Nguyễn Minh “...nếu cứ tiếp tục thắt chặt kiểu này thì toàn thể kỹ nghệ Trung Quốc sẽ bị thoái hóa, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có thể bị suy giảm trầm trọng hơn. Tình trạng này có thể thấy qua thị trường bất động sản, đây là nỗi lo mà chính quyền Trung Quốc đang cố che giấu...”
Trước đây, kinh tế thế giới có dấu hiệu có thể hồi phục theo hình chữ V sau cú shock Lehman Brothers (2008), với chính sách hỗ trợ cấp tốc tiêu thụ nội địa 4.000 tỷ nhân dân tệ (628 triệu USD) của Trung Quốc cuối năm 2008, với hai lần hỗ trợ tài chánh để cứu nguy các ngân hàng, hãng bảo hiểm và các hãng sản xuất ô tô lớn của Mỹ qua hai lần nới rộng lưu thông tiền tệ 2008-2009 và 2010, và lần mở rộng vay nợ công năm 2011 của Mỹ. Lần nào cũng đổ vào thị trường tiền tệ hơn 700 tỷ USD.
Những chính sách tài chánh kích thích lưu thông tiền tệ và tiêu dùng trên đă có lúc đạt được dấu hiệu hồi phục khả quan. Chẳng hạn như giúp cho lượng máy công tạo xây dựng mà Trung Quốc đặt mua từ Nhật đă tăng từ chỉ số 100 năm 2007 lên 225 năm 2010. Tuy nhiên bước qua năm 2011, cùng với việc kinh tế toàn thế giới bước vào một bước suy trầm mới hình chữ W (thể hiện qua cách giải quyết nợ công của Hy Lạp và Ý), chỉ số đặt hàng từ Trung Quốc sang Nhật đă giảm xuống còn 189. Tỷ lệ mua các loại máy gia công kim thuộc từ Nhật trong 6 tháng đầu năm 2011 cũng giảm 10% sau 23 tháng gia tăng liên tục. Việc đặt mua các máy cơ khí xây dựng của đại công ty Komatsu (như máy ủi, xúc đất, cần trục) từ Trung Quốc cũng giảm nhanh tốc độ (23% trong nửa năm) và 40% trong 3 tháng 4, 5 và 6-2011 vừa qua so với năm trước.
Lý do gì khiến các công ty cộng trình xây dựng lớn của Trung Quốc, kể cả hệ thống sản xuất ô tô và xe điện cao tốc bị đình lại, hoặc bước vào quá trình giảm lượng bán trong năm 2011? Sự hiện diện của hai đại cường khu vực Ấn Độ và Úc trong khu vực Đông Nam Á và trên Biển Đông có mục đích gì?
Kinh tế Trung Quốc rơi vào chu kỳ xuống dốc
Theo dői kỹ sinh hoạt kinh tế Trung Quốc trong suốt 8 tháng qua, người ta có thể thấy các cụm từ chẳng lành tiếp nối nhau xuất hiện trên báo chí và trong lới nói của các nhà bình luận quốc tế như "giảm hạ, trì trệ, xuống dốc, v.v.". Ngày 2-8, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đăng tin lượng bán các xe vận tải của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2011 giảm 7,04%. Hôm sau lại đăng tiếp luợng bán ô tô trọng tải nhỏ giảm mạnh 11% so với năm trước. Cũng nên biết sự phồn vinh của Trung Quốc từ đầu thế kỷ 21 đến nay chính là nhờ sự tăng trưởng của kỹ nghệ sản xuất ô tô ; thời vàng son này đến nay đang chấm dứt và bước vào quá trình xuống dốc.
Ngành sản xuất ô tô xuống dốc kéo theo sự sụp đổ của kỹ nghệ sắt thép. Theo Kinh Tế Tham Khảo Báo ngày 1-8-2011, lợi nhuận gộp của ngành sắt thép toàn quốc trong tháng 7 đă giảm mạnh so với tháng 6-2011 là 35,4%. Lương tháng của công nhân cũng bị giảm trên 30%. Nhưng sự giảm sút này không phải chỉ ở một ngành sắt thép, nó còn lan sang các sinh hoạt sản xuất và dịch vụ khác. Chẳng hạn như công ty truyền thông lớn nhất của Trung Quốc là Liên Thông trong 6 tháng đầu năm đã giảm 5,5%, cũng trong 6 tháng đầu năm nay công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc Nhân Thọ giảm 28%. Trong thượng tuần tháng 9 vừa qua, khi bảng quyết toán thương bán năm 2011 của 2.272 công ty Trung Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến, tỷ lệ tăng trưởng của tổng lợi nhuận gộp so với cùng kỳ năm trước đă giảm xuống hơn một nửa.
