Blog Menam - Sáng Chủ Nhật ngày 2/10/2011, một em an ninh thành phố đã ghé nhà cùng công an phường để trao đổi với tôi một vài thắc mắc.
Vài câu hỏi xung quanh cái áo thun có in hình đường lưỡi bò cách điệu và dòng chữ “SAY NO TO U-LINE!- – SAY YES TO UNCLOS!”
Tôi
có trả lời rõ ràng rằng, áo này không phải của thế lực thù địch nào in,
nó là sản phẩm của báo Sài Gòn Tiếp Thị, được bày bán công khai ở 25
Ngô Thời Nhiệm – Quận 1, và toàn bộ số tiền lãi thu được từ việc bán áo
này sẽ góp phần ủng hộ ngư dân bị Trung Quốc bắt.
Khi mẹ tôi hỏi : “Liệu có phải bây giờ người ta cấm mặc áo này không?”
Thì câu trả lời là: “Không có, không ai cấm mặc áo này”.
Chuyện
tưởng chừng như quên lãng, thì hôm qua, một người bạn của tôi ở Sài
Gòn, sau khi bị câu lưu vì “sử dụng xe không chuyển quyền sở hữu”, cũng
hân hạnh được hỏi về cái áo này.
Những
người làm việc với em “tử tế” đến nỗi mua một cái áo khác để gạ đổi cái
áo No-U mà em đang mặc trên người, sau khi giải thích “không nên mặc
cái áo này ở thời điểm nhạy cảm”.
Tôi nghe kể lại mà lặng người, giận run và phẫn uất.
Năm
2009, khi tôi in áo có dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” –
“Stop bauxite – NO CHINA”, người ta cũng đã giải thích rằng tôi vi phạm
những quy định về quảng cáo, in ấn, rằng tôi không nắm đủ thông tin về
“chủ trương lớn và đúng đắn của đảng” nên các thế lực thù địch khác lợi
dụng….
Hai năm sau thì sao?
Khai
thác bauxite không tuân thủ các quy định an toàn của môi trường, từng
con đường bị cày xới, tiến trình thi công hồ chứa bùn đỏ chậm chạp, công
nhân Trung Quốc tràn ngập Việt Nam mà không quản lý được…
Cũng
hai năm sau, vào tháng 8 năm 2011 trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 4
tp HCM, chính Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại tuyên bố: “Chúng ta
không có chủ trương cho Trung Quốc vào khai thác bauxite…”
Những người bắt tôi ngày đó bây giờ nghĩ gì?
Hai năm sau thì sao?
Tàu
thăm dò dầu khí của Việt Nam bị cắt cáp, ngư dân Quảng Ngãi bị xua đuổi
khi tránh bão ở Hoàng Sa, thương nhân Trung Quốc tràn sang tận cảng cá
Vĩnh Lương thu mua cá…
Chiếc áo No-U với thông điệp “Nói không với đường lưỡi bò – Hưởng ứng Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS)” thì có gì là sai trái?
Phải
chăng nói KHÔNG với hành vi ngang nhiên “cắm cột mốc” trên biển Đông
mang hình lưỡi bò và tận sát bờ biển, lãnh hải của tổ tiên là một hành
động sai trái????
Thời điểm nhạy cảm
là thời điểm nào, nếu không phải là lúc biển đảo bị xâm chiếm, người dân
phải bỏ mạng, bị thiệt hại trên chính ngư trường quê hương mình??
Một
cá nhân như tôi và vài người bạn nữa đứng ra in áo với hy vọng ngày
càng có thêm nhiều người thao thức cùng quê hương mình liệu đã sai với
toàn dân tộc???
Hay một tờ báo như Sài Gòn Tiếp Thị liệu đã sai khi tìm ra cách ủng hộ đồng bào mình không theo định hướng???
Không!
Dứt khoát chúng tôi không sai vì lòng yêu nước chân chính xuất phát tự mỗi con tim của chúng tôi tuyệt đối không sai.
Có
rất nhiều cách để yêu nước – nhưng không có một quốc gia nào bóp chết
tình cảm dành cho quê hương mình từ trong suy nghĩ của những người trẻ
như đất nước mà tôi đang sống. Điều quan trọng mà có nhiều người không
muốn nhận ra đó là: tình yêu đối với đất nước là một thứ tình cảm tự
nhiên và thiêng liêng – nó không thể được định hướng và yêu theo “kiểu”.
Nếu áo No-U hôm nay được xem là vật “nhạy cảm”, thì có lẽ đường lưỡi bò là khái niệm mà chúng ta phải tập quen dần??
Nếu
áo No-U là một vật “nhạy cảm” ảnh hưởng đến “chủ trương lớn và đúng đắn
của đảng” thì đây là một sự việc nghiêm trọng cần phải có một thông
báo, nghị quyết chính thức từ nhà nước. Nguyên tắc của một nước văn minh
là người dân có thể làm bất kỳ chuyện gì mà không có luật cấm. Mọi hành
động cấm đoán, sách nhiễu tùy tiện là một hành động xem thường và đứng
trên luật pháp.
Phải chăng, từ những
chuyện cấm cản vô lý thế nàybộ luật mới sẽ quy định một loại tội danh
mới: TỘI YÊU NƯỚC KHÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG?”
No comments:
Post a Comment