Ngô Nhân Dụng - Muốn biết một quốc gia mạnh yếu ra sao thì chúng ta có thể xem họ đang sợ những cái gì. Nếu một chính quyền sợ những thứ rất nhỏ, thì không thể coi là họ mạnh được.
Ở trong nước, một chữ Hoa Nhài
mà Bắc Kinh cũng sợ, kiểm duyệt không cho các mạng web nhắc đến! Kiểm
duyệt khi viết những tên Tây Tạng, Uighur. Họ bắt giam họa sĩ Ngải Vị
Vị, dọa truy tố tội trốn thuế, y như tội nhà báo tự do Ðiếu Cày bị gán
ghép, bị dư luận che cười lại thả. Ðã kết án nhà văn Lưu Hiểu Ba rồi, họ
vẫn mở những chiến dịch rầm rộ bôi nhọ một người đang ở trong tù, sách
nhiễu đến cả vợ con không cho yên.
Tại sao họ phải sợ những cá nhân
đó? Bởi vì họ biết chính họ rất yếu khi đối diện với những lý tưởng,
những ý kiến mà Hiến Chương Linh Tám nêu ra: Dân Chủ, Tự do, Bình đẳng
trước pháp luật, Hạn chế quyền hành nhà nước, Chống tham nhũng bất công.
Những lý tưởng đó đang nung nấu âm ỷ trong lòng người Trung Hoa. Nhiều
người Tàu đang theo dõi các cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Ai Cập, ở Syria,
hàng trăm triệu người, không biết lúc nào họ nổi lên yêu cầu dân chủ.
Các lãnh tụ Trung Nam Hải đang ngồi trên một thùng thuốc súng. Không
biết một biến cố nho nhỏ bất ngờ nào sẽ bật ngòi cho nó phát nổ. Khi sợ
hãi, người ta quay ra đánh lung tung. Vì nhìn đâu cũng thấy những “thế
lực thù địch”.
Trên mặt ngoại giao, Trung Quốc
cũng đang chống phá lung tung. Trong mấy tuần nay Bắc Kinh lên tiếng cực
lực đả kích Ấn Ðộ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
Bắc Kinh đã ồn ào phản đối việc
công ty Ấn Ðộ ONGC Videsh định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khuôn
(block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Trước
đây, những công ty Chevron, Petronas-Carigali, British Petroleum, Santos
đã rút lui ngay sau khi bị dọa. Bây giờ, Ấn Ðộ đã dứt khoát bác bỏ, nói
rằng việc cộng tác tìm dầu với Việt Nam làm theo đúng luật lệ quốc tế.
Chevron và BP có những vụ làm ăn ở bên Tàu cho nên không dám đụng; khiến
mấy anh ở Bắc Kinh tưởng dọa ai cũng được. Bây giờ đụng với ONGC Videsh
mới được một bài học. Tháng trước Bắc Kinh đã cho chiến hạm đuổi chiếc
tàu INS Airavat trong khi mới rời hải cảng Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Ấn Ðộ
đã chính thức phản đối, lên tiếng bảo vệ quyền lưu thông trên biển Ðông
của nước ta.
Chỉ có thế thôi. Nhưng đảng Cộng
Sản Trung Quốc đã cho các báo, đài đăng những bài chỉ trích Ấn Ðộ đang
tranh giành ảnh hưởng với họ ở Việt Nam và vùng Ðông Nam Á. Ðồng thời,
họ công kích Việt Nam và Phi Luật Tân cùng chống nước Tàu, như bản tin
trên nhật báo Người Việt ngày hôm qua mới đăng... Không những thế Bắc
Kinh còn lôi kéo cả Mỹ, Nhật Bản vào. Lại nhìn đâu cũng thấy những “thế
lực thù địch”.
Một nhà phân tích chính trị
Trung Quốc đã diễn tả đúng tâm trạng các đồng chí lãnh đạo Trung Nam
Hải. Chỉ riêng một vụ đi tìm dầu lửa, ông Mã Gia Lệ (Ma Jiali) được hãng
thông tấn IANS (Indo-Asian News Service) phỏng vấn đã nói rằng ông cảm
thấy Ấn Ðộ đang muốn phát triển “những quan hệ chiến lược với Việt Nam
để đương đầu với Trung Quốc”. Bộ ông ta nghĩ Việt Nam là một nước chư
hầu hay sao mà chỉ được giữ những quan hệ “đồng chí, anh em, chiến lược,
toàn diện” với nước Tàu mà thôi? Mã Gia Lệ nói: Chính phủ Mỹ muốn ngăn
chặn Trung Quốc. Nếu Ấn Ðộ cũng theo con đường đó, sẽ không tốt. Nhiều
nước đang muốn liên minh chống Trung Quốc. “Ðối thoại tay ba” đang được
mở giữa Nhật Bản, Ấn Ðộ và Mỹ có vẻ “phần nào nhắm vào Trung Quốc”.