Ngược lại, tỷ lệ tăng trưởng có thể thấy được nằm ở lượng tồn kho. Theo ký sự của Trung Quốc Chứng Khoán Báo thì trỷ lệ tồn kho của hàng hóa cho đến cuối tháng 6-2011 của 1.246 công ty được niêm yết trên thị trường quốc nội là 1.420 tỷ CNY (225 triệu USD), so với cùng thời kỳ năm trước tăng 38,2%, so với đầu năm tăng 18,2% (theo thống kê Trung Quốc, lượng hàng tồn kho không bán được vẫn được tính vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quốc gia). Nhìn chung, tất cả mọi thương vụ, từ lợi nhuận do xuất khẩu mang lại đến lượng hàng tồn kho của toàn thể kỹ nghệ quốc nội Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay chỉ xuống dốc.
Có thể nói toàn bộ sinh hoạt kinh tế của Trung Quốc đang hạ cánh một cách gập ghềnh (hard landing). Nguyên nhân chính của sự suy sụp này xuất phát từ quyết tâm muốn ngăn ngừa lạm phát của Bắc Kinh bằng cách xiết chặt tiền tệ. Kết quả của chính sách thắt chặt cấp tốc này đă làm cho các doanh nghiệp trung bình và nhỏ - chiếm 60% kinh tế Trung Quốc - lâm vào tình trạng trì trệ, không thể tiếp tục kinh doanh và đua nhau phá sản. Sự xuống dốc của nền kinh tế Trung Quốc là không thể đảo ngược.
Tuy biết trước kết quả sẽ là như vậy, ban lãnh đạo Bắc Kinh vẫn không thể ngừng tay ngăn chặn sự lưu thông của tiền tệ vì sợ lạm phát. Như mọi người đều biết tại Trung Quốc, lạm phát kéo dài và vật giá leo thang sẽ dẫn đến hỗn loạn, và một khi đã xảy ra hỗn loạn thì không ai có thể ngăn chặn. Trong một bài viết đăng ngày 1/9/2011 trên tạp chí Lý Luận Cầu Thị của ban trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, thủ tướng Ôn Gia Bảo viết: "Ổn định vật giá là ưu tiên hàng đầu. Không ai có thể thay đổi phương hướng của chính sách này". Điều này có nghĩa là chính phủ vẫn tiếp tục chính sách siết chặt tiền tệ.
Nhưng trên thực tế, nếu cứ tiếp tục thắt chặt kiểu này thì toàn thể kỹ nghệ Trung Quốc sẽ bị thoái hóa, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có thể bị suy giảm trầm trọng hơn. Tình trạng này có thể thấy qua thị trường bất động sản, đây là nỗi lo mà chính quyền Trung Quốc đang cố che giấu. Thị trường bất động sản của Trung Quốc đang để lộ ra nhiều dấu hiệu bất ổn đáng lo ngại. Khi hay tin tổng số thương vụ bất động sản tại Bắc Kinh trong 8 tháng đầu năm giảm xuống mức thấp nhất từ 2009 đến nay, trị giá bất động sản tại Bắc Kinh đă giảm xuống 12,4%. Quả bong bóng bất động sản của Trung Quốc đã được bơm quá căng có thể bị nổ tung vào bất cứ lúc nào. Vấn đề là từ đây đến ngày bùng nổ, tổng trị giá bất động sản trên toàn cõi Trung Quốc sẽ bị hạ giá với tốc độ chóng mặt. (Tại Việt Nam, bong bóng bất động sản sẽ bắt đầu nỗ tại Hà Nội, vì mức cung của đất còn nhiều hơn so với mức độ của Thượng Hải hay Sài Gòn, sau đó sẽ lây lang sang các quốc gia khác).
