Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (
Global Times ), một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm
nay (14/10/2011) đã có một bài xã luận phản ứng về việc Việt Nam và Ấn
Độ hôm thứ tư vừa qua ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng
Biển Đông.
Tờ báo này lưu ý là hiệp định nói trên được ký kết chỉ một ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc đạt thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, nhân chuyến đi Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.
Tờ báo này lưu ý là hiệp định nói trên được ký kết chỉ một ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc đạt thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, nhân chuyến đi Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.
Theo
Hoàn Cầu Thời Báo, khó có thể nói là việc này chứng tỏ thái độ nước đôi
của Hà Nội hay nó phản ánh bất đồng trong nội bộ giới lãnh đạo cao cấp
của Việt Nam. Theo nhận định của Hoàn Cầu Thời Báo, qua việc ký hiệp
định với Việt Nam, Ấn Độ có lẽ có những suy tính sâu xa hơn về chiến
lược khu vực, chứ không đơn thuần là tìm nguồn cung cấp dầu khí.
Việt Nam và Ấn Độ hôm 12/10/2011 đã ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông
Tờ
báo này cũng cho rằng đằng sau các dự án thăm dò dầu khí là mưu đồ
chính trị rất rõ của Ấn Độ. Cho nên, không chỉ lên tiếng phản đối, Trung
Quốc cần phải có « những hành động kiên quyết » để phá hỏng những dự án
đó. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề nghị, một khi Ấn Độ và Việt Nam khởi động
dự án thăm dò dầu khí chung, Trung Quốc có thể gửi các lực lượng phi
quân sự đến phá rối và gây bất hòa giữa hai nước để ngăn chặn việc thăm
dò này.
Căng thẳng
giữa Trung Quốc với Ấn Độ do vấn đề Biển Đông có thể sẽ gia tăng thêm
sau khi hôm thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony tuyên bố
rằng các cuộc tập trận chung giữa Hải quân Ấn Độ với các quốc gia như
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam trên Biển Đông, biển Hoa Đông và vùng Tây
Thái Bình Dương « có thể mang lại những lợi ích. ». Ông A.K. Antony
tuyên bố như trên nhân một hội nghị với các tư lệnh Hải quân Ấn Độ.
Xin
nhắc lại là vào cuối tháng 7 vừa qua, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã từng
có va chạm trên Biển Đông. Cụ thể, một tàu của Hải quân Ấn Độ sau khi
ghé thăm cảng Việt Nam trên đường trở về ở khu vực Biển Đông đã bị tàu
Trung Quốc nhắc nhở qua làn sóng vô tuyến rằng đây là vùng hải phận của
Trung Quốc.
T. P.
Nguồn: Viet.rfi.fr
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Trung Quốc lại phản đối dự án dầu Việt-Ấn
Ngay
sau khi Việt Nam và Ấn Độ ký thỏa thuận cùng thăm dò dầu
khí, người phát ngôn Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ
quyền "không thể chối cãi" của nước này đối với nguồn tài
nguyên ở Biển Đông.
Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Việt Nam cùng các nước khai thác dầu ở Biển Đông
Tập
đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC vừa chính thức ký kết một
thỏa thuận khai thác dầu khí thời hạn ba năm với PetroVietnam.
Thỏa
thuận này cùng một loạt các thỏa thuận khác được ký hôm thứ Tư
ngày 12/10 sau các cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Việt Nam Trương
Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ở New Delhi.
Theo
đó, ONGC dự định sẽ bắt đầu thăm dò dầu khí vào năm tới
trong hai lô ngoài khơi Việt Nam, mà Trung Quốc nói là thuộc chủ
quyền của họ.
Từ
khi thông tin về dự án chung này được loan báo hồi tháng
trước, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối thông qua nhiều kênh
chính thức.
Mới
nhất, trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Sáu 14/10, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Duy Minh tuyên bố rằng
Trung Quốc "có chủ quyền không thể chối cãi" đối với khu vực
Biển Đông.
Ông Lưu
nói với các nhà báo: "Trung Quốc có chủ quyền không thể chối
cãi đối với Nam Hải (Biển Đông) và các vùng biển phụ cận.
