì họ đấu tranh cho đất nước, cho tự do, cho tôn
giáo. Chỉ những người có quyền có chức, có tiền mà im lặng trước bất
công, chính những người ấy im lặng để hưởng thụ, để bảo vệ quyền lợi của
mình.
Ngay trong giáo hội công giáo,
một Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã đấu tranh cho giáo hội, đã nói
thẳng vào mặt chính quyền Hà Nội: “Tự do tôn giáo là quyền, chứ không
phải là ân huệ xin-cho”. Và vì thế, đảng CS đã quyết tâm đẩy ngài khỏi
chức Tổng Giám Mục HN. TGM Ngô Quang Kiệt tượng trưng cho bao người
tranh đấu cho luật pháp, cho nhân quyền khắp đất nước này. Nếu Đức Tổng
Kiệt cứ ngoan ngoãn như bao người khác, không những làm TGM HN, mà còn
có thể lên chức Hồng Y, vì thủ đô HN phải có một Hồng Y như trước. Một
Cù Huy Hà Vũ sẵn sàng đi tù vì muốn đấu tranh cho luật pháp. Một Lê Thị
Công Nhân, thuộc giáo hội Tin Lành đã đấu tranh và đã bị tống giam lúc
chị ấy là thành viên luật sư đoàn HN và luật sư đoàn quốc tế. Mặc dầu
chị Công Nhân có nhiều điều kiện thuận lợi để thành đạt trên đường đời.
Nhưng vì lợi ích của dân tộc, chị đã chấp nhận quên mình, chấp nhận dấn
thân vào con đường tranh đấu cho tự do, dân chủ. Chị đã tuyên bố: “Tôi
xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình
đối với đất nước VN và dân tộc VN là tôi sẽ chiến đấu tới cùng dù chỉ
còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình và
giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người VN. Và CSVN đừng có
mong chờ bất cứ một điều gì dù chỉ là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu
hàng về phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng CSVN nếu đã hạ quyết tâm
thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của
người dân VN và muốn tiếp tục đưa đất nước VN trong một sự tối tăm về
mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hoá kéo dài
cho tới tận đời con cháu của chúng ta cũng như của chính người CS, thì
tuỳ họ và họ có quyền hành xử với những gì họ có. Gia đình tôi đã chuẩn
bị cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, đó là tôi có thể bị khởi tố và
có thể đi tù”.
Trong giáo hội công
giáo, còn có Cha Nguyễn Văn Lý thay vì chấp nhận làm một ông Cha Xứ có
đủ tiện lợi, thoải mái, nhưng vì giáo hội, vì đất nước, Cha đã đấu tranh
quyết liệt, do đó Cha bị giam giữ mười mấy năm trời và hiện nay đang ở
tù.
Một thắc mắc khác của giới trẻ: Người giáo dân có bổn phận đấu tranh không?
Về
vấn đề này tôi mời các bạn trẻ đọc lại tông huấn “Kitô hữu giáo dân”
(Christifideles Laici) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2. Ngài gợi lên
cho chúng ta thế giới ta đang sống trên đất nước VN hôm nay:
“Chúng
ta hãy nghĩ đến vô số xúc phạm đến phẩm giá của con người ngày nay. Một
khi không được nhìn nhận và yêu mến theo phẩm giá là hình ảnh sống động
của Thiên Chúa (x. St 1,26), thì con người bị biến thành công cụ, thành
nô lệ, cho bạo quyền dưới muôn vàn hình thức sai lạc và bỉ ổi. “Thế lực
bạo quyền” ấy có thể mang nhiều bộ mặt khác nhau: những ý thức hệ,
những quyền lực kinh tế, những hệ thống chính trị phi nhân, những hình
thức kỹ trị khoa học, những sự bá chủ tai quái của các phương tiện
truyền thông – xã hội một chiều. Một lần nữa, chúng ta đang đối diện với
một quần chúng là những anh chị em của chúng ta, bị xúc phạm trong
những quyền căn bản, đôi khi là hậu quả của thái độ dung túng quá đáng,
thậm chí của sự bất công rành rành của một số luật dân sự: quyền được
sống và toàn vẹn thân thể, quyền có nhà ở và việc làm, quyền có gia đình
và sinh sản có trách nhiệm, quyền được tham dự vào sinh hoạt công cộng
và chính trị, quyền được tự do lương tâm và tuyên xưng niềm tin tôn giáo
của mình… Thế nhưng, bên cạnh những sự khinh miệt và xúc phạm nhân
quyền, trong thế giới chúng ta đang sống đây ý thức về nhân phẩm của mọi
người vẫn đang ngày càng được phổ biến rộng rãi và được khẳng định mạnh
mẽ.”
Đứng trước tình trạng đó, người
tín hữu Chúa phải biết dấn thân, đấu tranh để có một đời sống tốt đẹp
hơn cho đất nước. Đức Thánh Cha nói rằng: “Giáo dân tuyệt đối không thể
từ chối tham dự vào chính trị, tức là những hoạt động đa dạng về kinh
tế, xã hội, luật pháp, hành chánh, văn hoá, một chính trị có mục đích cổ
vũ công ích một cách có tổ chức và qua các định chế… Một đường lối
chính trị nhằm phát triển con người, phải lấy tình liên đới làm phương
tiện và kiểu mẫu… Tình liên đới Kitô giáo là một sự đấu tranh quyết
liệt, vững chải, bền chí để thể hiện công ích… Các tín hữu giáo dân
không thể khoanh tay ngồi nhìn như kẻ bàng quan lười biếng trước những
gì phá hoại hay tổn thương hoà bình, như vũ lực và chiến tranh, tra tấn
hay khủng bố, trại tập trung… Ngược lại, là môn đệ của Đức Giêsu Kitô,
Vua hoà bình, các tín hữu giáo dân phải nhận lãnh bổn phận làm người
kiến hoà bình bằng cuộc sống trở về với Chúa và bằng các hoạt động vì sự
thật, vì tự do, vì công bình, vì bác ái, đó là những nền tảng vững chắc
của hoà bình”.
Đứng trước sự thờ ơ
của tín hữu trong công cuộc đấu tranh cho con người, Đức Thánh Cha viết
tiếp: “Nếu trước đây, sự làm ngơ bổn phận này đã là điều không thể chấp
nhận được, thì hiện giờ thái độ đó lại càng đáng bị khiển trách hơn”. Vì
chính Đức Thánh Cha đã cổ vũ giáo dân Balan đấu tranh cho công lý và
hoà bình.
Các bạn trẻ thân mến, những
lời nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cũng đủ cho thấy người
tín hữu của Chúa phải dấn thân, không khoanh tay ngồi chờ, nhưng là phải
đấu tranh quyết liệt để bảo vệ giáo hội, bảo vệ đất nước, bảo vệ con
người.
Lm Chân Tín
Sài Gòn 29/09/2011
Sài Gòn 29/09/2011
Nguồn: chuacuuthemedia.wordpress.com
No comments:
Post a Comment