Chúng tôi không muốn thấy một liên minh như vậy. Ðúng là tình trạng một
người tâm thần bất ổn, nhìn đâu cũng thấy người khác đang âm mưu hại
mình. Hoặc một ông “Con Trời” nghĩ rằng cả thiên hạ phải quy phục mình!
Cựu Ngoại Trưởng Nhật Bản Yuriko
Koike mới viết trên Nhật báo Japan Times vào Tháng Sáu năm nay, nói
rằng người ta không cần phải ngăn ngừa Trung Quốc, như chiến lược đối
phó với Nga Xô mà Mỹ đã theo trong thời Chiến Tranh Lạnh. Chi phí quân
sự của Trung Quốc không mạnh hơn Nhật Bản, Ấn Ðộ hay Nga. Một nửa số 1
tỷ 300 triệu người Trung Hoa còn sống trong cảnh nghèo, Trung Quốc cần
bảo vệ quan hệ kinh tế với các nước khác. Bà Yuriko Koike (Tiểu Trì Bách
Hợp Tử) nói thái độ hung hăng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nước Á
Châu phải tìm cách liên minh, với hậu thuẫn của Mỹ, thay vì bị rơi vào
một hệ thống do Trung Quốc đứng đầu. Nhật Bản cần coi việc liên kết với
các quốc gia tự do dân chủ trong vùng, như Ấn Ðộ, Nam Hàn, Indonesia là
ưu tiên số một.
Trong thực tế, các nước Á Ðông
và Ðông Nam Á phát triển phồn thịnh được trong ba thập niên cuối thế kỷ
20 là nhờ có sự hiện diện của quân lực Mỹ trong vùng này, tạo ra một
tình trạng cân bằng, ổn định. Hiện nay Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi
Luật Tân, Ấn Ðộ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Tân Tây Lan, Việt Nam,
và ngay cả Mông Cổ đều muốn giữ thế cân bằng ổn định đó. Ðúng như bà
Koike nói, không ai coi việc ngăn chặn Trung Quốc là một việc cần thiết,
nhưng không ai muốn bị Trung Quốc áp lực. Một quốc gia nhỏ như
Singapore cũng ký hiệp ước tự do mậu dịch và hợp tác quân sự với Mỹ. Số
hải cảng trong vùng sẵn sàng cho phép tàu chiến Mỹ ghé bến đã nhiều hơn,
các cuộc thao diễn hải quân chung với Mỹ cũng gia tăng.
Nguyên nhân chính cũng vì Bắc
Kinh đã bỏ không theo lời căn dặn chiến lược của Ðặng Tiểu Bình, là hãy
lo phát triển kinh tế, còn về ngoại giao phải “Thao quang Dưỡng hối”
(Tao Guang Yang Hui): Che bớt cái hay cái giỏi của mình; cúi xuống, chớ
cái ngoi đầu lên. Mua một cái hàng không mẫu hạm cũ về, nói sửa chữa để
làm tàu giải trí, sòng bài, rồi bỗng làm lễ hạ thủy, cho dân chúng kéo
tới xem như xem hội, hoan nghênh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của
nước mình. Một hàng không mẫu hạm mà không có những tàu chiến đi theo
bảo vệ, không có một đội tàu tiếp liệu, chưa bao giờ thao diễn như một
hạm đội, nếu đụng trận chỉ làm mục tiêu cho máy bay địch oanh kích, như
vậy mà diễu võ dương oai để làm gì? Chỉ có thể giải thích là họ cần kích
thích tự ái dân tộc của một tỷ dân, để đám dân này quên cảnh tham
nhũng, bất công xã hội, và không được tự do. Chính nỗi sợ ngọn núi lửa
sẵn sàng bùng nổ ở bên trong khiến cho giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh
hung hăng đối với bên ngoài.
Nhưng khi tỏ ra lo sợ về những đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài, họ càng cho thấy là họ đang sợ, vì bản thân còn yếu quá.