Lập trường của chúng tôi về điều này luôn rõ ràng và dứt
khoát".
Ông nói
Bắc Kinh ghi nhận thông tin về dự án Việt-Ấn và "hy vọng các
bên liên quan sẽ đóng góp cho sự phát triển hòa bình và ổn
định" ở khu vực.
Bắc
Kinh và Hà Nội cũng vừa ký một thỏa thuận về các nguyên tắc
cơ bản nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông.
Tuy
nhiên điều đó không cản trở truyền thông Trung Quốc đăng tải
các bình luận mạnh mẽ hơn lên án việc hợp tác dầu khí chung
giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Tờ Nhân dân Thời báo cho rằng đằng sau dự án thăm dò dầu khí này là "động cơ chính trị mạnh mẽ".
Hiện
Việt Nam chưa đưa ra bình luận gì về phản đối của Trung Quốc,
nhưng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trước chuyến đi Ấn Độ
đã khẳng định Việt Nam hoan nghênh các tập đoàn của Ấn Độ và
các nước khác đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở thềm lục địa
thuộc chủ quyền của Việt Nam và hứa bảo vệ lợi ích của các
công ty này.
Trước
đó New Delhi cũng đã bác bỏ phản đối của Trung Quốc về việc
ONGC thăm dò dầu khí, nói đây vùng biển thuộc chủ quyền Việt
Nam và tuyên bố thêm rằng Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải.
Philippines 'sẽ đề cập về Biển Đông'
Trong
một diễn biến liên quan vấn đề Biển Đông, giới chức Philippines
tỏ ra không hài lòng với thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản
trong việc tìm cách giải quyết tranh chấp mà Việt Nam đã ký
với Trung Quốc hôm 11/10 trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng tới Bắc Kinh.
Lý
do là họ cho rằng thỏa thuận này chú trọng đàm phán song
phương mà không tính tới sự tham gia của các bên liên quan, trong
đó có Philippines.
Tổng
thống Benigno Aquino nhấn mạnh trên truyền thông Philippines rằng
giải pháp tối ưu nhất trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ là
đàm phán đa phương.
"Quan điểm của chúng tôi là một giải pháp đa phương (cho vấn đề Biển Đông) là tối ưu nhất vì tranh chấp mà không giải quyết toàn diện thì không thể gọi là giải quyết xong"Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Ông
Tổng thống cũng cho hay sẽ đề cập chủ đề này với Chủ tịch
Việt Nam Trương Tấn Sang khi ông này tới thăm Philippines trong
thời gian tới.
Theo
thông cáo từ phía Việt Nam, trong các nguyên tắc cơ bản thống
nhất với Trung Quốc có điểm nếu tranh chấp liên quan hai nước
thì đàm phán song phương, nếu liên quan nhiều nước thì đàm phán
đa phương, tuy nhiên cách dẫn giải của Trung Quốc sau đó khiến
người ta hiểu rằng hai bên Việt-Trung sẽ đàm phán riêng về chủ
đề này.
Ông Aquino được báo Tribune
dẫn lời nói với các nhà báo ở Manila rằng thảo luận về chủ
quyền ở quần đảo Trường Sa cần được thực hiện "với các quốc
gia liên quan tranh chấp".
"Quan
điểm của chúng tôi là một giải pháp đa phương là tối ưu nhất
vì tranh chấp mà không giải quyết toàn diện thì không thể gọi
là giải quyết xong".
Ông
khẳng định Philippines cam kết tuân thủ chủ trương của khối
Asean trong giải quyết vấn đề Biển Đông và kêu gọi các nước
khác đồng thuận tìm giải pháp đa phương vì sau nhiều năm thương
thảo, tới nay đã có một vài biến chuyển tốt theo chiều hướng
này.
Trung Quốc và
Việt Nam đều tỏ ra hài lòng với bản thỏa thuận vừa ký tại
Bắc Kinh, nhưng Philippines nói thỏa thuận này không giải quyết
được những vấn đề cốt lõi.
"Câu
hỏi chính yếu về đường chín đoạn của Trung Quốc, vốn không
phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển vẫn còn
nguyên đó," ông Benigno Aquino nói.
No comments:
Post a Comment