Để đánh lạc hướng dư luận trước nỗi lo âu này, Bắc Kinh đă tung ra nhiều hỏa mù để mà mắt thiên hạ. Chẳng hạn như việc gia tăng áp lực quân sự và những tuyên bố huênh hoang về chủ quyền trên Biển Đông, tất cả chỉ nhằm chuyển dư luận quốc tế và quốc tế sang một hướng khác. Hay gởi công hàm ngoại giao cảnh báo Ấn Độ không được thăm dò quanh các lô 127 và 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam, đó là những hành vi phạm pháp. Bà Khổng Du, phát ngôn viên bộ ngoại giao còn ngang nhiên tuyên bố: "Chúng tôi phản đối bất cứ nước nào có hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở các vùng biển thuộc Trung Quốc. Các công ty nước ngoài có liên quan không được tham gia vào Biển Đông".
Những tuyên bố huênh hoang về các dự án hợp tác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam được ban lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra đúng vào thời điểm đoàn đại biểu Ấn Độ, gồm ngoại trưởng S.M. Krishna và thứ trưởng quốc phòng S.K. Sharma, đến thăm Việt Nam để dư luận ít chú ý tới các vấn đề nổi cộm của Trung Quốc là sự suy sụp về kinh tế và xã hội. Đúng là Chỉ Tang Bạt Thế!
GDP Trung Hoa đang từ từ khựng lại
Đối phó với sự hoạnh họe của Tàu
Việc Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục hiệp thương để cùng khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam đã bị tàu thuyền Trung Quốc gây khá nhiều trở ngại. Dư luận Ấn Độ theo dõi rất kỹ những vụ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN. New Delhi tuyên bố Ấn Độ tuân thủ luật quốc tế và tiến hành bàn thảo, hợp tác với Việt Nam một cách hợp pháp. Ấn còn xác nhận sẽ tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam trên nhiều lãnh vực.
Theo báo chí Ấn, hai công ty khí đốt quốc doanh ONG-C và công ty dầu mỏ quốc doanh của Việt Nam Petrovietnam (PVN) tiếp tục tiến hành kế hoạch điều tra chung trong hai khu có nhiều triển vọng có dầu ở ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam. Báo China Daily ngày 18-9 khuyên hai nước Việt - Ấn nên tìm hiểu bản chất phức tạp và nhạy cảm về vấn đề biển Nam Hải và ngừng công tác dò tìm.
Ông Vishnu Prakash, phát ngôn bộ ngoại giao Ấn, cho biết sự hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam, cũng như với bất cứ nước nào trên thế giới đều tuân theo luật quốc tế. Có thể nói trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông, để đối ứng với tư thế cứng rắn của Trung Quốc, Việt Nam đã dùng lá bài Ấn Độ để làm đối trọng. Tăng cường quan hệ với Ấn Độ trong lúc này, như để chiến hạm của hải quân Ấn Độ di chuyển từ cảng Cam Ranh ra thăm cảng Hải Phòng, là một vô hiệu hóa những cảnh báo của Trung Quốc.
Tờ Hindustan Times dẫn lời ông Prakash: công ty ONG-C Videsh Ltd đã phối hợp với Việt Nam thăm dò dầu khí, một công ty khác là Essar Oil Ltd cũng đã được phép thăm dò một lô khí đốt khác trên thềm lục địa Việt Nam. Ông Prakash đã nhắc lại quan điểm của chính quyền Ấn Độ là ủng hộ sự tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông.
Trước đó, ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, cho biết sự phản đối của Trung Quốc về sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị.
Trong các cuộc gặp giữa đoàn đại biểu Ấn Độ và các quan chức Việt Nam, hai bên nhất trí về việc đảm bảo tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông. Hai bên khuyên tránh sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tất cả mọi tranh chấp đều có thể giải quyết bằng đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Một sự kiện đáng lưu ý khác là Ấn Độ hiện nay đang cương quyết chống tham nhũng và lạm phát (với tỷ lệ 10%). Còn Việt Nam, nhà lãnh đạo của nước ta xem tham nhũng đang trở thành khó trị, cố giảm lãi suất ngân hàng dưới 14% và lạm phát dưới 17%.
Chế ngự Trung Quốc ở Biển Đông : Mỹ + Úc + 2
Gần đây, trung tướng tổng cục chính trị Ngô Xuân Lịch của Việt Nam đã dẫn một phái đoàn bộ quốc phòng sang thăm Trung Quốc. Ông Lịch đã diện kiến với lãnh tụ sắp tới của Trung Quốc, phó thủ tướng Tập Cận Bình, để trấn an lẫn nhau về nhiều bất đồng về chủ quyền trên Biển Đông. Hai ông nhắc lại Trung Quốc và Việt Nam vừa là láng giềng vừa là đồng chí vừa là anh em.