Vụ công ty Ấn Ðộ ONGC Videsh
không sợ dọa nạt cứ tiếp tục tìm dầu đã kích thích nỗi sợ hãi của Bắc
Kinh. Lần đầu tiên, miếng võ đe dọa của họ mất hiệu lực. Tại sao các
công ty Chevron nhượng bộ ngay mà Videsh không sợ? Chắc vì quyền lợi của
Chevron ở Trung Quốc lớn quá, họ không muốn gây chuyện làm hỏng việc
làm ăn. Chính phủ Mỹ cũng hùa theo, tuyên bố chính sách không can dự vào
những hòn đảo trong vùng biển đang tranh chấp. Còn Videsh chắc không có
quyền lợi nào đáng kể mà lo bị mất. Vì thế chính phủ Ấn Ðộ mới làm
cứng. Và Bắc Kinh hoảng sợ. Cuối Tháng Mười này sẽ có cuộc họp (lần thứ
15) giữa hai nước để bàn về các tranh chấp biên giới; không biết Bắc
Kinh sẽ nhượng bộ gì để đổi lại Ấn Ðộ ngưng tìm dầu trong vùng biển Việt
Nam hay không? Một lần nữa, trong việc ngoại giao không có nước nào là
bạn, cũng không coi ai là kẻ thù. Tất cả hoàn toàn đặt trên quyền lợi
quốc gia. Mai mốt, nếu công ty Videsh thành công, bắt đầu khai thác dầu ở
ngoài khơi Việt Nam, các công ty quốc tế khác sẽ cứ theo tiền lệ đó mà
làm! Ở Na Uy, Mexico, Venezuella, thiếu gì những công ty dầu khí không
bị ràng buộc quyền lợi với Trung Quốc; ngăn cản họ làm sao được?
Nhưng nguyên nhân gây ra nỗi sợ
của Bắc Kinh trong vụ công ty Videsh bướng bỉnh không phải vì họ lo sẽ
có chiến tranh với Ấn Ðộ. Mặc dù Ấn Ðộ mới đồng ý bán cả hỏa tiễn cho
Việt Nam, chọc tức Bắc Kinh hơn nữa. Hai nước đã đánh nhau nhiều lần về
chuyện biên giới, bao nhiêu năm nay rồi. Không bên nào chịu thỏa hiệp ký
một “hiệp ước cưa đôi” nhanh chóng như chính quyền Việt Nam. Hai nước
cùng đang coi phát triển kinh tế là ưu tiên số một. Trung Quốc cần giữ
một bộ mặt hòa bình để còn đi làm ăn nơi khác! Vả lại trong thế giới này
khó xảy ra chiến tranh lắm. Thế nào cả thế giới chung quanh cũng nhảy
vào can gián để khỏi bị cháy thành vạ lây.
Nỗi sợ của Trung Quốc chính là
vì lo thế giới sẽ nhảy vào can gián. Muốn can gián Ấn Ðộ và Trung Quốc
trong vụ tìm dầu này, mọi người sẽ phải đặt câu hỏi quần đảo Hoàng Sa
thực ra thuộc nước nào? Khi đó, Trung Quốc biết họ sẽ đuối lý. Cuộc tấn
công cướp Hoàng Sa năm 1974 mới xảy ra hơn một phần tư thế kỷ. Tại sao
anh phải đem súng tới giết người ta để chiếm những đảo này? Có những
chiến sĩ Hải quân Việt Nam còn sống sẽ ra làm chứng họ bị bắn, họ bị bắt
rồi được trả như tù binh ra sao. Cuối cùng, một vụ tranh chấp chủ quyền
sẽ được đề nghị đưa cho một hội đồng hòa giải hay một phiên tòa quốc tế
phân xử. Khi đó, các chứng cớ rằng Việt Nam là chủ nhân của quần đảo
Hoàng Sa hiển nhiên quá, Bắc Kinh không thể nào cãi lại được!
Trong lúc này Trung Quốc đang có
nhiều mối lo ngoại giao, không mong bị thêm rắc rối. Chính phủ Obama
vẫn cứ bán thêm máy bay cho Ðài Loan, mặc dù Bắc Kinh phản đối. Thượng
Viện Mỹ đang làm một dự luật “trừng phạt kinh tế” Trung Quốc với tội cố ý
giữ đồng tiền nước họ thấp quá so với Mỹ kim để có lợi bán hàng sang Mỹ
rẻ. Năm tới dân Mỹ sắp bỏ phiếu, cả Quốc Hội lẫn ông tổng thống đều
muốn tỏ ra cứng rắn để mong kiếm lá phiếu của dân! Ðúng lúc đó thì công
ty Videsh và chính quyền Ấn Ðộ lại gây thêm chuyện, không chịu làm “láng
giềng hữu nghị, hảo hảo hảo hảo (4 chữ Tốt)! Ðó là một mối lo khiến
Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) mới gặp Ngoại Trưởng Phạm
Bình Minh bên cạnh phiên họp ở Liên Hiệp Quốc để rủ nhau hợp ca bài 16
chữ vàng! Trước khi đi New York chắc ông Ðới Bỉnh Quốc đã căn dặn: Nếu
năn nỉ Ấn Ðộ không được, thử bảo Việt Nam xem nó có chịu nghe hay không?
No comments:
Post a Comment