Trong khi đó, Mỹ và Úc dự kiến sẽ tổ chức nhiều buổi họp từ đây đến cuối năm 2012 sắp tới, đặc biệt là cuộc họp mặt hồi cuối tháng 9 vừa qua tại San Francisco thảo luận về những tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia Đông Nam Á. Hai cường quốc hàng hải này đang rất lo ngại một cuộc chạy đua vũ trang trên Biển Đông, đe dọa sự tự do di chuyển của các tàu thuyền. Mỹ và Úc cũng rất quan ngại về những hành vi uy hiếp các quốc gia nhỏ trong vùng Đông Nam Á của tŕu thuyền quân sự các Trung Quốc. Mỹ và Úc yêu cầu các nước liên hệ tôn trọng pháp luật quốc tế. Điều này đã được phản ảnh qua Bản tuyên bố chung.
Bản tuyên bố chung nhấn mạnh việc tăng cường quan hệ liên đới giữa Mỹ, Úc và Nhật Bản trong giai đoạn sắp tới và gián tiếp cảnh báo chế ngự các thế lực (dù không nêu tên nhưng ai cũng biết đó lực lượng Trung Quốc) đang bành trướng quyền lực trên Biển Đông.
Bản tuyên bố này cũng nhắc tới những hành vi phá hoại và công kích trên mạng ảo các Trung Quốc nhằm vào chính phủ Mỹ Úc và các công ty tư nhân của hai nước và cảnh báo xem đây là đối tượng cần đề phòng và sẽ phản công theo hiệp ước ANZUS (Úc, Tân Tây Lan và Hoa Kỳ) để bảo vệ an toàn tự do thông tin trên mạng Internet.
Về vấn đề biển Đông Nam Á, Tuyên bố chung Mỹ-Úc chủ trương: Cả hai nước đều xem là lợi ích quốc gia trong việc tự do hàng hải trên Biển Đông.
Về vấn đề chủ quyền, hai bên tuy giữ quan điểm trung lập không mang một lập trường riêng rẽ nào nhưng đòi hỏi Trung Quốc nên tự chế những hành vi đe dọa các nước khác. Ngoài ra hai bên còn nhấn mạnh sự ổn định của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và sự liên đới giữa ba nước Mỹ Nhật Úc có tầm quan trọng hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Bản Tuyên bố chung sau cuộc họp báo giữa bốn bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của hai nước Mỹ và Úc, cho biết: Chúng tôi xem việc tấn công bằng tin tức xuyên tạc trên mạng Internet là một cuộc tấn công ảo (cyber attack), giống như một cuộc tấn công khủng bố, đây là một cuộc chiến tranh đặc biệt xuất hiện cùng một lúc trên nhiều chiến trường. Bản tuyên bố không nêu đích danh Trung Quốc nhưng ai cũng hiểu đó là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Wikileaks.
Bộ ngoại giao, bộ quốc phòng và FBI của Mỹ từng là đối tượng tấn công của tin tặc trên mạng Internet. Các tàu thăm dò hải dương Impeccable và chiến hạmJohn McCain của Mỹ cũng từng bị tàu ngầm của Trung Quốc quấy rầy trên Biển Đông khiến bà bộ trưởng Mỹ, Hillary Clinton, phải tuyên bố: Mỹ xem Biển Đông Nam Á là khu vực lợi ích quốc gia của Mỹ. Hoa Kỳ ủng hộ tự do hàng hải.
Còn Úc, từng là đối tượng để các công ty khai thác tài nguyên của Trung Quốc nhắm vào như việc định thu mua công ty tài nguyên sắt thép và nhiên liệu, sẽ không để tàu thuyền Trung Quốc tiếp tục đe dọa sự tự do đi lại và uy hiếp các quốc gia nhỏ bé hơn trên biển Đông Nam Á.
Nhưng có lẽ các tuyên bố chung và sự liên kết giữa Ấn Độ và Việt Nam nhắm vào việc Trung Quốc định vào giữa tháng 12-2011 đem hạm đội gồm hàng không mẫu hạm Thị Lang đến vùng biển đảo Vành Khăn (Trường Sa), nơi Philippines xác nhận chủ quyền sắp tới. Biển Đông sắp dậy sóng vì có sự tham gia của nhiều cường quốc hàng hải lớn trên thế giới.
Nguyễn Minh (Tokyo)
No comments:
Post a Comment